Hôm nay,  

Tại sao Đàm Phán trong Thương Chiến Mỹ-Trung Đi vào Bế Tắc?

18/07/201919:07:00(Xem: 3886)

Các cuộc hội đàm lớn nhỏ, bí mật hay công khai, thượng đỉnh hay bên lề, giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng diễn ra từ năm 2018 qua năm 2019, quan trọng nhất là giữa hai kỳ họp G-20 cuối năm 2018 tại Argentina, và vừa qua G-20 họp lần nữa tại Nhật Bản, đã đi vào bế tắc. Theo các kinh tế gia và phân tích gia Nhật Bản thuộc tập đoàn ngân hàng Nomura, đều bi quan và cho rằng các thương thuyết này đã đi vào bế tắc, dù là thương chiến (trade war) vẫn còn tiếp diễn giữa hai cường quốc đứng đầu về kinh tế trên thế giới là Mỹ và China. Các phân tích gia Nomura còn tiên đoán rằng vào cuối năm nay, vì Trung Cộng không chịu ký vào thỏa thuận mà họ đã hứa hẹn với Mỹ để giải quyết nạn thâm thủng mậu dịch cho Mỹ và những vấn đề liên hệ, nên Tổng Thống Donald Trump sẽ ra chiêu lần thứ hai với mức thuế 25% đánh vào $300 tỷ hàng còn lại của Trung Cộng. 

Chiêu thứ nhất của Tổng Thống Trump đánh thuế 25% trên $200 tỷ hàng từ Hoa Lục nhập vào Hoa Ký đã tác động đến nền kinh tế Trung Cộng. Tháng 5- 2019 mức sản xuất của Trung Cộng vẫn bình thường và trên đà tăng trưởng, nhưng qua tháng 6 đã bị chựng lại. Xin mở ngoặc ở đây: Tổng Thống Trump phải đánh thêm thuế vào hàng của China vì Mỹ đã bị thâm thủng nặng trong mậu dịch, thí dụ như: Tháng 5 bị thâm thủng $26.2 tỷ, tháng 6 lên đến hơn 29.2 tỷ. Theo các kinh tế gia Nomura, đứng đầu là ông Lu Ting, trong cuộc họp báo tại Hồng Kong vừa qua, vì bị bầm dập qua cuộc thương chiến với Mỹ (China’s economy, already bruised from the trade war), mức tăng trưởng của GDP Trung Cộng đang trên đà xuống dốc, và điều tồi tệ nhất vẫn chưa xẩy ra (the worst is yet to come). Mức tăng trưởng này trong tam cá nguyệt đầu năm là 6.4%, tam cá nguyệt hai còn 6.1%, và dự đoán sẽ còn giảm nhiều trong 6 tháng cuối năm, và có thể chỉ còn 5.8% qua năm 2020. Tuy nhiên, ông Lu Ting nói China chưa đi vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, nhưng không gian thoải mái cho họ đang nhỏ dần lại. Cũng vì bị gậm nhấm dần bởi cuộc chiến thương mại, nhiều công ty ngoại quốc tại Hoa Lục đang bị hoang mang và phải tính toán việc dời sản xuất của họ qua các nước khác để tránh thuế trong cuộc chiến này. Đầu tư vào sản xuất, nhất là từ những khu vực tư nhân, là một đóng góp chính yếu vào phát triển kinh tế cho China. Từ tháng Giêng đến tháng 5, mức tăng trưởng của các đầu tư ổn định vào khu vực sản xuất đã chỉ còn 2.7%  so với 9.1% cùng kỳ năm ngoái. 

Cuộc họp giữa Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản vừa qua không đem lại kết quả là bế tắc lần thứ nhì sau bế tắc vào tháng 5. Về phía Trung Cộng không đưa ra lời giải thích nào rõ rệt, thái độ của họ là dứt khoát không ký vào thỏa thuận (mà theo phía Hoa Kỳ Trung Cộng đã hứa), và đưa ra các điều khoản khác hẳn với những điều họ đã thuận. Các điều khoản mới này là những gì vẫn chưa được tiết lộ. Phía Mỹ, Tổng Thống Trump cho biết lập trường của ông cũng dứt khoát không ký (vào các điều khoản mới đưa ra của Trung Cộng) nếu không phải là thỏa thuận tốt đẹp (a fair deal or no deal at all). TT Trump cũng tuyên bố rằng Trung Cộng không thể lật lọng với ông được và ông không chấp nhận thái độ ấy (they can’t do that to me).  Sự lật lọng vào giờ chót của Trung Cộng ngay sau hội nghị G-20 tại Osaka làm chúng ta nhớ lại hành động tương tự của Chủ Tịch Kim Jong-un Bắc Hàn trong phiên họp thượng đỉnh tại Hà Nội tháng 2 vừa qua đã làm cho Tổng Thống Trump tức giận bỏ cuộc họp ra về. 



Chiến lược của Trung Cộng hiện nay là tìm kế hoãn binh vì họ hy vọng rằng qua cuộc bầu cử tổng thống sắp đến tại Hoa Kỳ, nếu có một tổng thống mới Dân Chủ lên thì họ sẽ rất dễ dàng thương lượng có lợi cho China. Ngoài ra, chủ tịch họ Tập cũng chờ đợi xem các áp lực từ trong và ngoài nước lên Tổng Thống Trump có thể làm cho ông lui bước và nhượng bộ? Trung Cộng cũng đang tìm mọi cách để làm giảm uy thế của Tổng Thống Trump bởi thế họ không có gì phải vội vã ký kết thỏa thuận bây giờ, hoàn toàn bất lợi cho China. Nếu ký kết, China phải tuân thủ theo, phài làm ăn chân chính, không ăn cắp tài sản trí tuệ của thế giới, nhất là của Hoa Kỳ, v.v..., những điều khoản sẽ đưa họ trở về thời nghèo nàn, lạc hậu, còn đang phát triển. Từ đó tất cả các nguồn lợi khổng lồ trong việc cạnh tranh bất chính của China sẽ tụt giảm và China sẽ không thể thực hiện được mộng bá vương của nước Tầu - giấc mơ “made in China” năm 2025 và giấc mộng bá chủ thế giới năm 2049 về kinh tế vượt qua Hoa Kỳ, kế hoạch “một vành đai - một con đường” cũng sẽ tan vỡ. Chính Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng đang phải đối dầu với những áp lực từ trong Hoa Lục. Nếu chịu đặt bút ký, nước Tầu sẽ như con tầu tuột dốc và ước mơ China number one sẽ như bọt biển. Nếu không chịu ký, Tổng Thống Trump có thể sẽ tiếp tục đánh thuế 25% vào số $300 tỳ hàng còn lại, và chiêu thứ ba sau $300 tỳ đó chưa biết là chiêu thức gì nữa ở một vị tổng thống Hoa Kỳ được xem là ra chiêu bất ngờ và khó ước đoán nhất.

Vì thế, chiến thuật khôn khéo nhất bây giờ là tránh né và thụ động trong chiến lược hoãn binh và chờ thời cơ đến sẽ quật ngược lại, lúc đó bất chiến tự nhiên thành. Chủ tịch Tập Cận Bình như con thú đang rình mồi, chờ cho con mãnh thú bị đồng loại làm cho kiệt sức và thất thế. Miền Nam VNCH đã từng bị rơi vào tình trạng đau thương như vậy. Trung Cộng đã mua chuộc được lòng tin vào mậu dịch của Mỹ lúc đó năm 1972, để cuối cùng Tổng Thống Nixon và viên cố vấn Do Thái Kissinger đã bầy mưu tình kế để bỏ rơi đồng minh VNCH – và Bắc Việt đã bất chiến tự nhiên thành. Tổng Thống Trump đang bị nhiều áp lực nặng nề, nhiều âm mưu muốn đàn hạch ông (impeachment) từ đảng Dân Chủ để đưa ông ra khỏi Tòa Bạch Ốc, từ những giới nông dân đang bị vỡ nợ vì đòn của Trung Cộng không mua nông sản của họ, v.v..., nhưng ông vẫn đứng vững dưới khẩu hiện tranh cử của ông: “America First”, và “Make America Great Again”. Muốn như thế thì phải đẩy lui China, vì chính China đã và đang làm cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế trong thời gian qua (Tin Tổng Hợp)./.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.