Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2

7/14/201914:25:00(View: 4902)
Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2
  
Đoàn Hưng Quốc

 

  

Khoảng cách giàu nghèo hiện tăng vọt không chỉ ở Mỹ mà còn tệ hại hơn nhiều tại các nước bao gồm Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam v.v… nhưng bài này chỉ viết về Hoa Kỳ. Khi nói đến chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ ngày nay không thể giải thích bằng chủ nghĩa Mác của giai cấp chủ nhân bóc lột thợ thuyền,  mà chính yếu bắt nguồn từ cấu trúc xã hội không thay đổi kịp theo đà phát triển của hai trào lưu toàn cầu hóa và điện toán hóa.

                                                                                 

Tài sản của 0.1% những người giàu nhất nước Mỹ hiện bằng 90% dân chúng dưới cùng gộp lại [1]. Khoảng cách thu nhập giữa thiểu số giàu và  đa số còn lại cách xa nhất kể từ năm 1928, tức là trước cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 [2]. Điều này khiến quần chúng phẫn nộ dẫn đến cao trào dân túy của Tổng Thống Donald Trump thuộc cánh hữu, cùng sự bộc phát của khuynh hướng xã hội bên cánh tả mà tiêu biểu là ứng cứ viên Tổng Thống Bernie Sanders. Tình trạng nói trên làm rạn nứt xã hội và thách thức đến chính nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ. Bài viết này phân tích những nguyên nhân khiến chênh lệch giàu nghèo nhảy vọt như vậy, mà nhìn chung là đến từ toàn cầu hóa, điện toán hóa và cấu trúc xã hội.

 

  1. Lý do thứ nhất khi xã hội thông tin toàn cầu ngày nay tạo cơ hội cho hiện tượng “winner takes all” tức là phần thưởng dành trọn vẹn cho kẻ thắng cuộc. Chẳng hạn đại đa số mọi người đều dùng Google, Facebook, Amazon nên những công ty này bỏ rất xa các đối thủ cạnh tranh còn lại. Mức thu nhập của một danh ca hạng nhất như Lady Gaga hay Taylor Swift triệu lần nhiều hơn hàng ngàn ban nhạc kém nổi tiếng khác. Lương bổng của một CEO trung bình cao gấp 361 lần công nhân viên [3]. Dù không ai bóc lột ai nhưng lợi tức xã hội tập trung vào một thiểu số rất ít thành phần ưu tú (elites) mà bỏ rơi rất xa đa số còn lại.

 

  1. Vào giữa thế kỷ 20 một hãng chế tạo xe hơi như GM thuê hàng trăm ngàn công nhân thợ thuyền với mức lương đủ để sống trong giới trung lưu cho dù không có trình độ đại học. Ngày nay những công ty như Google và Facebook không cần đến lao động chân tay (blue collar) trong khi Amazon và Walmart mướn hàng trăm ngàn nhân viên nơi các trạm trung chuyển nhưng chỉ với đồng lương tối thiểu (minimum wage). Như vậy xã hội khi điện toán hóa ưu đãi thành phần chuyên viên học thức mà bỏ rơi những người không có tay nghề cao.

 

  1. Công nhân của GM, Ford trước đây khi về già sống thoải mái nhờ vào lương hưu trí (pension). Ngày nay chế độ pension gần như chấm dứt, hàng chục triệu người Mỹ với mức lương thấp không đóng đủ vào các quỹ hưu trí cá nhân (401K hay IRA) nên không có tiền để nghĩ hưu hoặc phải dựa vào trợ cấp xã hội.

 

  1. Khoảng cách giàu nghèo một phần do lương bổng nhưng phần lớn nhờ vào đầu tư tích lũy đất đai, địa ốc và chứng khoán [4][5]. Thí dụ mức lương ở Texas và Cali không cách xa nhau, nhưng nếu mua nhà thì sau 30 năm ở Cali sẽ hơn Texas rất nhiều. Những ai đầu tư tích lũy địa ốc và chứng khoáng ngày càng giàu hơn trong lúc số còn lại thụt lùi hay dậm chân tại chổ. Trong vòng 40 năm nay mức lương trung bình của người dân Mỹ không tăng nếu tính sau lạm phát [6] trong khi giá trị cổ phiếu và nhà đất tăng vọt, nhất là ở các trung tâm thương mại vùng Cali, New YorkWashington DC. Khoảng 20% dân Mỹ sống ở ven hai bờ biển Đông Bắc và Tây Hoa Kỳ nhưng gặt hái gần hết những thành quả kinh tế mà bỏ rơi số đông ở các tiểu bang còn lại.

 

  1. Lương bổng nhiều ít tùy thuộc vào năng xuất lao động của từng cá nhân trong khi tài sản đất đai, địa ốc và chứng khoán tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo thành chế độ giai cấp vốn là hiểm họa cho nền dân chủ và tính lưu động (mobility) trong xã hội tư bản, ngày nào “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

  1. Phân tích tiếp về vấn đề hương hỏa ngày xưa các điền chủ có hàng chục đứa con nên khi chết ruộng đất bị cắt manh múng nhỏ dần cho từng gia đình nên là một hình thức giảm bớt giàu nghèo. Trái lại giờ đây những gia đình giàu có và trung lưu ở các thành phố lớn thường chỉ có 1 hay 2 người con nên gia tài nếu tích lũy sau vài thế hệ sẽ tăng lũy tiến, tạo ra hố sâu với mọi thành phần còn lại.

 

  1. Trường học giỏi và công ăn việc làm tốt tập trung vào các trung tâm thương mại như Cali, Boston, New York, Washington DC. Giá sinh hoạt tại những khu vực thị tứ này vô cùng đắt đỏ nên người dân ở những tiểu bang khác sẽ không đủ tiền để dọn về tìm cơ hội mới. Cho nên con cái những gia đình ở miền Tây và Đông Bắc Hoa Kỳ có nhiều triển vọng thăng tiến (cho dù cuộc sống chật vật) trong khi mọi người dân còn lại không có hy vọng tiến thân.

 

  1. Tiền và quyền lực đi đôi với nhau. Amazon là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ chẳng những luồn lách để không trả thuế mà lại còn được hưỡng ưu đãi nhà nước (tax incentives) mỗi khi muốn khuếch trương sang một khu vực nào. Người Mỹ gọi đây là corporate welfare.

 

  1. Giới tư bản có corporate welfare còn nhà nghèo hưởng social welfare (trợ cấp xã hội). Cả hai đều không đóng thuế nên chỉ có thành phần trung lưu đóng thuế nuôi cả hai đầu nên rốt cuộc ngày càng…nghèo. Người Mỹ là giới trung lưu bị rút ruột (hollowing the middle class) trong khi giai cấp trung lưu chính là nền tảng của xã hội dân sự và dân chủ.

 

  1. Trong 20 năm nay nhà đất và chứng khoáng tăng vọt chủ yếu là nhờ Ngân Hàng Trung Ương cho hạ lãi suất để khuếch trương tín dụng (loose monetary policy). Chính sách này lợi nhiều cho những người có nhiều tài sản trong khi không giúp nhà nghèo thoát khỏi cảnh túng quẫn.

 

 

Nói chung trừ vài nước nhỏ ít dân như Thụy Sĩ hay Singapore nơi mà đa số có bằng đại học, những quốc gia còn lại đều chia ra một thành phần chuyên môn trong khi đa số còn lại không cần bằng đại học. Thách thức tại Mỹ và Âu Châu là xã hội điện toán hóa ưu đãi giới chuyên gia trí tuệ trong khi toàn cầu hóa mang công việc sản xuất sang những quốc gia có mức lương thấp. Kết quả là thành quả xã hội đổ dồn vào thành phần ưu tú mà bỏ rơi giai cấp công nhân thợ thuyền.

 

***

 

[1] Warren: Top 0.1% own about as much as the bottom 90% - Politifact 01/31/2019
[2]  U.S. income inequality, on rise for decades, is now highest since 1928 – Pew Research 12/05/2013

[3] CEO Pay Skyrockets To 361 Times That Of The Average Worker – Forbes 05/22/2018

[4] Compare Wealth Components across Groups – Federal Reserve

[5] Các quỹ hưu trí (401K, IRA) cũng là một hình thức đầu tư chứng khoán

[6] For most U.S. workers, real wages have barely budged in decades – Pew Research Center 08/07/2019



 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.