Hôm nay,  

Nguyễn Đình Toàn: Từ Chữ Nghĩa Tới Âm Nhạc

4/9/201902:15:00(View: 10560)
NGUYEN DINH TOAN_nguyen dinh toan
Nguyễn Đình Toàn


Nguyễn Đình Toàn: Từ Chữ Nghĩa Tới Âm Nhạc
 
Phan Tấn Hải

 

Chữ nghĩa của Nguyễn Đình Toàn là một phần rất lớn trong thời đi học của tôi. Cũng như sương buổi sớm, không mấy ai thấy rõ, nhưng sương vẫn bay phả khắp trời – chữ của Nguyễn Đình Toàn là như thế trong trí nhớ tôi thời còn mang sách tới trường. Bàng bạc, nhưng làm ướt tóc, ướt vai.

 

Trong cái nhìn thời mới lớn của tôi, Nguyễn Đình Toàn là hiện thân của Hà Nội, là những gì rất mực tinh tế, nhạy cảm. Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, bạn trong xóm toàn Nam Kỳ rặt, bước ra đầu hẻm là một tiệm hớt tóc lúc nào cũng có bàn cờ tướng cho mấy bác trong xóm tụ họp khề khà, hễ đi xe đạp ngang qua tiệm thường là nghe từ la-dô (máy radio) để nơi một kệ trong tiệm vang lên mấy câu ca từ những tuồng cải lương, thí dụ “ngày mai đám cưới người ta, vì sao sơn nữ Phà Ca lại buồn”… Thế cho nên, khi vào trung học Chu Văn An là một chân trời khác hẳn, hầu hết là Bắc Kỳ -- chữ này gọi không đúng, nhưng là để đối lại hình ảnh trên, vì cậu học trò trong tôi lúc đó đồng nhất tất cả nơi đây là Hà Nội. Vâng, trung học Chu Văn An là hiện thân Hà Nội, nơi nhà thơ Vũ Hoàng Chương dạy văn, nơi thầy Nguyễn Đình Quỹ dạy toán. Cũng là Hà Nội dưới mắt tôi, kể cả khi tôi học Pháp văn từ thầy Nguyễn Đăng Thường, một người Nam Kỳ thuần.  Nghĩa là, Hà Nội là một phẩm chất của văn hóa khó tìm. Và rồi, cùng bạn hữu la cà các tiệm cà phê, tôi gặp một Hà Nội được hiện thân qua Nguyễn Đình Toàn.

 

Dòng chữ đầu tiên trong “Áo Mơ Phai” của Nguyễn Đình Toàn là: Hà Nội 1954.

 

Rồi chấm xuống hàng.

 

Câu kế tiếp là nói về hơi lạnh mùa thu, rồi câu kế tiếp là nói về sương mù Hồ Gươm. Tới đoạn thứ tư là hình ảnh Tháp Rùa như lún sâu xuống  đáy hồ. Đó là những chữ rất mực đơn giản, viết rất lặng lẽ, không có chữ Hán Việt uyên bác nào, nhưng chở theo trong đó là khói sương Hà Nội.

 

Sau này, trong những cơ duyên được gặp nhà văn Nguyễn Đình Toàn tại Quận Cam, tôi nhận ra chữ đúng là người: lặng lẽ và đơn giản, đồng thời là sâu sắc và thơ mộng.

 

Tôi không nhớ chính xác được nghe thơ Nguyễn Đình Toàn qua nhạc Vũ Thành An là lúc nào. Có lẽ, từ một cơ duyên nghe nơi sân Chùa Xá Lợi, lúc đó là khi học thi Tú Tài 2. Người bạn thân, tên Cung Nhật Thành, vào một buổi chiều, mang theo cây đàn guitar, hát nhiều bài trong đó có hai ca khúc “Em Đến Thăm Anh Đêm 30” và “Tình Khúc Thứ Nhất” – nói là thơ Nguyễn Đình Toàn, nhạc Vũ Thành An.

 

Nhiều thập niên sau, nhìn trên một vài mạng, tôi thấy ghi tác giả là Nguyễn Đình Toàn và Vũ Thành An, có vẻ như sáng tác chung. Thế nào thì không biết, và sau này tôi cũng không hỏi trực tiếp khi gặp nhà văn họ Nguyễn (lúc đó, tôi tự nhủ: có ai lại đi hỏi xem sương buổi sáng từ đâu tới?), nhưng chữ nghĩa đúng là phong cách Nguyễn Đình Toàn, không thể nào của bất kỳ ai khác.

 

Tên bạn không phải ca sĩ  chuyên nghiệp, giọng cũng khá, nhưng cảm xúc của tôi khi nghe buổi chiều đó thật khó quên. Cả hai ca khúc đều lãng đãng sương mù Hà Nội.

 

Lúc đó, Nguyễn Đình Toàn nổi tiếng nhất là qua chương trình Nhạc Chủ Đề. Giọng Hà Nội của ông nói trên đài  phát thanh là tuyệt vời, nhưng tôi không có thì giờ theo dõi, vì tuổi trẻ thời trước 1975 chỉ lo học cũng đủ hết ngày giờ. Chỉ nhớ nhất là thỉnh thoảng nghe, nhận thấy lời giới thiệu rất mực thơ mộng, không phải nhà thơ sẽ không có những lời như thế.

 

Cũng nhớ nhất về chương trình Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn là cách ngưng giữa một số chữ, khi đọc những chữ khởi đầu  chương trình: “Đây -- là chương trình - Nhạc Chủ Đề…”

 

Trong trí nhớ thời mới lớn của tôi là như thế. Sau này tôi nghiệm ra cũng có nhiều bạn y hệt như mình: một thời ký ức thời mới lớn là không gian Nguyễn Đình Toàn, mơ hồ như sương khói nhưng không nhầm lẫn được. Kể cả các bạn nữ, như cô Hà ở Úc châu, hay như nhà văn Lưu Na ở Hoa Kỳ. Nguyễn Đình Toàn với tôi là một tượng đài Hà Nội, lung linh như sương khói, đẹp lặng lẽ -- cả trong ký ức và cả tới bây giờ.

 

Sau này, nhà văn Nguyễn Đình Toàn sáng tác nhạc, in CD. Chỗ này xin nói rõ, tôi là một người không uyên bác về nhạc, cho nên dựa vào cảm xúc là chính, không biết gì để nói về những phức tạp như hợp âm hay giai điệu.

 

Chữ của Nguyễn Đình Toàn đơn giản, nhưng sang trọng, hình ảnh nhiều chất thơ. Nhiều khi nghe qua câu nhạc, chúng ta không nhớ chính xác từng chữ, nhưng hình ảnh trong chữ dễ dàng in sâu trong trí nhớ chúng ta, vì trong các chữ rất mực đời thường của ông là một chất thơ rất mực nồng nàn với cuộc đời và với con người.

 

Như trong ca khúc “Riêng tôi nhớ người,” Nguyễn Đình Toàn viết:

 

Ôi son trên môi còn in dấu người

 

Và tóc như dao chia tình đôi

 

Đêm hay gương soi nỗi buồn xa ấy

 

Yêu người đã bỏ đời vui…

 

Chỗ này cũng nên ghi thêm: chính tả của tôi có thể sai, vì có khi nghe không chính xác giữa các chữ có phụ âm như d và gi...

 

Dù vậy, một trong những ca khúc của Nguyễn Đình Toàn tôi nghe hoài vẫn thấy hay là bản “Căn nhà xưa” – nơi đây là những chữ đơn giản nhưng các hình ảnh rất buồn khắc sâu vào lòng, dòng nhạc dịu dàng y hệt như điệu ru  ca dao:

 

Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải

 

Nơi những sớm mai nằm nghe nắng rộn trên mái

 

Ở đó có những lũ sên bò quanh

 

Những vết nứt rêu tường xanh

 

Có giếng nước soi trời trong…

 

Đó cũng chính là một quê hương đầy nước mắt của tôi, nơi hơn nửa đời người tôi vẫn chưa về thăm. Nơi đây, nơi miền Nam California này,  Nguyễn Đình Toàn bây giờ đã trở thành khung trời Sài Gòn trong ký ức tôi.

 

Làm thế nào âm nhạc Nguyễn Đình Toàn đã có sức mạnh như thế? Đó là một ẩn mật của cõi này, và tôi sẽ không bao giờ có thể hiểu được.

 

Nguyễn Đình Toàn: một nhà văn lặng lẽ, sống giữa một Quận Cam ồn ào vô cùng tận, nhưng vẫn thu hẹp về một thế giới riêng. Nơi đó lẽ ra không phải là không gian của Nguyễn Đình Toàn, một người bay bổng trong chữ nghĩa và âm thanh, cao thật cao và xa thật xa – cách biệt những chung cư  và đường phố thị trấn Westminster.

 

Nguyễn Đình Toàn trong tôi là một khung trời Hà Nội, nơi tôi chưa từng tới, và rồi cũng là một ký ức Sài Gòn, nơi nuôi dưỡng từng tế bào và máu thịt tôi. Tôi đã từng thầm lặng mang ơn ông, nhưng chưa bao giờ nói lên, vì sợ là chữ mình nói lên sẽ có gì như bất toàn. Bây giờ, tôi viết những dòng này để bày tỏ lòng biết ơn chữ nghĩa và âm nhạc của ông: một tầng trời thơ mộng cao thật cao, nhưng đã trở thành một phần hơi thở của tôi.

.

Dưới đây là sơ lược tiểu sử nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, dựa theo Wikipedia.

 

Sinh ngày 6 tháng 9/1936, tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm thuộc tỉnh Gia Lâm) và di cư vào Nam năm 1954.

 

Còn có bút hiệu là Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.

 

Có nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

 

Thực hiện chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm.

 

Sau năm 1975, ông bị chính quyền Cộng sản bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California.

 

Một số bản nhạc của ông được nhiều người biết đến, trong đó có "Em Đến Thăm Anh Đêm 30” và "Tình khúc thứ nhất" do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành 2 đĩa nhạc với nhiều sáng tác mới của ông.

 

GHI CHÚ:

 

Nếu bạn đang cư ngụ ở Nam California, xin mời tham dự ĐÊM NHẠC NGUYỄN ĐÌNH TOÀN: MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH. Vào Thứ Bảy 13/4/2019 từ 7:00 PM đến 10:00 PM do CLB Văn-Nghệ Viện Việt-Học tổ chức, tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt. Mọi bảo-trợ, đóng góp, giữ chỗ trước xin liên lạc Viện Việt Học:  (714) 270-8110. Liên-lạc: (714) 775-2050 // Email: [email protected]

 

  

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Nguyễn Sinh Huy, Tri huyện Bình Khê, thân phụ của Hồ Chí Minh, bị ngưng chức vì tội sát nhân. Ngày 19/5, ông bị tống giam. Qua tháng 8/1910, ông được ân xá và chỉ bị cách chức. Lý do là ông luận tội một nghi phạm và đã đánh chết nghi phạm trong nhà giam vì bản tánh hung ác và đang cơn say rượu...
Ông Zelensky đã để mất Bakhmut, một thành phố chiến lược. Theo cựu sĩ quan Mỹ, số thương vong của Ukraine tại đây là khoảng 50,000 người. Còn lực lượng đánh thuê Wagner của Nga tổn thất khoảng 20,000 người. Ngay sau đó, Ukraine tuyên bố cuộc phản công chiếm lại tất cả lãnh thổ đã bắt đầu...
Thật khó mà biết sự thật của tình hình kinh tế Việt Nam ra sao trước tình trạng ông nói gà, bà nói vịt, nếu bạn là một nhà đâu tư. Đối với ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì tình hình chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và đầy hy vọng.
Nếu chả may mà sự việc có xẩy ra bi thảm như vậy chăng nữa thì cái chết của ông cũng khiến cho đám thường dân đỡ phần tủi hổ. Chúng tôi cảm thấy vô cùng yên ủi khi biết rằng dù quê hương rơi vào hoàn cảnh bi đát đến thế nào chăng nữa thì đất nước này vẫn còn có những vị nhân sĩ đáng kính, hết lòng vì dân tộc, chứ không chỉ thuần là một lũ trí thức trùm chăn hay một đám cơ hội ăn theo...
✱The White House: Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với CHND Trung Hoa về các vấn đề gây quan ngại xuyên quốc gia - cả hai bên đều nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp ở cấp lãnh đạo như một phương tiện để ổn định mối quan hệ và quản lý cạnh tranh. ✱Global Times: Cuộc họp tại Vienna kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ với việc hai bên đã có những trao đổi "thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng" về các chủ đề lớn, trong đó có quan hệ song phương. ✱TT Biden: Chúng tôi sẽ gặp nhau - chúng tôi đang tìm cách làm giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc.
Tôi có dịp được đi nhiều nơi, được gặp gỡ nhiều người, và cũng được nghe lắm lời bình phẩm (không được tử tế hay tế nhị gì cho lắm) về quê hương và đất nước của mình. Tuy thế, tôi chưa bao giờ bị một “vố” nặng như Trần Đĩnh cả.
Các thủ thư giờ đây có thể phải đối mặt với nhiều năm tù giam và hàng chục nghìn đô tiền phạt vì cung cấp sách được cho là khiêu dâm, tục tĩu hoặc “có hại” cho trẻ em theo luật mới của tiểu bang cho phép truy tố hình sự đối với nhân viên trường học và thư viện. Theo phân tích của Washington Post, ít nhất bảy tiểu bang đã thông qua luật như vậy trong hai năm qua, sáu trong số đó được thông qua trong hai tháng qua — mặc dù các thống đốc của Idaho và North Dakota đã phủ quyết luật này. Một chục tiểu bang khác đã xem xét hơn 20 dự luật tương tự trong năm nay, một nửa trong số đó có khả năng sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2024, tạp chí này nhận định.
Với thời gian, mọi ước vọng đều trở nên những niềm hoài vọng xa xăm trong khi cái mảnh đất quê hương khốn khổ (và bao người ở lại) thì vẫn ngóng trông… mỏi cổ!
Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông...
Trong thế kỷ qua, ở Việt Nam bỗng từ đâu xuất hiện một con người mà mặt thật được che giấu kỹ dưới nhiều lớp dày mỏng khác nhau, nhiều cách khác nhau. Từ đời sống bản thân, tên họ, tuổi tác. Đều bằng dối trá và bưng bít. Do bản chất của con người gian ác. Điều này, dĩ nhiên là một hiện tượng quái lạ đã khêu gợi sự tò mò của một số người nên đã làm tốn khá nhiều công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa phơi bày được đầy đủ sự thật. Thật rùng rợn! Con người đó có tên là Hồ Chí Minh. Mà cái tên Hồ Chí Minh cũng do ông chôm của người khác, Cụ Hồ Học Lãm. Và cả cái tên Việt Minh của Cụ Lãm nữa!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.