Hôm nay,  

Dân Mỹ Gốc La-tinh Quận Cam Tìm Niềm An Ủi Nơi Đạo Phật

13/11/201800:00:00(Xem: 5447)
OC BUDDHIST CHURCH Festival
Múa trong một lễ hội  Phật giáo ở Orange County Buddhist Church.

 
Cộng đồng những đạo hữu của Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (Orange County Buddhist Church – OCBC) trở nên càng lúc càng đa dạng về chủng tộc, và một số cho rằng nguyên nhân là những tương đồng với Thiên Chúa giáo.

Từ khi được thành lập hơn 80 năm trước đây, Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (OCBC) là nơi dung thân của những di dân Nhật Bản và gia đình họ.

Đặc biệt sau Thế chiến Thứ II, vốn là thời điểm 120.000 người Mỹ gốc Nhật bị lùa vào các trại tập trung, OCBC đã trở thành một nơi an toàn, một chốn để cộng đồng sắc tộc này có thể thực hành và gìn giữ những nghi lễ tôn giáo của tổ tiên họ.

Nhưng với ảnh hưởng của đạo Phật ngày càng phổ quát tại Hoa Kỳ, OCBC đã trở nên đa dạng về chủng tộc và, cho đến hôm nay, người ta ước lượng một phần tư các đạo hữu đến chùa tu tập không phải là người Nhật nữa. Ngoài con số ngày càng gia tăng các đạo hữu người da trắng (theo Pew Research Center, 44% những người Mỹ theo đạo Phật là người da trắng), OCBC hiện là nơi quy tụ của một nhóm Phật tử người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh vốn đang phát triển mạnh mẽ.

Theo Jon Turner, một nhà sư tại OCBC, “Điều làm nhiều người thích đạo Phật là chúng tôi không có nhiều luật lệ để ràng buộc bạn phải sống cuộc đời bạn như thế nào. Chúng tôi không có nhiều những điều luật trắng đen rõ rệt. Do đó, nếu bạn thấy mình không thích hợp với khuôn mẫu của Cơ đốc giáo thì bạn đi đâu? Rất nhiều khi người ta chọn đến với đạo Phật.”

Đây là trường hợp của Hector Ortiz. Vốn là một tín hữu Tin Lành (Baptist), nhưng vì là một người đồng tính luyến ái, anh cho biết đã phải trải qua một giai đoạn đấu tranh với những lời giáo huấn của Tin Lành (Baptist) về tình dục. Đạo Phật phù hợp với anh hơn.

Anh nói: “Điều tôi thấy hợp lý là trên khía cạnh tâm linh, tôi phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình và đối với nhân sinh quan của mình, thay vì dựa vào người khác hay nhìn ra bên ngoài để tìm hạnh phúc cá nhân. Đạo Phật lôi kéo tôi vì các thuộc tính như trách nhiệm cá nhân, đi tìm hạnh phúc và chấp nhận chính mình từ trong nội tâm. Trên khía cạnh tâm linh tôi có cảm tưởng mình đến với Đạo Phật như mình đã trở về đến nhà.”

Nhưng trở thành Phật tử không có nghĩa là phải bỏ lại sau lưng tôn giáo của quá khứ. Ortiz chơi đàn dương cầm và hồ cầm (cello) trong các buổi lễ hàng tuần của OCBC, vốn cũng là công việc của anh trước đây tại giáo đường Tin Lành (Baptist) từ khi còn bé.

Anh nói, “Đối với tôi thì đây là một sự chuyển đổi suôn sẽ.”

Ortiz là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Anh cũng thấy những tương đồng giữa nguồn cội văn hoá của mình với nền văn hoá Nhật Bản. Anh nói, cả hai đều đậm tính gia đình và đây cũng là cây cầu nối cho anh khi anh bắt đầu lui tới OCBC từ cả chục năm trước và lúc đó chưa biết nhiều về phong tục Nhật Bản.

Nhưng đối với Andy Saldana thì ngược lại. Anh đến với OCBC trước hết vì sự quen thuộc với văn hoá Nhật Bản.

Từ ba thập kỷ trước, Saldana đã lập gia đình với một phụ nữ Phật tử người Mỹ gốc Nhật. Còn anh, vốn là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ và theo đạo Tin Lành (Protestant), Saldana bắt đầu đến chùa để dự các đám cưới và những công việc của gia đình. Vào thập niên 1980, anh là lính Thuỷ Quân Lục Chiến đồn trú ở Nhật Bản suốt hai năm. Trong thời gian đó anh đã tham dự những lễ hội Phật giáo và đến chùa gần như hàng tuần.

Thành ra Saldana đã quen thuộc với Đạo Phật từ trước khi anh trở thành đạo hữu của OCBC năm năm trước đây. Anh nói quyết định trở thành Phật tử của mình là do Đạo Phật nhấn mạnh đến sự tìm tòi, tìm hiểu.

Anh nói: “Trong thời gian khôn lớn, với 17 năm theo đạo Tin Lành, tôi không được phép đặt câu hỏi. Tôi không được phép thắc mắc về tôn giáo của mình, về kinh thánh, về những lời thuyết giảng – về bất cứ điều gì. Vì đó là cả một sự xúc phạm. Nhưng trong Đạo Phật thì mình được khuyến khích phải tìm tòi, phải đặt câu hỏi, phải thắc mắc.”

Sư Turner nói rằng lịch sử lâu đời của OCBC đã giúp lôi kéo được những đạo hữu có gốc nguồn văn hoá khác nhau đến để cùng tu tập.

Vì ngôi chùa đã hiện hữu tại Quận Cam qua nhiều thế hệ, tiếng Anh trở thành sinh ngữ chính trong mọi sinh hoạt, khác với những ngôi chùa Phật giáo khác trong vùng vốn thoả mãn nhu cầu tâm linh của những cộng đồng di dân mới hơn và thường dùng tiếng Việt hay tiếng Hoa trong pháp thoại.

Sư Turner nói: “Chúng tôi muốn tạo ra một mô hình Phật giáo đã được Mỹ hoá nhằm lôi kéo những người Mỹ gốc Nhật thuộc thế hệ thứ tư cũng như những người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh mới đến chùa lần đầu tiên. Chúng tôi phải đến được với cả hai cộng đồng này, nếu không thì chúng tôi không thể tồn tại.”

OCBC thuộc tông phái Shin của Đạo Phật vốn rất phổ quát ở Nhật Bản.

Marcia Taborga thuộc gia đình đến từ Bolivia. Cô nói tuy Đạo Phật khác với Thiên Chúa giáo, vốn là tôn giáo của cô từ thời niên thiếu, nhưng trong một khía cạnh nào đó, chính Thiên Chúa giáo đã sửa soạn tốt để cô đến được với OCBC.

Những nghi lễ, những lời kinh tụng – và cái ý tưởng phải có niềm tin – đến với cô thật dễ dàng vì cô đã từng thực hành như vậy với Thiên Chúa giáo.

“Tôi thật sự ngạc nhiên không ngờ trong Đạo Phật mà mình cũng phải có một chút niềm tin. Nhưng tôi thấy không sao và nghĩ rằng quá khứ Thiên Chúa giáo của mình đã giúp mình chấp nhận phải có niềm tin.”

Mặc cho những tương liên giữa Đạo Phật và Thiên Chúa giáo, và mặc cho sự gia tăng của con số đạo hữu người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh, Đạo Phật vẫn là điều gì hiếm hoi trong cộng đồng này.

Theo Pew Research Center, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh chiếm 12% tổng số Phật tử Mỹ, nhưng theo Joe Garcia, một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ đã tu tập từ năm năm qua tại OCBC, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh ít có cơ hội để biết về Đạo Phật.

Anh Garcia, chồng của cô Taborga, nói rằng, “Tôi không nghĩ người Mễ có thể ý thức được rằng trở thành Phật tử là một điều khả thể.”

“Nhưng tuy vậy, nói chung, tôi biết trong nước Mỹ này người ta rời bỏ Thiên Chúa giáo, nhiều khi cả đám đông. Cuối cùng, họ chuyển qua Tin Lành (Protestant) hay rời bỏ tôn giáo luôn. Do vậy tôi vẫn mong có một cách nào đó để có thể giới thiệu Đạo Phật với họ, giúp họ có một chọn lựa khác.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.