Hôm nay,  

Hiện Tượng “Đối Tượng” và “Ấn Tượng” Của Tiếng Việt Đổi Đời

20/10/201820:17:00(Xem: 4320)

Hiện Tượng “Đối Tượng” và “Ấn Tượng” Của Tiếng Việt Đổi Đời

 

Đào Văn Bình

 

 

Theo định nghĩa, “đối tượng” là người/ kẻ mà mình nhắm tới. Thí dụ:
 

a) Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Nguyễn Văn A là đối tượng ( kẻ, người, thành phần) mà cảnh sát cần theo dõi.
 

b) Theo như tiêu chuẩn chọn chồng đã đề ra, thì cậu B là đối tượng (người) mà cô ta có thể nhắm tới.
 

Hiện nay trong nước, hai chữ “đối tượng” được dùng loạn xà ngầu và quái đản. Cái gì cũng “đối tượng”. Một người đang uống cà-phê bị một kẻ côn đồ tới gây sự cũng gọi là “đối tượng”. Rồi kẻ gian đập cửa kính vào tiệm bán nữ trang ăn trộm cũng gọi “đối tượng”. Cảnh sát rượt đuổi những kẻ lái xe nguy hiểm trên đường phố cũng “đối tượng”. Để cho mọi người có thể ngoạn cảnh Hồ Gươm biến thành “Để cho các đối tượng có thể tiếp cận Hồ Gươm.” Khám xét phòng trà ban đêm thấy một số thanh niên có biểu hiện (dấu hiệu) sử dụng ma túy cũng “đối tượng”. Hung thủ gây ra cái chết cho người ta cũng “đối tượng”. Rồi 15 phần tử gây rối ở Phan Rí bị truy tố cũng “đối tượng”. Rồi bắt kẻ trộm két sắt của công ty cũng “đối tượng”. Rồi hai nhóm côn đồ đánh nhau cũng “hai nhóm đối tượng”. Đúng là tiếng Việt đổi đời quái đản. Sau đây là một thí dụ về bệnh dịch  “đối tượng” đang lan tràn trong nước và nhiễm ô cả hải ngoại.
 

1)      Một bản văn điên khùng đầy “đối tượng

“Bị rượt đuổi, bốn đối tượng tình nghi buôn bán ma túy trên chiếc xe bán tải  (xe pick-up) đã tăng tốc khủng  và đụng phải hai đối tượng đi xe đạp bên đường. Chưa hết, chiếc xe còn leo lên lề, đụng phải một đối tượng bán bún riêu và hai đối tượng đang nhâm nhi  cà-phê, húc đổ bảng quảng cáo của đối tượng chủ mặt bằng.  Thấy chuyện lạ, cả trăm đối tượng ở hai bên hè phố đổ ra xem khiến giao thông ùn tắc, các phương tiện không sao di chuyển được. Cảnh sát phải làm việc rất căng mới xử lý được sự cố, bắt giữ những kẻ tình nghi buôn bán ma túy, đồng thời yêu cầu các đối tượng giải tán. Tuy nhiên vẫn còn mười đối tượng không chịu tuân theo chỉ thị cho nên đã bị cảnh sát mời về trụ sở công an phường, phạt cảnh cáo mỗi đối tượng một triệu đồng rồi cho về. Tuy nhiên một số đối tượng không mang theo tiền cho nên phải gọi điện thoại để gia đình đối tượng mang tiền đến nộp phạt.”
 

Dưới đây là bản văn không điên khùng, không “đối tượng”:

“Bị rượt đuổi, bốn kẻ tình nghi buôn bán ma túy trên chiếc xe chở hàng nhà (xe pick-up) đã chạy vong mạng và đụng phải hai người đi xe đạp bên đường. Chưa hết, chiếc xe còn leo lên lề, đụng phải một bà bán bún riêu và hai người đang uống  cà-phê, húc đổ bảng quảng cáo của chủ cửa hàng.  Thấy chuyện lạ, cả trăm cư dân và khách bộ hành ở hai bên hè phố đổ ra xem khiến giao thông tắc nghẽn, xe cộ không sao di chuyển được. Cảnh sát phải làm việc vất vả mới giải quyết được sự việc, bắt giữ những kẻ tình nghi buôn bán ma túy, đồng thời yêu cầu bà con giải tán. Nhưng vẫn còn mười người ương ngạnh không chịu tuân theo chỉ thị cho nên đã bị cảnh sát mời về trụ sở công an phường, phạt cảnh cáo mỗi ngườimột triệu đồng rồi cho về. Tuy nhiên một số không mang theo tiền cho nên phải gọi điện thoại để gia đình mang tiền đến nộp phạt.”
 

2)      Một bản văn với thảm họa “ấn tượng

“Sau khi xem xong một trận đấu bóng chuyền rất ấn tượng. Trên đường về nhà, tôi thấy một số em bé đang ca hát ở công viên thật ấn tượng. Tôi dừng lại nói chuyện với các em và vò đầu một em bé. Một em bật nói, “Cô trông thật ấn tượng.” Thế là ngày hôm nay tôi có hai ấn tượng. Về đến nhà, bố tôi hỏi, “Con xem đấu bóng chuyền có vui không?” Tôi trả lời, “Ấn tượng lắm bố ạ.”  Bố tôi gật gù ra vẻ hiểu tôi muốn nói gì. Cùng lúc ấy bố tôi bật máy truyền hình đang chiếu một chương trình triển lãm tranh. Phóng viên của kênh truyền hình phỏng vấn một khán giả, “Ông cho biết cảm nghĩ của ông về  buổi triển lãm.” Vị khách trả lời, “Tôi thấy thật ấn tượng.” Vị khách vừa trả lời xong thì màn hình xuất hiện hình cô xướng ngôn viên bình luận, “Thưa quý vị khán giả. Buổi triển lãm rất thành công và tạo nhiều ấn tượng cho người xem. Rất mong trong tương lai sẽ có nhiều sinh hoạt nghệ thuật đầy ấn tượngnhư thế này.” Ngay lúc đó thằng em trai từ ngoài cửa bước vào. Bố tôi hỏi, “Buổi lễ khai giảng trường con có gì lạ không?” Thằng em trả lời, “Đầy ấn tượng bố ơi. Bài diễn văn nào cũng ấn tượng. Nhất là bài diễn văn của ông bộ trưởng giáo dục, ấn tượng hết ý.” Nghe nói thế, bố tôi bảo, “Các con ráng học, kỳ nghỉ hè này bố sẽ cho các con tham quan (du lịch) một nơi rất ấn tượng.” Ngay khi đó thì mẹ tôi từ ngoài cửa bước vào. Bà lên tiếng, “Ở bên ngoài, tao nghe bố con tụi bay nói rất là ấn tượng. Nhưng cái ấn tượng đó chẳng ăn thua gì tới nhà mình. Báo, đài hôm nay nói giá thịt, giá săng tăng rất là ấn tượngđầy kịch tính và đúng kịch bản. Nếu cứ tiếp tục tăng một cách ấn tượng như thế này thì dân không có cháo mà ăn. Đầu vào thì nhiều mà đầu ra thì ít (input-output).  Thôi, đầu óc tao căng lắm rồi. Tao đang điên đầu vì ấn tượng đây!”
 

Thực ra bản thân hai chữ “ấn tượng” nó có nghĩa là tạo ra một hình ảnh, một ý nghĩ, một cảm xúc gì đó mà cần phải có “bổ túc từ” mới rõ nghĩa. Nếu nói, “Cuộc triển lãm thật ấn tượng” thì chẳng ai biết cuộc triển lãm ra làm sao. Trước đây Miền Nam chúng ta thường nói, “Tạo một ấn tượng tốt đẹp”, “Để lại một ấn tượng đẹp”  hoặc “Đáng ghi nhớ” v.v.. Ngày nay tiếng Việt đổi đời do những thành phần bát nháo, ít học nắm giữ ngành truyền thông đại chúng cho nên nó giết chết tiếng Việt truyền thống, nói như người điên mà không hiểu mình nói gì.

***

Tiếng Việt trong nước bây giờ vô cùng hỗn loạn, bát nháo, nhất là trang tin Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV)

-Input-output được trong nước dịch là “đầu ra-đầu vào” nghe thô tục quá. Trước  1975, GS. Nguyễn Cao Hách-Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn dịch là "Nhập lượng-Xuất lượng". Nay chúng ta có thể dịch là “Vốn-Sản Phẩm” hoặc “Đầu tư-Thành quả”.

-Extensive Care được trong nước dịch là “chăm sóc tích cực”. Chăm sóc bệnh nhân mà cũng có tiêu cực và tích cực nữa sao? Đúng là tiếng Việt quái đản. Extensive care là chăm sóc đặc biệt với nhiều y tá, bác sĩ của nhiều khoa. Do đó, một cách đơn giản và gần đúng nghĩa, có thể dịch là “chăm sóc đặc biệt”.

-Account trên facebook được trong nước dịch là “tài khoản” trong khi “tài khoản” là số tiền có trong trương mục ở ngân hàng. Đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia! Ở Mỹ này khi chúng ta ký giao kèo với nhà đèn, hãng điện thoại, truyền hình…thì người ta cho mình một “account number” tức là số giao kèo, số thỏa thuận…chứ không phải tài khoản. Như vậy “account” trên facebook là số giao kèo. Khi người ta chấm dứt là chấm dứt thỏa thuận hay khế ước/giao kèo với mình chứ không phải chấm dứt tài khoản. Chúng ta làm gì có tiền gửi ở facebook?

-Tài xế (driver) ở Việt Nam bây giờ đã chết và được thay bằng “lái xe” (driving). Chúng ta hãy xem một bản tin nói về APEC 2017 như  sau, “Các lái xe điều khiển dàn xe khủng để bảo vệ lãnh đạo tham dự APEC 2017”. Rồi VOV ngày 27/9/2018, “Lái xe taxi thiệt mạng vì ngã xuống cống…” Nếu “tài xế” trở thành “lái xe” thì phải hiểu câu nói này như thế nào ? “Các lái xe đang bàn chuyện lái xe.” Tài xế là danh từ. Còn “lái xe” là động từ. Hiện nay trong nước có “bệnh dịch” là dùng danh từ thay cho động từ! Thí dụ: Kỷ luật là quy tắc, quy củ phải theo, nay biến thành “trừng phạt”. Thí dụ: “Kỷ luật bí thư thành ủy…” tức trừng phạt ông bí thư thành ủy. Rồi “kỷ luật quân đội”, “kỷ luật học đường” ngày này biến thành trừng phạt quân đội, trừng phạt trường học! Đúng là tiếng Việt đổi đời!

-Thăm viếng, ngoạn cảnh, du ngoạn trở thành “tham quan”. Như vậy “tham quan ô lại” có nghĩa là đến thăm viếng, ngắm nghía ông quan tham nhũng hối lộ?

-Thản nhiên (Miền Nam còn gọi là tỉnh bơ) nay biến thành “vô tư” trong khi vô tư là công bằng, không thiên vị “chí công vô tư”. Nếu người dân cứ quen dùng “vô tư” là thản nhiên (không thèm để ý đến luật lệ, đến người khác) thì: Một ông luật sư ra tòa biện hộ cho thân chủ, nếu nói rằng, “Thân chủ của tôi làm việc rất vô tư..” thì chắc chắn bị can này tội sẽ rất nặng vì ông ta làm việc cẩu thả, không cần biết đến luật lệ, không cần để ý đến người chung quanh.

Tiếng Việt rất tế nhị và phong phú, dĩ nhiên phải cắp sách đến trường mới thấy sự phong phú của nó:

-Thản nhiên là làm mà không cần để ý đến người chung quanh, đến luật lệ. Thí dụ: Ông ta thản nhiên đổ rác ngay dưới tấm bảng “cấm đổ rác”. Ngày xưa Miền Nam còn nói, “Ông ta tỉnh bơ đổ rác ngay dưới tấm bảng “cấm đổ rác”.

-Hồn nhiên là hành động một cách ngây thơ như trẻ con, đẹp và dễ thương.

-Vô tư là không thiên vị (Chí công vô tư).

-Vô tư lự là không lo nghĩ.

-Vô tình có hai nghĩa. 1) Không cố ý. Thí dụ: Tôi vô tình/vô ý đánh rơi chiếc đồng hồ. 2) Không đáp ứng bằng tình cảm, không xúc động. Thí dụ: Nàng rất vô tình, không đáp lại lời van xin của tôi.

-Vô cảm hiện đang được dùng ở trong nước với nghĩa “lạnh lùng”, “không hề xúc động”. Hai chữ “vô cảm” hoàn toàn bịa đặt, không hề có trong tự điển Việt Nam, kể cả tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh.

-Hoàn thành/hoàn tất và hoàn thiện. Hiện trong nước không phân biệt được nghĩa của ba chữ này. Hoàn thành/hoàn tất là làm xong một công việc, công trình, dự án nào đó. Còn hoàn thiện là làm cho tốt hơn. Thí dụ: Hoàn thiện con người, tức là tu sửa để con người trở nên tốt hơn, đạo đức hơn. Một công trình đang xây cất không thể nói “sắp hoàn thiện” mà phải nói “sắp hoàn thành” hoặc “sắp hoàn chỉnh”.

-Nữ thủ khoa “kép”…Thật sự tôi không hiểu “thủ khoa kép” là gì. Sau khi đọc bài viết tôi mới hiểu cô này đậu thủ khoa cả hai đại học, nhưng lại được viết bằng loại văn vô cùng bát nháo mà cần phải có thông dịch viên tiếng Việt mới hiểu! Chữ “kép” (hai) chỉ dùng trong một số ít trường hợp, như  áo đơn”, áo kép, lãi đơn, lãi kép, tú đụp, tú kép (đậu Tú Tài hai lần kỳ thi Hương).

- “Cách gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng” (Yahoo Groups). Tôi thật sự không hiểu câu này nói gì và cần một thông dịch viên giải thích dùm!

-Nuôi và gây giống các loài tôm cá biến thành “nuôi trồng thủy sản”. Thật không thể tưởng tượng được người ta có thể “trồng” được tôm cá. Cả nước nói như những con vẹt mà không một ý thức phản tỉnh đúng-sai.

-“8 món ẩm thực kinh điển của người Nga” (VOV). Ăn uống mà cũng “kinh điển” nữa sao? Thực ra đây chỉ là các món ăn cổ truyền giống như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam nhưng lại viết dưới dạng bát nháo vì ít học.

-“ Nghi phạm giết nữ nhà báo” (BBC tiếng Việt ngày 11/10/2018). Cả trăm năm nay người ta nói  nữ ký giả/nữ phóng viên chứ làm gì có nữ nhà báo? Trình độ tiếng Việt như thế mà cũng đòi cầm bút!

 

Đào Văn Bình

(Califorania ngày 20/10/2018)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.