Hôm nay,  

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

25/02/201907:38:00(Xem: 6849)

Năm mới dùng"của quý" cầu an và trừ tà

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Tự ngàn xưa có một số tôn giáo trên thế giới tin tưởng vào các phép thuật dùng để trừ tà ma, bảo vệ an lành cho con người. Việt Nam ta ngày nay vẫn còn giữ một số phong tục và phép tắc kiêng kỵ vào ngày Tết để giữ điềm hên, cầu an và mang lại điều lành cho làng xã.

Mỗi năm vào rằm tháng Giêng, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Điều đặc biệt là lễ vật cúng tế lại là vật mô phỏng "của quý" của các ông để thể hiện sự sinh sôi nảy nở và cầu phước. Lễ hội được tổ chức từ rạng sáng đến tối với nhiều nghi thức lễ tế, cúng rước long ngai, bài vị thần từ đình Làng Mỏ lên miếu Xa Vùn. Bên cạnh đó còn mô phỏng lại cảnh luyện binh, đánh giặc, đấu gươm của các binh sĩ thời xưa. Trò chơi dân gian như đánh đu, các bà then múa trầu truyền thống...

 blank

Pic 1. Lễ rước của quý ở Lạng Sơn (ảnh: báo PL/Kênh 14)

 

Khi được viếng thăm Bhutan, tôi cũng chứng kiến một cảnh tương tự, nhưng lại có điểm khác. Chưa bao giờ tôi thấy "của quý" các ông được trưng bày lồng lộng như thế khắp thành phố một quốc gia bé nhỏ có nét kiến trúc đặc thù như ở Bhutan. Nó hiện diện trên tường một ngôi nhà thuờng dân, nơi mái nhà, đầu một cầu thang gác, treo tòng teng nơi cửa ra vào hay được thay cho ống thoát nước được làm bằng sắt sơn đỏ cứng cáp, to đùng.
 

Bạn đã từng được nghe Bhutan là một vương quốc hạnh phúc nhất thế giới hay đó là cõi Tây Phương Cực Lạc cuối cùng. Tuy nhiên có đến nơi, đi sâu vào cuộc sống, thăm viếng mọi chốn từ đô thị, đền đài  cho đến các căn nhà dân dã của người Bhutan, bạn mới khám phá ra họ vẫn duy trì những phong tục bảo thủ cố hữu. Một trong những thứ họ gắng gìn giữ là xem trọng và thờ phụng cái "của quý" của phái nam.
 

Tự ngàn xưa, sự sùng bái và tôn thờ sinh thực khí nam như thần thánh đã có mặt trên thế giới từ Âu sang Á từ thời Ai Cập cổ đại cho tới Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Cambodia..v..v... Hiện nay, ở thế kỷ này, vẫn có vài nơi xem của quý ấy như một tôn giáo và duy trì những nghi lễ thờ cúng và tiếp tục tìm cách bảo tồn không cho nó mai một. Các nhà sử học đã tìm thấy điều này trong các quốc gia ở trung và đông Á như Ấn Độ, Nhật, Việt Nam(Lạng Sơn), Bhutan và trong những nhà thờ St. Priapus ở Montreal, Quebec của Canada và San Francisco, Texas và New York của Hoa Kỳ.
 

Riêng ở Bhutan, sinh thực khí nam không những có mặt ở các đền thờ mà còn hiện diện khắp mọi nơi và được trang trí dưới nhiều hình thức, kích cỡ to nhỏ như tranh tường, hình tượng, quà lưu niệm, vật dụng hàng ngày, thậm chí thay thế cho một mũi tên chỉ đường. Điều lý thú là dưới dạng tranh vẽ chúng được trang trí một cách dễ thương hơn với những giải lụa khi màu xanh, lúc màu đỏ, thắt ngang uốn lượn vòng vèo như mây vần vũ, hoặc rồng bay phượng múa, tạo cho người xem cái cảm tưởng "của quý" đang baỵ.....trên tiên giới.

 
blank

Pic 2. Trên tường nhà ở (ảnh: TTT)
blank

Pic3. Bảng chỉ đường (ảnh: TTT)
blank

Pic 4. Ở đầu cầu thang (ảnh: TTT)

 

Một phụ nữ Mỹ lớn tuổi lúc vừa xuống xe buýt để bước vào đường phố của thung lũng Punakha đã vội bịt miệng kêu "Lạy chúa tôi" khi thấy chính mình bị bao vây bởi hình ảnh những cái của quý sừng sững khắp nơi trong dãy Hy Mã Lạp Sơn tuyệt đẹp.

Thoạt nhìn ai cũng dễ bị sốc nhất là phụ nữ hay trẻ em, nhưng khi quen rồi, người ta thấy vui mắt như một thứ trang trí nghệ thuật hơn là một cảm giác thô tục, thiếu thanh tao.

Ngoài niềm tin tôn giáo, người Bhutan cho rằng của quý mang đến sự bảo vệ khỏi quỷ dữ và xua đuổi tà ma, nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở mà đất nước này vốn khuyến khích người dân có thêm con vì đất nước có nhu cầu cần gia tăng dân số. Ngược lại người dân không muốn có nhiều con vì chi phí nuôi dạy trẻ con rất cao nên 1 gia đình trung bình chỉ có 1 cho tới 2 con thôi.

Tuy Bhutan cố ngăn chặn lượng du khách ngày càng đông với ước muốn thăm viếng vương quốc đặc biệt này nhưng nguồn thu nhập của du lịch mang lại số tài chánh đáng kể khiến Thủ tướng Jigme Thinley đã chủ trương tăng gấp ba lượng khách du lịch vào Bhutan mỗi năm. Điều này khiến một số người dân trở nên lo lắng đối với việc thờ phượng của quý vì họ sợ dòng chảy của khách du lịch đến ốc đảo bị cô lập này sẽ làm suy yếu bản chất đặc thù của Bhutan - Đó là phong tục sùng bái Dương Vật ở khắp nơi trong nước từ làng quê tới thành thị.

 

Sự hiện diện của khách du ngoại quốc đã làm suy giảm sự suy tôn biểu tượng "của quý" một cách rõ rệt qua sự kiểm duyệt của hội đồng thành phố trong việc trang trí đô thị bằng các bức tranh vẽ hay chạm khắc bằng gỗ những chiếc "của quý" có thắt nơ trông như ớt đỏ. Nhất là những nơi hay thành phố có các công trình xây cất mới mẻ, hình dáng quen thuộc của "của quý" đầy quyền lực của phái nam thiếu vắng hẳn.

 

Tương tự như các du khách viếng thăm Bhutan, tôi được người dẫn đoàn du lịch của chính phủ đưa đến tu viện Chimi Lhakhang. Đường đi đến tu viện là một hành trình cuốc bộ trên những con đường đồi có cảnh đẹp và xanh mướt cỏ cây. Đến nơi ai cũng mệt nhoài, phải ngồi nghỉ chân dưới một cây cổ thụ có tàng xanh thật lớn trước khi vào trong tu viện.

 

Đây là nơi hàng trăm cặp vợ chồng người Bhutan không có con đã thực hiện những cuộc hành hương đến "đền thờ sinh đẻ", để một nhà sư chúc phước cho họ bằng một cái sinh thực khí nam bằng gỗ. Không chỉ những người dân Bhutan hiếm muộn tin tưởng đến đây cầu phước mà cả những người nước ngoài cũng tìm đến để được ban phước và được như nguyện, theo lời thuật lại của người dẫn đoàn.

 

Tu viện Chimi Lhakhang được sáng lập bởi một tu sĩ kiêm thi sĩ có tên là Drukpa Kunley(1455-1529). Ông được sinh ra trong nhánh của gia tộc quý tộc Gya. Ông được biết đến với những phương pháp điên rồ trong việc khai sáng những sinh mệnh khác, chủ yếu là phụ nữ.  Ông được người ta gọi là "Vị thánh của 5.000 phụ nữ". Ông ban phước cho các phụ nữ dưới hình thức tình dục. Chủ trương của ông là phụ nữ có thể được giác ngộ, được ông truyền đạt sự giác ngộ, mà vẫn có một cuộc sống tình dục rất lành mạnh. Ông có sáng kiến và kỳ công trong việc thực hiện các bức tranh vẽ sinh thực khí nam ở khắp nơi của Bhutan và đặt các hình tượng chạm khắc ấy trên mái nhà để xua đuổi tà ma.  Dương vật của Kunley được gọi là "Thần sấm thông minh" và bản thân anh ta được gọi là "vị thánh sinh sản" vì người ta tin rằng triết lý sức mạnh "của quý" đã giác ngộ con người. Do đó, phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới đã đến thăm tu viện của ông để tìm kiếm phước lành từ ông.

 blank

Pic 5. Tu viện Chimi Lhakhang (ảnh: TTT)

 

Khi đoàn chúng tôi được tiếp xúc với vị tu sĩ Phật Giáo trong tu viện đang đọc các tin nhắn ở điện thoại của ông. Tôi thấy ông đang kiểm tra email trên máy tính. Ông nói "Nhiều người hỏi thăm nơi này để tìm đến chữa bệnh vô sinh". Ông thêm "60 đến 70 phần trăm các trường hợp đều đạt kết quả khả quan sau khi được ban phước ở đây".

 

Ông giải thích " Trong môn Chiêm Tinh Phật Giáo, vô sinh được giải thích như là một sự không tương hợp trong sự kết hợp các yếu tố giữa các cặp vợ chồng. Ít nhất hai trong năm yếu tố của mỗi người không được tương hợp. Tỷ như: năng lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất, tài chính, thành công xã hội và sự tự tin về tinh thần cũng chính là năm yếu tố phổ quát: gỗ, lửa, đất, kim loại và nước. Phần còn lại có thể được điều chỉnh bằng những lời cầu nguyện, lễ nghi và phước lành.  Vô sinh dường như là một vấn đề về sức khoẻ thể chất, hoặc "lửa" trong cặp vợ chồng. Không có gì mà một chút giác ngộ bởi "Pháp thuật sấm sét của trí tuệ rực lửa" không thể sửa được."

 blank

Pic 6. Thiếu nữ Bhutan giải thích tục thờ trong vườn nhà (ảnh: TTT)
blank

Pic 7. Dưới hình thức quà lưu niệm (ảnh: TTT)

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.