Hôm nay,  

Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

08/03/201900:00:00(Xem: 3406)
Nguyên Giác

 

Có nên xây chùa lớn? Hay chỉ nên xây chùa nhỏ? Những câu hỏi như thế đang được thảo luận. Bài viết này không có ý thảo luận (và tranh luận), duy chỉ muốn nêu lên vài khía cạnh bên lề -- những hình ảnh rời rạc về các ngôi chùa trong ký ức, và chép lại lời Đức Phật dạy trong Kinh SA 805.

Thực ra, chuyện xây chùa lớn vượt ngoài tầm nhìn của một người đứng từ thật xa như tôi. Đó là cuộc thảo luận của các chuyên gia nhiều lĩnh vực. Thí dụ, các nhà kinh doanh về du lịch. Hiển nhiên là,  một ngôi chùa khổng lồ, hay một vòng cung du lịch tâm linh nhiều chùa sẽ tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn người. Các thành phố ven biển như Nha Trang, Vũng Tàu… không cần làm gì cũng thu hút du khách tới. Nhưng các làng xã nơi góc núi vắng, người dân có thể đang mong đợi các ngôi chùa lớn có thể tạo ra việc làm cho nhiều người, kể cả anh chạy xe ôm, chị bán nước mía… Không cần bao nhiêu kỹ năng, nhưng là việc làm suốt đời; đó là hy hữu trong thời robot. Nhưng cũng cần ý kiến từ các chuyên gia kế toán (và kiểm toán) xem xét, vì tiền chùa, từ nhận vào tới chi ra đều nên tránh tham nhũng đục khoét, vì đất là của chính phủ (hình như nhiều chùa không thuộc sở hữu của GHPGVN?). Đó là chưa kể tới nên nghe ý kiến các chuyên gia xã hội học, xem tác dụng xây chùa lớn đối với các thị trấn quanh chùa (thí dụ, nếu bên cạnh chùa lớn lại có casino như có bản tin từng nêu ra, thì hỏng; nếu thêm nhiều khóa thiền tập, nhiều lớp về Phật pháp thì tốt).

Trước tiên, tôi nghĩ rằng nên xây nhiều chùa. Dĩ nhiên, nên trong phạm vi hợp lý của hoàn cảnh kinh tế và xã hội địa phương. Lý do đơn giản: thời thơ ấu nếu không quen nhìn thấy mái chùa (dù là các chùa nhỏ, không phải những kiến trúc có thể gây kinh ngạc các nhà mỹ thuật), nếu không thỉnh thoảng nghe tiếng kinh kệ (dù lúc đó không hiểu gì)… thì không chắc gì tôi đã có say mê với Phật pháp như hiện nay.

Gia đình tôi thời đó sống trong xóm Chuồng Bò, nơi đường Nguyễn Thông nối dài. Vào thời kỳ hơn sáu thập niên về trước, nơi đó kể như hoàn toàn  là miệt quê. Trong ký ức tôi về thời thơ ấu là các ao rau muống, các rặng tre xanh hai bên đường. Rạng sáng là nghe tiếng xe thổ mộ, vó ngựa gập ghềnh. Có một thời tôi bị bệnh ghẻ, thuốc nào uống cũng không hết. Má tôi đưa ra  một bác sĩ ở đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần nơi về sau có rạp hát Thanh Vân, chích thuốc mấy lần cũng không hết. Thế là ghẻ hành, ngứa quá, đêm ngủ khóc hoài thôi. Má tôi bắt hai dì đi xin đủ thứ lá, hễ nghe nói lá nào trị ghẻ là bắt đi xin liền; cứ mỗi chiều là nấu một nồi khổng lồ, rồi má tắm cho tôi.

Thế rồi, má tôi sốt ruột, đưa thằng nhóc ra ngôi đền thờ Mẫu, nhờ ông thầy pháp hầu đồng nơi đó mặc áo xanh đỏ tím vàng, cầm nhang vẽ lên không trung đủ thứ mà người ta gọi là bùa, rồi buộc dây ngũ sắc vào cổ tôi. Nhưng cả tuần sau, khắp người tôi vẫn còn ghẻ và vẫn ngứa. Không hiểu sao hồi  đó, tôi còn rất nhỏ, có thể là mới 2 hay tối đa là 4 tuổi, nhưng các hình ảnh dị thường đó vẫn in vào ký ức. Thế rồi đột ngột, tự nhiên, tới một ngày là hết ghẻ. Mấy bà dì mới kể công, là nhờ hái lá ổi, nấu nước tắm mới hết ghẻ cho thằng Chít (tên hồi nhỏ, trong nhà). Bác sĩ xịn ở ngoài chợ Hòa Hưng, Chí Hòa cũng thua lá ổi. Thầy pháp cũng thua vậy, tương tự. Nhưng cũng có bà bạn má tôi, nói thế là đền Mẫu linh thiêng đấy nhé.

Thực tế là, ngôi đền Mẫu xa nhà tôi, so với một ngôi chùa lúc đó chỉ cách nhà tôi một khoảng sân cát lớn, đưa chân chỉ sải vài chục bước. Về sau, lòng tôi thắc mắc: tại sao má tôi không đưa thằng nhóc qua chùa nhờ ông sư chữa bệnh. Có thể, má tôi chưa bao giờ thấy thầy chùa chữa bệnh? Mà không lẽ, má tôi bước sang chùa để nhờ, Thầy ơi, xin Thầy tụng kinh cho thằng Chít hết ghẻ? Nếu có chuyện như thế, mấy pho tượng Phật sẽ cười tới sập chùa.

May mắn thời đó, nhiều người đi tới đền Mẫu hát chầu văn hay xiên lình (sợ lắm, ngó là sợ), vẫn là Phật tử đi chùa. Cho nên, hồi nhỏ, tôi không thấy gì dị thường. Và rồi, hình ảnh thời thơ ấu của tôi vẫn là mái chùa không có kiến trúc gì đặc biệt đó, trong khi ký ức thoảng khi cũng là tiếng xe thổ mộ hòa lẫn tiếng chuông mõ… Kể lòng vòng như thế, để thấy rằng tất cả những cậu bé đều cần có ký ức thơ mộng về những ngôi chùa. Đôi khi tôi hình dung rằng, nếu thời thơ ấu của mình không gần ngôi chùa, thì không biết bây giờ ra sao.


Về sau, tới lớp 11 (hồi đó, gọi là lớp Đệ nhị), tôi lại vào Chùa Xá Lợi, ngồi lê lết các góc trong khuôn viên chùa để cắm đầu, cắm cổ vào sách học thi. Hãy hình dung thêm, rằng nếu lúc đó không có Chùa Xá Lợi cho bọn học trò như tôi vào ngồi học thi, có thể tôi sẽ vào Nhà Thờ Kỳ Đồng hay vào Thư Viện Phục Hưng của các linh mục để ngồi học thi.

Kể như thế, để thấy rằng, cần rất nhiều chùa. Bởi vì có nhiều chùa (chưa nói về khái niệm chùa lớn), Phật pháp mới gắn liền với đời sống người dân. Dĩ nhiên, không phải tất cả các vị tăng, các vị ni đều là mô phạm điển hình; nhưng giới hạnh nghiêm túc hay không lại là chuyện  khác, để Giáo hội giải quyết.

Câu hỏi tới đây là, Đức Phật có khuyến khích xây nhiều chùa hay không?

Thời kỳ đầu, khi các sư chưa vững vàng, Đức Phật luôn luôn bảo các sư hãy tới góc rừng, ven núi mà ngồi; thời kỳ sau, Đức Phật khuyến khích các vị sư đã vững vàng, hãy vào làng, hãy tiếp cận  với người dân (có thể hiểu theo thời này, là hãy xây nhiều chùa).

Trong Tạng A Hàm, Kinh SA 805, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Thích Đức Thắng kể rằng, một nhà sư trong vườn Cấp Cô Độc, được Đức Phật khen ngợi, vì thiền tập đúng như lời Đức Phật dạy, nhưng Đức Phật cũng nói rằng có vị sư khác vi diệu hơn, vì cũng thiền tập như thế, nhưng điểm hơn là "nương vào làng xóm, thành ấp mà ở"... hiểu là, không còn ngồi gần Đức Phật nữa, mà đã hòa lẫn vào xã hội người dân "để xây chùa..." Kinh này trích:

 
"Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông tu tập thế nào An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đối các hành quá khứ con không luyến tiếc, các hành vị lai không sanh ra hoan lạc, đối với các hành hiện tại không sanh ra đắm nhiễm; khéo chân chánh trừ diệt những tưởng về đối ngại bên trong và bên ngoài. Con đã tu tập An-na-ban-na niệm mà Thế Tôn đã giảng dạy như vậy.”

Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông thật sự đã tu An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy, chứ chẳng phải không tu. Song có Tỳ-kheo đối với chỗ tu tập An-na-ban-na niệm của ông lại còn có phần vi diệu hơn, vượt trội hơn. Những gì là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm tu tập? Tỳ-kheo nương vào làng xóm, thành ấp mà ở, như đã nói ở trên… cho đến, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Này Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra, đó gọi là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm mà ông tu tập.”..." (1)

 
Nghĩa là, nhà sư sau khi tu học vững vàng, phải vào thành phố, vào làng, sống dựa vào chúng sinh để làm phước điền, để hoằng pháp. Còn nhà sư ngồi nơi cốc vắng, cho dù tu giỏi cỡ nào, tuy được Đức Phật khen ngợi, vẫn không thể vi diệu như nhà sư bước vào cõi bụi mà mở chùa.

Có nghĩa là, chùa là gạch, cát, xi măng… Nhưng nơi đây nên hiểu lời Đức Phật dạy rằng, khi nhà sư vào thị trấn, vào làng, không có nghĩa là dựng lên bốn bức tường để ngồi, nhưng chỉ có nghĩa là, phải tiếp cận chúng sinh để lập đạo tràng.

Chùa là cái nhìn thấy được. Trong khi đạo tràng là vô hình, khó nhìn thấy, thoắt hiện, thoắt ẩn.

Tại Việt Nam đang có những đạo tràng lớn nhỏ khác nhau, có khi chỉ mươi người, có khi vài ngàn người.

Hãy hình dung về một sân chùa tại Sài Gòn, hay tại Huế, hay tại Hà Nội: lúc 8 giờ sáng, có năm trăm (chúng ta chọn con số 500 cho có không khí Kinh Phật) Phật tử tới ngồi Thiền, tụng kinh, nghe chư tôn đức Tăng Ni thuyết pháp; tới 4 giờ chiều, nhóm 500 Phật tử đó lui về nhà. Sân chùa vắng trở lại. Đạo tràng như thế là lúc hiện ra, lúc biến mất. Tuy không thấy được như ngôi chùa xi măng, nhưng chính đạo tràng mới xây dựng con người, mới là sức mạnh của dân tộc.

Nếu có chùa, mà không có đạo tràng… rồi sẽ hỏng.

Nếu không chùa, mà có đạo tràng… rồi tới lúc sẽ hưng thịnh lại được.

Nếu có chùa, và có cả đạo tràng… sẽ là tuyệt vời.

Thực tế xây chùa dễ, xây dựng đạo tràng mới khó.

Trong Kinh SA 805, Đức Phật muốn nói là vị sư hiểu đạo rồi, nên vào thị trấn, vào làng là để xây dựng đạo tràng. Hẳn là, không có ý muốn nói tới chuyện xây chùa xi măng, nhưng đây lại là phương tiện…

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh SA 805, bản Việt dịch: https://suttacentral.net/sa805/vi/tue_sy-thang

Bản Anh dịch: https://lapislazulitexts.com/tripitaka/T0099-LL-0805-arista

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.