Hôm nay,  

Tạ từ

24/07/201908:16:00(Xem: 4996)

Hồ Thanh Nhã

 

                       Tạ từ

 

Con đường Westminster

Chút mưa về rét mướt

Đố em tìm cho được

Vì sao lạc ngày xưa ?

 

Con đường như ngắn lại

Cho cuộc tình dài thêm

Lời ca nào đắm đuối

Tiếng thì thầm trong đêm

 

Hãy nhìn trong mắt anh

Ngọn lửa nào đang cháy

Bàn tay nào đang nối

Từng sợi chỉ mong manh ?

 

Cốc cà phê cho anh

Ly rau má cho em

Lỡ sau mình xa cách

Cay đắng nào của riêng ?

 

Hát lần nữa đi em

Cho lòng anh được ấm

Vị cà phê còn đắng

Bờ môi nào lãng quên ?

 

Anh là chim mỏi cánh

Xin một lần trú đêm

Giọt mưa nào lấp lánh

Rớt trên bờ tóc em

 

Ánh đèn xe đi qua

Mưa giăng mờ cửa kính

Cuộc tình ngỡ bay xa

Vẫn đọng nhiều thiết tha

 

Bàn tay trong bàn tay

Lời tạ từ ngại nói

Một thoáng nhìn bối rối

Một thoáng nhìn đắng cay

 

Xin hãy giữ về nhau

Những gì tha thiết nhất

Đừng bao giờ để mất

Cho bước đời mai sau

 

Lòng em và lòng anh

Trôi bập bềnh sóng nhạc

Lời ca buồn man mác

Lời tạ từ ái khanh…

 

                          Hồ Thanh Nhã 

 

 

 

        Thành phố Westminster – Nam California –Thủ dô của người Việt tị nan 

 

Hai thành phố : Westminster và Garden Grove hình thành ra khu Little Saigon ở Nam California .Theo bản điều tra dân số năm 2000 thì dân số 2 thành phố nầy là 125,000 người .

Trước kia thì thành phố Westminster và các thành phố gần đó là những vùng đất trồng cam nên có tên là Orange County . Từ năm 1975 sau khi Sài gòn thất thủ thì người Việt tụ tập về đây càng ngày càng đông . Đầu tiên là đợt người Việt di tản năm 1975 , kế đó là các đợt người Việt đến từ các chương trình định cư của chánh phủ Mỹ vào những năm sau đó như chượng trình H.O. , chương trình con lai , chương trình đoàn tụ gia đình . Vì khí hậu ấm áp nên số người Việt đến sinh sống càng ngày càng đông , hình thành các khu gia cư , buôn bán ..Những cơ sở thương mại đầu tiên là phở Hòa và chợ Đà Lạt gần góc đường First và Fairview thuộc thành phố Santa Ana . Sau đó các khu thương mại mới của người Việt lui dần về phía Tây , cũng trên tuyến đường First nhưng có tên là Bolsa Ave . Nhiều chục năm sau  người Việt mới đến , mua lại các cơ sở thương mại của người địa phương và lập các khu thương mại phảng phất hình bóng Việt Nam .Địa bàn người Việt càng ngày càng lan rộng qua các thành phố lân cận như Stanton , Fountain Valley , Anaheim …

Năm 1986 một ủy ban người Việt được thành lập và chánh thức họp với hội đồng thành phố Westminster ,đôi bên cùng  công nhận danh xưng Little Saigon và được Thống đốc Tiểu bang lúc đó là ông George Deukmejian cùng với Viện Lập pháp California chấp thuận . Nha lộ vận ( DMV) theo quyết nghị đó mà dựng 13 bản tên Little Saigon , chỉ lối cho xe rẻ vào từ 2 xa lộ 22 và 405 .

Ngày 17 tháng 6 năm 1986 Thị trưỡng Westminster là ông Chuck Smith làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon , trước Thương xá Phước Lộc Thọ , dưới sự chủ tọa của Thống đốc Tiểu bang California và đông đảo người Việt tham dự buổi lễ . Little Saigon tại Quận Cam là một vùng rộng lớn với nhiều khu thương xá của người Việt , người Đại Hàn và người Hoa . Các cơ sở buôn bán của các sắc dân khác cũng có lẻ tẻ . Ngoài các khu thương mại còn có hàng chục siêu thị và vô số các nhà hàng , tiệm ăn bán thức ăn Việt Nam đủ cả 3 miền Nam-Trung-Bắc thứ gì trong nước có thì ở đây đều có , vừa ngon vừa rẻ . Ngoài ra còn có các cơ sở tôn giáo như nhà thờ , chùa , thánh thất ..phục vụ cho nhu cầu tâm linh của dân sở tại . Còn có các dịch vụ y tế , luật pháp tập trung không ít các bác sĩ , nha sĩ , luật sư phục vụ cho đồng hương . Dân chúng ở đây bước ra đường đều nói tiếng Việt , khỏi cần dùng tiếng Anh như các tiểu bang khác .

Little Sagon mà đặc biệt là thành phố Westminster , thường được xem là Trung tâm của ngành truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại . Hầu hết các chương trình ca nhạc hải ngoại đều được phát hành tại đây . Trong đó có các Trung tâm lớn như Paris By Night , trung tâm Vân Sơn , trung tâm Asia …Vì thế đa số các ca sĩ , nhạc sĩ đều cư ngụ tại đây hoặc các thành phố lân cận .

Có 2 đài phát thanh lớn là Little Saigon Radio và Radio Bolsa phát sóng hàng ngày . Và cũng có nhiều đài Truyền hình phát hình suốt ngày bằng tiếng Việt  . Ngoài ra còn có hàng chục tờ báo tiếng Việt xuất bản hàng ngày , hàng tuần hoặc hàng tháng tại đây . Có 3 nhật báo lớn hàng ngày là Việt Báo , Viễn Đông và Người Việt . Con đường Westminster là con đường lớn và dài nhất của thành phố cùng tên Westminster , kéo dài đến thành phố Santa Ana về hướng East và giáp thành phố Long Beach về hướng West :

                         Con đường Westminster

                         Chút mưa về rét mướt

                         Đố em tìm cho được

                         Vì sao lạc ngày xưa?

 

                                Hồ Thanh Nhã .

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
Tôi vừa mới nghe ông Trần Văn Chánh phàn nàn: “Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình…”
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông. Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaida đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Thứ Bảy, ngày 11/09/2021, nước Mỹ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố thảm khốc nhắm vào tòa tháp đôi World Trade Center ở New York, bộ Quốc Phòng Mỹ ở gần Washington và ở Shanksville tại Pennsylvania. Gần 3.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương. Hai mươi năm đã trôi qua, vẫn còn hơn 1.000 người chết đã không thể nhận dạng. Chấn thương tinh thần vẫn còn đó. Mối họa khủng bố vẫn đeo dai dẳng. Lễ tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố gây chấn động thế giới diễn ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan sau đúng 20 năm tham chiến ? Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình. Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.