Hôm nay,  

Khi Ta Sống Với Bụi Trần

6/2/201906:50:00(View: 4512)
Khi Ta Sống Với Bụi Trần
 
Đào Văn Bình

Khi ta sống với bụi trần,
Thì  mọi chuyện trên đời chúng ta phải biết.
Giá nhà, giá vàng, giá săng, giá đất,
Giá ngoại tệ, tình hình thị trường chứng khoán.
Mỹ có cấm vận, tăng thuế hàng nhập cảng?
Rồi ta vui buồn, lo lắng.
Và có khi mất ngủ, mất ăn.
 
Khi ta sống với bụi trần,
Hai đảng choảng nhau ta phải biết.
Vì đất nước sẽ hỗn loạn, biểu tình, đốt phá.
Như Venezuela.
Kẻ chống, người bênh, phân chia ranh giới.
Coi chừng kẻo lại vạ lây.
 
Khi ta sống với bụi trần,
Cô công chúa nước Anh đau bụng, hoàng tử Bỉ nhức đầu ta phải biết.
Để tán dóc với bạn bè,
Để tỏ ta đây là người hiểu biết.
 
Khi ta sống với bụi trần,
Cô người mẫu mà chúng ta tôn làm thần tượng.
Hôm nay mặc áo gì?
Cô thích ăn phở, bún riêu, chơi bài, dạo phố?
Có gầy có béo thêm không?
Có thêm người tình bằng tuổi con mình hay đại gia tuổi gìa khú đế?
Tất cả những thứ đó đều là món ăn tinh thần,
Là tri thức của đời ta.
 
Khi ta sống mà nhuốm bụi trần,
Cô ca sĩ có giọng ca thế nào chúng ta đều biết.
Rồi ái mộ, rồi chuyển lên các diễn đàn cho người người thưởng thức.
Nếu ai chê, coi chừng bể mặt.
 
Khi ta sống với bụi trần.
Chuyện đánh ghen, yêu đương bá láp.
Cũng trở thành chuyện lớn của ta.
Bàn luận, khen chê rồi bênh rồi chống.
Rồi lên án, rồi nổi điên.
Như thể chính mình đang đánh ghen, chém giết.
 
Nếu ta sống với bụi trần,
Khi Michael Jackson chết.
Vì dùng thuốc an thần quá độ,
Vì buồn nán chán đời.
Ta khóc than thảm thiết.
Còn hơn cả cha mình.
Và có khi tự tử chết theo,
Vì đời chẳng còn ai thần tượng.
 
Khi ta sống với bụi trần,
Chuyện gì cũng trở thành quan trọng.
Dù là chuyện “bá láp, ruồi bu.”
Rồi tranh luận, hận thù, rồi đâm, rồi chém.
Rồi tán gia bại sản, vào tù.
 
Khi ta sống mà vướng mắc bận bụi trần.
Chuyện đúng-sai của đời như cơm bữa.
Nếu ta không biết dằn lòng, kiềm chế.
Rồi nhảy ra bênh chống hung hăng.
Rồi kéo phe, rồi chửi bới lung tung.
Lợi chẳng thấy mà gây thù chuốc oán.
 
Khi ta sống mà vướng mắc bụi trần,
Chuyện xảy ra ở nơi xa lắc.
Như trời Tây, Ba Tư, Venezuela, A Phú Hãn,
Ta đều muốn biết.
Rồi sôi lên, căm thù, đòi giết.
Như kẻ thù của chính chúng ta.
 
Khi ta sống mà vướng mắc bụi trần.
Ta lo âu về tình hình thế giới.
Nhưng ta chỉ là hạt cát của Sông Hằng.
Là con giun, cái kiến.
Lo lắng chỉ bạc đầu,
Cả nước Mỹ lo chưa xong làm sao ta lo được?
 
Khi ta sống với bụi trần.
Thì thế giới này đầy biến động.
Khi ta sống mà chẳng vướng bụi trần.
Thì thế giới này yên tĩnh.
Nó vẫn thế và ngàn đời vẫn thế.
 
Khi ta sống mà vướng mắc bụi trần.
Lời khen làm chúng ta khoan khoái.
Lời chê làm chúng ta tức giận.
Khi ta sống mà chẳng vướng mắc bụi trần.
Lời khen tiếng chê giống như gió thoảng.
Có khen Phật, Phật vẫn thế.
Có chê Phật, Phật vẫn Như Như.
Kẻ đại trí chẳng bao giờ sống với khen-chê.
Mà đường ta, ta cứ đi.
 
Khi ta sống mà chẳng vướng mắc bụi trần.
Ta trở về với chính ta.
Không cần vay mượn giá trị của tha nhân.
Và không bị đời cuốn đi như hoa trôi, bèo giạt.
 
Khi ta sống mà chẳng vướng mắc bụi trần.
Thì chồng ta là vua, vợ ta là hoàng hậu.
Con cái ta là công nương, hoàng tử.
Đó là tài sản quý báu của gia đình.
Chẳng phải nhìn qua nước Anh ước mơ, thèm khát.
 
Khi ta sống mà chẳng vướng mắc bụi trần.
Có khi phải giả ngơ giả điếc.
Nhưng đó là cái biết của tấm gương.
Sáng soi mà không khởi niệm.
Bởi vì,
“Hoặc thị hoặc phi nhân mạc thức.”(*)
 
Bạn ơi,
Kẻ thứ dân khen ngợi sự sang cả của nhà vua.
Dù tán thán cả đời vẫn chỉ là dân giả.
Vậy hãy trở về với “nhà giàu tự tánh”.
Như một thiền sư nói thế.
Để thấy tất cả những gì đẹp nhất.
Đều có trong con người mình.
Bạn ơi,
Khi sống mà chẳng nhuốm bụi trần.
Ta không lo trời xập.
Ta không bị dông bão của đời cuốn hút.
Ta ung dung tự tại.
Trong biển khổ mà ta vui.
Trong thăng trầm mà ta an tĩnh.
Trong trói buộc mà ta nhẹ nhàng.
Đó chính là hạnh phúc.
Thế nhưng muốn sống mà chẳng nhuốm bụi trần.
Thì cũng phải theo lời khuyên của ngài Thần Tú:
“Thời thời cần phất thức.”
Qua thiền định, làm lành và tụng kinh niệm Phật.
Sẽ giúp chúng ta,
“Vật sử nhạ trần ai.”
 
Đào Văn Bình
(California ngày 1/6/2019)
(*) Làm sao biết đời này là đúng-sai?  (Hương Hải Thiền Sư)



 
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.