Hôm nay,  

Nghi Thức Tụng Kinh

30/06/201900:00:00(Xem: 4954)
LGT: Mark Unno là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo  Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].

Bao lâu mà Phật Giáo có mặt, thì việc tụng kinh là một trong những hành trì cốt lõi. Nguyên khởi, cả việc đọc thuộc lòng và tụng niệm được dùng như các phương cách để giúp ghi nhớ giáo pháp, cũng như để tỏ bày thệ nguyện. Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.

Trong vài trường phái, như Thiền và Nguyên Thủy, tĩnh lặng, ngồi thiền được xem là sự hành trì chính yếu nhất, với việc tụng kinh được xem như là sự chuẩn bị cho việc hành thiền. Trong các trường phái khác, như Tịnh Độ, việc tụng kinh là sự hành trì chính. Trong nhiều trường phái của Phật Giáo Đại Thừa, việc tụng kinh được xem như đến từ mức độ sâu nhất của thực tại, thực tính của ngã, là tánh không, nhất thể, hay nguồn cội vô tướng của Phật thân, pháp thân. Việc tụng kinh do vậy không đến từ những chúng sinh si mê như chúng ta với tâm thức nhị nguyên của ý thức về bản ngã, nhưng đến từ chư Phật và chư bồ tát trong vũ trụ như Đại Tỳ Lô Giá Na hay Quán Tự Tại, là những biểu hiện vi diệu của nhất thể vũ trụ và Phật tánh.

Việc tụng kinh không phải là năng động hay thụ động – nó là cảm ứng. Chúng ta tụng như thế chúng ta có thể nhận được năng lực vũ trụ tự nhiên của vô ngã, tánh không, và nhất thể. Như thế là người thọ nhận, hành giả tụng kinh là người nhận năng lực tỉnh thức -- họ là con thuyền tiếp nhận trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Khái niệm này có mặt trong nhiều bài kinh, như những bài kinh mà chúng ta tự mình ủy thác cho năng lực của chư Phật mười phương, như Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin quy y Đức Phật Thích Ca, con xin quy y Kinh Pháp Hoa, con quy y đức Phật A Di Đà.”

Việc tụng kinh bao hàm vấn đề lớn của nỗ lực tỉnh thức đối với ngưởi mới bắt đầu là người cố gắng thuộc lòng kinh, học tụng giọng và nhịp điệu đúng, và --  nếu tụng kinh trong một nhóm – thì phải hòa điệu với những người khác. Nhưng khi chúng ta đã đi sâu vào hành trì, thì ngày càng có ít cố gắng tỉnh thức hơn và ý nghĩa lớn hơn của việc hãy hòa nhập trong dòng tụng kinh. Điều này thường được đi cùng bởi sự thay đổi trong trung tâm thể chất của việc tụng kinh, khi chúng ta cảm nhận nó thay đổi từ cổ họng tới trái tim tới sâu vào bụng và, cuối cùng, vào Phật tánh, dòng chảy sâu của nhất thể của thực tại.

Dù việc tụng kinh của Phật Giáo có thể có nhịp điệu, nói chung, nó đơn điệu hơn, khi những hành trì chiêm nghiệm của Phật Giáo dựa vào sự bình thản và thư thả. Điều này thường trái ngược với các truyền thống tôn giáo khác -- chẳng hạn, trong Thiên Chúa Giáo, nhiều ca hát hơn tụng niệm, và ngay cả các bài thánh ca do Giáo Hoàng Gregory khai sáng thì nhiều nhịp điệu hơn nhiều so với việc tụng kinh của Phật Giáo. Những nhịp điệu và những bài ca của Thiên Chúa Giáo là phương tiện để chuyên chở cảm giác về sự siêu việt vào thiên đường hay sự thăng hoa tâm linh trong việc hiến dâng cho đấng thiêng liêng. Ngược lại, việc tụng kinh của Phật Giáo chuyên chở sự tỉnh thức sâu xa về niết bàn hay nhất thể vũ trụ. Nhưng ngay dù trong Phật Giáo việc nhấn mạnh là về sự bình thản, thư thả, và dòng tĩnh lặng, cũng có sự hỷ lạc sâu xa khởi lên từ việc cảm nhận sự giải thoát khỏi trói buộc của cố chấp và đau khổ và của lòng đại từ bi thi thiết trong mối tương quan tương duyên với tất cả chúng sinh.


Nếu qúy vị tụng kinh cùng với tập thể đại chúng, ngay lúc đó quý vị sẽ thấy rằng tiếng tụng kinh của mình dễ dàng hòa nhập với tiếng tụng kinh của những người khác. Tuy nhiên, trong sự hòa nhập với những người khác, chúng ta không xóa đi tính riêng biệt của minh. Đúng hơn, tính riêng biệt của chúng ta tăng thêm âm thanh của tụng kinh của tập thể và, đồng thanh tụng niệm thì to lớn hơn tổng hợp các thành phần. Mỗi tiếng tụng kinh của chúng ta chuyên chở dấu ấn của tính cá biệt và những kinh nghiệm của chúng ta. Vô ngã hay tính không không thể tách rời khỏi những biểu hiện đa dạng của sắc.

Bởi vì sự hiện hữu của chúng ta là vô thường, và mỗi khoảnh khắc là quý báu, chúng ta nên hiến dâng trọn vẹn sự hiện hữu của chúng ta cho mỗi cơ hội để tụng kinh và cho mỗi và mọi âm vận. Khi chúng ta hóa thân hoàn toàn và chánh niệm trong việc tụng kinh, thì nhiều tâm thức trở thành nhất tâm, và nhất tâm giải thoát vào vô tâm, tính không, và dòng vĩ đại của nhất thể của thực tại. Cuối cùng, dù chúng ta vào trong nhóm hay đơn độc một mình bằng thể xác, mỗi khi chúng ta tụng kinh, thì tất cả chúng sinh -- mọi nơi, quá khứ, hiện tại, và tương lai – hòa nhịp, hòa tan, và trở thành một với chúng ta trong cuộc hành trình vĩ đại của từ bi vô biên giới.

Sửa Soạn Chỗ Tụng Kinh

Chọn một bài kinh như Bát Nhã Tâm Kinh, có thể bằng ngôn ngữ Châu Á hay bản dịch tiếng Anh. Qúy vị có thể tìm một bản ghi âm trên mạng để xem nó nghe như thế nào trong bất kỳ truyền thống cụ thể nào. Hãy tìm hay tạo ra một không gian tĩnh lặng với một bàn thờ có tượng, bức hình, hay cuộn giấy hình. Đốt hương, và nếu có sẵn, thì đặt một cái chuông tụng kinh kế bên chiếc đệm hay tọa cụ ngồi thiền, để đối diện với bàn thờ.

Chuẩn Bị Thân-Tâm

Chủ yếu, chuẩn bị thân-tâm với một lát ngồi thiền im lặng. Vái xuống để kết thúc việc ngồi thiền, và cầm cuốn kinh bằng hai tay. Nó có thể giúp ích để có bài kinh trên chiếc kệ cứng nếu quý vị không có cuốn kinh. Nâng bài kinh lên cao khỏi đầu của quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Bắt đầu tụng kinh bằng cách đánh chuông, thư giãn theo tiếng chuông.

Hãy Mở Kinh Ra

Năng lực của việc tụng kinh khởi sinh từ sâu thẳm bên trong, khi quý vị buông bỏ ham muốn kiểm soát thực tại của tâm thức nhị nguyên. Vì vậy, hãy để cho bài kinh mở ra. Tập trung nhiều hơn vào âm thanh liên tục của việc tụng kinh hơn là ý nghĩa của từ ngữ. Luôn luôn, khi quý vị đi sâu vào việc tụng kinh và thâm nhập vào dòng nhất thể vượt qua chữ nghĩa, thì ý nghĩa sẽ trở thành rõ ràng một cách tự nhiên. Để kết thúc, nâng chiếc kệ để bài kinh, cuốn kinh, hay tờ giấy lên cao khỏi đầu quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Đánh chuông và vái lần nữa.

Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh của tác gia Mark Unno tại địa chỉ trang mạng của Lion’s Road sau đây:

https://www.lionsroar.com/how-to-practice-chanting

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Hai năm đã trôi qua kể từ cuộc bạo loạn ở Washington ngày 6 tháng 1, 2021, Donald Trump ngày càng cô đơn, ngày càng bị cô lập - giống như vở kịch King Lear của Shakespeare trong lâu đài của ông ở Florida. Sự giống nhau giữa họ gây ấn tượng với bất kỳ ai đọc bức chân dung dài về lễ Giáng sinh của cựu tổng thống trên Tạp chí New York. Đúng là Donald Trump chưa mất trí hoàn toàn, giống như Lear. Nhưng những điểm tương tự giữa họ không thể không nhìn ra: hai người đàn ông lớn tuổi, trước đây được bao bọc trong quyền lực, giờ không thể hiểu nỗi họ không còn là mặt trời xoay quanh các sự kiện thế giới.
Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật. Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh
Việt Nam bước vào năm 2023 với những tín hiệu xấu về chính trị, dẫn đầu bằng cuộc cách chức hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam...
Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, khép lại một trang sử thù nghịch kéo dài nhiều thập niên trên chiến trường và chính trường ngoại giao. Cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã có không lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, nhưng Hà Nội để mất cơ hội bắt tay với Washington vào những năm cuối thập niên 1970...
Tù Tây cũng bị hành cho tới bến, chứ đừng có mà tưởng bở nhá. Xin trích dẫn một câu, chỉ một câu thôi, trong Hồi Ký Hoả Lò của Thuợng Nghị Sĩ John McCain: "Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa:“Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng.” Tây/Ta gì thì cũng chết bà với chúng ông ráo trọi!
Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ
Từ năm 1999, từ lúc lên nắm quyền cai trị nước Nga cho đến nay, Putin đã đưa quốc gia này vào bốn cuộc chiến tranh. Sau Chechnya, Georgia, Syria, nay là Ukraine. Trước Ukraine, các cuộc chiến kia chỉ là những cuộc chiến nhỏ, đối thủ yếu, không có sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài, và Putin chiến thắng dễ dàng. Khi xua đại quân sang xâm lăng Ukraine vào hôm 24/2/2022, Putin cũng tin tưởng là chỉ trong vài tuần, hoặc nhiều lắm là ba bốn tháng, Kyiv sẽ đầu hàng vô điều kiện. Nhưng sự thật ngày nay, trên chiến trường cũng như mặt trận chính trị, kinh tế, cho thấy Putin đang thua và thua đậm.
Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thuở ấu thơ: Mưa hoàng hôn/ Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn/ Mưa ngày nay/ Như lệ khóc đất quê hương tù đày…
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.