Hôm nay,  

Buông Xả (Nguyệt San Chánh Pháp, Tháng 12)

01/12/201823:31:00(Xem: 3352)
blank

BUÔNG XẢ

 

Vĩnh Hảo

 

 

Những ngày tháng cuối năm đối với tuổi thơ, thiếu niên, và ngay cả những người thanh niên tuổi trẻ, thường là giai đoạn kìm nén cảm xúc, cố gắng hoàn thành bài học ở trường, công việc ở sở, để rồi sẽ được bùng vỡ ra với những ngày vui đầu năm. Dường như ở trước mắt, hay ngày mai, chỉ có những trò vui chờ đợi. Quá khứ và hiện tại không là gì cả. Giấc mơ tuổi trẻ là thế, là tương lai. Có khi hăm hở phóng cái nhìn quá xa về tương lai mà quên đi thực tế hiện tiền. Niềm đau, nỗi khổ, thất vọng, tuyệt vọng của người tuổi trẻ trong cuộc sống thường khi bắt nguồn từ những ước mơ xa vời.

Người trung niên tương đối có thể quân bình được giữa ước mơ và hiện thực. Kinh qua những va chạm với con người và xã hội, trải nghiệm sự thất bại hay thành công, họ nhìn sự việc thực tế, cẩn thận hơn, kéo những giấc mơ về gần với thực tại, hoặc từ thực tại, xây dựng từng bước dè dặt hướng về tương lai. Đời sống ổn định, vững chắc khi biết kết hợp, sắp xếp hài hòa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đối với người lão niên, hiện tại là những ngày tháng lặng lờ, mệt mỏi, không muốn làm gì cả; và tương lai là một chuỗi thời gian mong manh, mà sức lực cũng không còn nhiều để sống hăng say sôi nổi như thời trẻ. Những mộng ước cao vời đã dần lắng xuống. Tương lai của đời này là một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ hy vọng tương lai của đời sau, nếu có, sẽ mở ra một chương hồi trường thiên đầy hứa hẹn. Tương lai ấy rất gần, nhưng có khi cũng rất mơ hồ vì chẳng thể nào thấy trước được những gì đàng sau kiếp sống. Thế nên, cái gần nhất của người lão niên lại chính là quá khứ, là những gì họ đã thực sự nếm trải. Quá khứ ấy, có khi là chuỗi dài buồn đau, có khi là một thời vàng son mà giờ nhìn lại với nhiều hối tiếc.

Người học đạo, hành đạo, không để bị rơi vào tâm cảnh hối tiếc quá khứ hay vọng tưởng tương lai. Hạnh phúc chỉ có thể hiển hiện ngay nơi thực tại hiện tiền. Nhưng hạnh phúc thực sự không phải là thứ hạnh phúc có được tất cả, mà chính là buông được tất cả. Người nào không buông được tất cả sẽ không bao giờ nếm được hương vị của tịch nhiên, giải thoát.

Không buông xả được có nghĩa là vẫn ôm mấy chục năm quá khứ, thậm chí vô số đời kiếp quá khứ, để dợm chân từ hiện tại bước vào tương lai.

Quá khứ ấy có gì mà nuối tiếc không buông bỏ được? Trí năng, sắc đẹp ư? — Trí đã cùn lụt lú lẫn, thân cũng hao mòn rã rượi, còn gì mà níu kéo! Danh vọng ư? — Thứ này, người bình thường của thế gian vào một lúc nào đó cũng bỏ được nhẹ nhàng không lẽ người học đạo vẫn còn ôm theo? Danh có được là nhờ đức hạnh và tài năng đã cống hiến cho đời, cho người. Nhưng nhìn sâu từ hiện tượng đến bản chất, danh cũng chỉ là một thứ vay mượn của quá khứ, là dấu vết của tự ngã đi ngang cuộc đời. Danh vô hình, nhưng rất nặng, bởi đối với người vô minh mê chấp, danh chính là ngã. Không buông được danh, tức không phá được ngã.

Bậc đại trí, đại hạnh, không hẳn phải là kẻ thông minh, làm được nhiều việc lành, danh tiếng lẫy lừng vang xa; có khi chỉ là một người bình thường, dung dị, vô danh, làm tất cả việc mà tâm không vướng mắc, đi qua cuộc đời như lữ khách vãng lai, như thiên nga bỏ lại ao hồ (*).

Tâm không trú nơi quá khứ, hiện tại hay tương lai; tâm vượt khỏi ba thời gian, vượt khỏi cái sát-na và nơi chốn hiện tiền; vắng lặng trong veo như băng tuyết; an nhiên tịch tĩnh như hư không; hành tất cả hạnh, buông tất cả hạnh, mà không thấy có kẻ hành, không thấy có kẻ buông. Tâm hành như thế, không có sự lượng giá xếp hạng nào của trần gian chạm đến được.

 

California, ngày 30 tháng 11 năm 2018

www.vinhhao.info

 

________________

 

(*) “Kẻ dũng mãnh chánh niệm, tâm không ưa thích tại gia; ví như con thiên nga, khi bay đi, đã bỏ lại ao hồ không chút nhớ tiếc.” (Kinh Pháp Cú, phẩm A La Hán, câu 91)

 

***
 

 Nguyệt San Chánh Pháp, Tháng 12


NỘI DUNG SỐ NÀY:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4

¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: HT. THÍCH NGUYÊN TRỰC VIÊN TỊCH (GHPGVNTNHK), trang 8

¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

¨ CHÁNH GIÁC VÀ GIẢI THOÁT (HT. Thích Minh Cảnh dịch), trang 11

¨ NGÀI NGỒI ĐÓ (thơ Đồng Thiện), trang 15

¨ PHƯƠNG TÂY SÁNG RỰC MỘT GÓC TRỜI – NGÀY VỀ NGUỒN 11 (ĐNT Tín Nghĩa), trang 16

¨ CÂU CHUYỆN NGƯỜI KALAMA (Nguyên Giác), trang 19

¨ GƯƠNG (thơ Pháp Hoan), trang 21

¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: TT. THÍCH THIỆN HUYỀN VIÊN TỊCH (GHPGVNTNHK), trang 22

¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: SC. THÍCH NỮ CHỦNG HẠNH VIÊN TỊCH (GHPGVNTNHK), trang 23

¨ QUÁN NIỆM VÔ THƯỜNG ĐỂ XẢ LY BUÔNG BỎ (Quảng Tánh), trang 24

¨ NHẠN QUÁ TRƯỜNG KHÔNG (TN Giới Hương), trang 25

¨ KHẢO VỀ TANG NGHI CỦA HÀNG THÍCH TỬ (Chúc Phú), trang 26

¨ CHÚT TÌNH CHÂN, VỊ ĐỜI DỊU NGỌT  (thơ Diệu Viên), trang 31

¨ ÁN TỬ CHUYỂN HÓA ĐƯỢC VỊ VUA NÓNG NẢY – Lá Thư Đầu Tuần (Nguyên Từ Nguyễn Đức Thương), trang 32

¨ ĐOÀN KẾT (HÒA HIỆP CHÚNG) – Câu Chuyện Dưới Cờ (Nhóm Áo Lam), trang 33

¨ THÁNG CHẠP ĐÃ THẬT GẦN (thơ Hiền Nguyễn), trang 34

¨ THƯ MỜI THAM DỰ HAI NGÀY ÔN TẬP GIỚI LUẬT VÀ CÁC PHÁP YẾT MA (TN Giới Châu), trang 35

¨ LÝ HỌC VÀ PHẬT GIÁO, t.t. (Nguyễn Lang), trang 36

¨ TRONG CÕI SINH LINH (thơ Bạch Xuân Phẻ), trang 38

¨ QUYỂN SỔ PHẬT GHI ĐIỂM (TN. Diệu Phúc), trang 39

¨ CHÙM TỨ CÚ LỤC BÁT TIỄN NĂM CŨ (thơ Mãn Đường Hồng), trang 41

¨ THÔNG BẠCH SỐ 1 & PHIẾU GHI DANH THAM DỰ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN 9 (HT. Thích Đỗng Tuyên), trang 42-44

¨ TIẾNG CHIM RỪNG TRÚC (Toại Khanh), trang 47

¨ MỞ LÒNG RA  (thơ Tánh Thiện), trang 48

¨ XƯƠNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 49

¨ VIÊM CUỐNG BAO TỬ, SỰC TỈNH LÚC SAY… (thơ Phù Du), trang 50

¨ CHIM THUYẾT PHÁP (TN. Huệ Trân), trang 51

¨ Ở GIỮA SÀI-GÒN, THƯA EM (thơ Mặc Phương Tử), trang 53

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM LINH TÁM CHỮ (Steven N.), trang 54

¨ BÁ HỘ LÀNG CẢNH DƯƠNG (Tiểu Lục Thần Phong), trang 55

¨ NẤU CHAY: MIẾN XÀO BẮP CẢI, NẤM, KIM CHÂM (Huyền Châu), trang 57

¨ SỰ KHÔN NGOAN CỦA HOÀNG HẬU TỪ TÂM (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 58

¨ ÁNH ĐÈN MỜ TRONG CĂN BẾP NHỎ (Hạnh Chi), trang 60

¨ STORIES RELATING TO ANICCA, DUKKHA & ANATA (Daw Mya Tin), trang 62

¨ NGƯỜI MỸ GỐC CHÂU MỸ LA-TINH Ở QUẬN CAM ĐÃ TÌM ĐƯỢC NIỀM AN ỦI NƠI ĐẠO PHẬT (Trí Tánh dịch), trang 64

¨ ẤM ÁP MÙA ĐÔNG, MƠ ƯỚC (thơ Diêu Linh), trang 67

¨ ÁNH SÁNG (Tâm Không – Vĩnh Hữu), trang 68

¨ MẸ GỌI CON (thơ TN. Giới Định), trang 71

¨ BÁN NGHÈO (Truyện cổ Phật giáo), trang 73

¨ NGƯỜI THƠ, NGỌC ĐÁ… (thơ Kha Nguyệt), trang 72

¨ BỤI ĐƯỜNG – chương 9, t.t. (Vĩnh Hảo), trang 75 

***  

Mời đọc:

Nguyệt San Chánh Pháp

http://www.chanhphap.us/

 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.