Hôm nay,  

Những con chữ ‘thân ái’ trong ‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác

2/11/201912:36:00(View: 5116)

Những con chữ ‘thân ái’ trong
‘Khoảnh khắc chiêm bao’ của Nguyên Giác
 
blank

dutule.com (ngày 9 tháng 2-2019): Cư sĩ Nguyên Giác (nhà thơ Phan Tấn Hải) người có nhiều cống hiến giá trị cho nền Văn học Phật giáo VN ở quê người, lại mới gửi tới độc giả của ông tác phẩm tựa đề “Khoảnh Khắc Chiêm Bao” (KKCB).
 

Trong phần “Lời Thưa”, tác giả viết:

“Tuyển tập này thuần là cảm xúc riêng, mang tính chủ quan của tác giả đối với một số người hoạt động văn học nghệ thuật liên hệ tới nhà Phật. Tất cả những dòng chữ được viết lên vì thiện ý. Một số bài điểm sách cũng được viết từ cương vị thân tình riêng, hoàn toàn không phải là phê bình văn học.

“Tác giả viết trong tấm lòng trân trọng tất cả những người đã đem chữ nghĩa, âm nhạc, hội họa để làm đẹp hơn cho cuộc đời, cùng lúc là để làm sáng tỏ ý nghĩa Phật pháp. (...)

“Nhan đề sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ là mượn bốn chữ cuối bài thơ bốn câu của Thầy Tuệ Sỹ. Xin chép bài thơ của Thầy Tuệ Sĩ như sau:

“Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.”

“Quá khứ không hề có, vì chỉ là ký ức trong tâm. Tương lai không hề có, vì chỉ là phóng chiếu của tâm. Hiện tại không hề có, vì chỉ là khoảnh khắc giữa hai thời không hề có, và cũng vì không ai nắm giữ được. Nhưng đau đớn đã hiển lộ trong kiếp này, bất kể thực tướng là vô ngã. Những dòng chữ này được viết từ khoảnh khắc chiêm bao đó.”
 

Trong phần “Lời Tựa” của giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có đoạn:

“…Tôi từng nghe giáo sư Nguyễn Văn Trường nói chuyện tu hành bản thân và nhà văn Nguyễn Mộng Giác nói về văn hóa Phật giáo tại chùa Việt Nam bên Houston độ nào. Họ cũng được thính chúng lúc đó ngưỡng mộ và thu nhận những bài nói chuyện này như một kiến thức chớ không phải là những tín điều để theo đó mà tu tập.

“Sách ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’ của cư sĩ Nguyên Giác cũng vậy, đem kiến thức đến người đọc hôm nay và mãi xa trong tương lai, nhưng chắc chắn không phải là những tín điều (…)

 “Duyên may biết bao cho những ai được đọc ‘Khoảnh Khắc Chiêm Bao’.”

.

Với 27 tiểu mục mà, mở đầu là “Nén hương dâng cụ Nghiêm Xuân Hồng”, Nguyên Giác viết:

“Một tháng trước khi từ trần, cụ đã nói với người con trai là một hai tháng nữa ‘thì tao đi.’ Và đúng bốn tuần sau đó, cụ ra đi.

“Buổi chiều ngồi trên xe về nhà, cụ nhìn trời và nói với người con trai đang lái chở cụ về nhà, ‘Bầu trời đổi sắc rồi.’ Và đêm hôm đó, cụ ra đi.

“Hình ảnh cụ Nghiêm Xuân Hồng lúc nào cũng thanh thản, kể cả khi rũ áo lìa đời. Những điều cần phải làm, cụ đã làm cả. Và làm rất tận lực. Một thời thơ trẻ, cụ cũng liều thân cứu nước, cố gắng suy nghĩ cho ra một lý thuyết về giai cấp tiểu tư sản để tìm phương hướng đấu tranh và xây dựng đất nước. Rồi cụ tham chính, giữ cả chức bộ trưởng. Và rồi cụ bỗng nhiên thấy mình xa lạ với đủ thứ trò quỷ quái chính trị, nên trở về với Kinh Phật, tìm nghĩa cứu cánh, tận lực thăm dò cho ra thật tánh để chữa tận căn gốc muôn bệnh của chúng sinh. (…)

“Điều hay nhất nơi cụ Hồng chính là việc cụ chuẩn bị cho cái chết. Ít người làm được như vậy. Cụ đã sống với cái Nguồn Thiền Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng Pháp Giới nhiều hơn một thập niên cuối đời – trong các cảnh giới đó, cái sống và cái chết đã hòa lẫn vào nhau, tương nhập, tương tức.

“Đó chính là chỗ của công án ‘Sống ư, chết ư.’ Nói sống cũng sai mà nói chết cũng sai. Trong các khoảnh khắc của hiện tiền không hề có cái gọi là sống hay chết. Nó chỉ thế là thế. Cụ Hồng đã liên tục đi dạo trong cảnh giới Như Huyễn và Hoa Nghiêm Tạng trong nhiều năm thì làm sao mà cái chết với cái sống bận chân cụ được. Chỉ đơn giản, thấy mệt thì dứt áo ra đi. Đâu có bao nhiêu người làm được chỗ này.” (KKCB, tr. 7)
 

Kế tiếp trong bài “Tuệ Sỹ Đạo Sư và các Phương Trời Viễn Mộng”, Nguyên Giác viết:

“…Tuyển tập ‘Tuệ Sỹ Đạo Sư’ biên tập bởi Thượng tọa Nguyên Siêu, được in và phát hành bởi Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức  Nha Trang, sẽ ra mắt tại hải ngoại tuần này, những ngày giữa tháng 4-2006, giữa lúc vị thiền sư thi sĩ Tuệ Sỹ vẫn còn bị quản thúc tại quê nhà.

“Thực sự, Thầy Tuệ Sỹ không phải là một thi sĩ theo nghĩa đời thường. Hãy đọc lại bài thơ ‘Cúng Dường’ của Thầy:

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bình bát lệ vô ngôn.”

Đây thực sự không phải là thơ. Các dòng chữ trên đã vượt qua những gì ngôn ngữ loài người có thể chuyên chở. Đó chính là hoa từ cõi trời thả mưa vào ngục tối, để một nhà sư nhặt chữ lên và cúng dường Phật. Đó không phải là chữ, mà chính là nước mắt, là nỗi đau đớn của cơ thể khi cầm chén cơm lên và là nỗi thương xót khi thấy thế gian đầy máu hận, và rồi vị sư này thốt lời cảm ân đức của Đấng Thế Tôn…Bài thơ  ‘Cúng Dường’ chữ Hán này mang sức mạnh bất tử của các dòng kệ trong những nghi thức tụng kinh.

Bản dịch:

“Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian chìm đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.

(Tuệ Sỹ Đạo Sư, trang 91).”
 

Trong tuyển tập “Tuệ Sỹ Đạo Sư”, có in một thư ngỏ của Thầy Tuệ Sỹ gửi các Tăng Sinh Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2003, có đoạn được cư sĩ Nguyên Giác trích lại, nguyên văn như sau:

“…Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa…’

“Bức thư trên ngay lập tức đã mang tính bất tử, dù bị nhà nước CSVN ngăn cấm nhưng đã được lưu giữ và phổ biến rộng rãi trong giới Tăng Ni Phật Tử. Không một cuốn sách nào trong nước in lại lá thư gửi các tăng sinh trẻ đó, nhưng âm vang của các dòng chữ đã in sâu vào tâm của bất kỳ Phật tử nào một lần được nghe qua. Đó là sức mạnh của chân lý, của Phật Pháp. Thầy Tuệ Sỹ, người mang án tử hình đã và đang khắc chữ vào dòng lịch sử dân tộc và Phật Giáo bằng chính cuộc đời Thầy. Từng việc làm, từng lời nói, từng dòng chữ của Thầy đều không hề xa lìa hạnh Bồ Tát.” (KKCB, tr. 11, 12)  

.

Trên đây chỉ là 2 bài trong số 27 bài viết của cư sĩ Nguyên Giác, chúng tôi trích dẫn theo thứ tự của tác phẩm.

Theo tôi thì, từ dòng chữ đầu tiên tới cuối cùng, tác giả  đều không rời xa tấm lòng chân thành biết ơn và, chia sẻ hết mực của một cư sĩ và, cũng là một nhà thơ. 

Vẫn theo tôi, thì, đó cũng là những con-chữ-thân- ái đáng kể trong sinh hoạt VHNT hôm nay, của chúng ta, vậy.

Du Tử Lê

https://dutule.com/

 

   

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng thống Donald Trump đã rời Bạch Ốc, nhưng tên và ảnh hưởng của ông chưa phai mờ trong dư luận ngay, so với với các đời tổng thống trước. Vì Donald Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đã bị quốc hội đàn hặc hai lần. Lần đầu vào đầu năm 2020 với hai tội là “lạm dụng quyền lực” và “ngăn cản quốc hội” điều tra liên quan đến việc nước ngoài tạo ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.
Như vậy thì đã có một bố phận không nhỏ, bao gồm những người làm báo, dân thường, trí thức và cán bộ đảng viên, đã quay lưng chống đảng, hay họ mới chỉ sổ toẹt vào cái mớ tư tưởng Mác-Lê và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã lỗi thời và lạc hậu?
Phải chi mà hồi đó mấy mẹ “được quyền” bớt anh hùng và bớt quyết tâm (đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào) chút xíu thì giờ đây chắc mọi người đều đỡ khổ hơn. Mỗi mẹ (hy vọng) vẫn còn sót được một hay hai đứa để nương tựa vào lúc tuổi già, và ai cũng đều có thể mua được một cái Big Mac (cùng với Coca Cola, bất cứ lúc nào) mà khỏi phải chờ cho đến món quà mùa Xuân của Đảng.
Thắng Đỗ (Đỗ Nguyên Thắng), 61 tuổi, một kiến trúc sư tên tuổi đã được đề cử vào Học viện Kiến Trúc Sư Đoàn Hoa Kỳ vào năm 2017, không chỉ là người phụ huynh đã thiết kế tòa nhà này. Ông cũng là người di dân, một tổng giám đốc thành đạt, và mỗi ngày một nhiều, nhà đấu tranh trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Đến trâu bò mà cũng chả được yên với cái nhà nước hiện hành ở VN. Thảo nào mà dân chúng cứ ùn ùn bỏ đi bằng mọi cách (cũng như mọi giá) và chả ma nào muốn quay trở lại. Súc vật ở xứ sở này, nếu có dịp đi, chắc cũng không con nào ở lại.
Hơn 20 năm, hai vụ án, những chính khách đảng Cộng Hòa đã dồn phiếu để truất phế hay bảo vệ người tổng thống bị luận tội hoàn toàn trái ngược. Nó ít nhiều cho thấy chân dung đảng phái nền chính trị Hoa Kỳ. Hoặc trở thành một chính khách chính trực, hoặc là chính khách đảng Cộng Hòa. Rất khó khăn và hiếm hoi để cả hai là một nếu còn muốn tiếp tục nắm giữ quyền lực.
Tối giao thừa Canh Tý Tân Sửu, ghé chùa Liên Hoa Quận Cam. Phật tử từng nhóm đến, không quá đông như năm ngoái nhưng cũng đủ làm không khí ấm cúng. Thầy Chơn Thành năm nay 90 tuổi, từng du học Nhật Bản năm 1970, còn khỏe mạnh, vui vẻ phát trái quít cho mỗi người lấy lộc hên đầu năm.
Chủ Nhật, 25 tháng Chạp. Chỉ còn vài ngày nữa là chuột chạy ra khỏi nhà cho trâu thủng thẳng bước vào. Cuối tuần trước tết nắng đổ chan hoà, ấm áp mà San Jose yên lặng quá. Bình thường, ngày này mỗi năm con đường Story từ xa lộ 101 vào khu Little Saigon đã ùn tắc và trong khi chầm chậm để đến được bãi đậu xe của Grand Century Mall hay Vietnam Town là đã nghe tiếng pháo nổ liên hồi vọng lại. Trưa nay bãi đậu xe trước khu thương mại lớn nhất của người Việt San Jose vẫn còn nhiều chỗ trống.
Toàn ban biên tập Việt Báo kính chúc quý vị lãnh đạo tinh thần, quý văn thi hữu, quý thân chủ và quý độc giả một năm mới Tân Sửu 2021 an khang, thịnh vượng và vạn sự như ý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.