Hôm nay,  

Hiến Pháp Hoa Kỳ

11/09/201811:53:00(Xem: 5437)


blank


Hoa Kỳ am tường được bài học của nền chính trị Anh Quốc, nên đã tránh tái lập chế độ nội các và tạo ra thể chế cân bằng giữa chính quyền tiểu bang và liên bang. Bởi đó hiến pháp Hoa Kỳ đã đặt ra nguyên tắc Tản Quyền để áp dụng trong việc điều hành giữa trung ương và địa phương. Liên bang dành quyền tự chủ cho tiểu bang, cũng như dành quyền tự do cho người dân.


Đã tản quyền, Hoa Kỳ lại còn có nguyên tắc Phân Quyền giữa chính phủ do tổng thống chịu trách nhiệm, với quốc hội là cơ quan lập pháp và là đại diện cho toàn dân. Cơ quan này có nhiều quyền hạn hơn bất cứ quốc hội của quốc gia nào khác. Đặc biệt tổng thống, là người do dân bầu và cũng do Cử Tri Đoàn chọn ra.


Nguyên tắc Kiểm Soát và Điều Hòa của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã trở thành nét đặc trưng trong lịch sử chính trị vừa qua, vì rằng đã phối hợp thành công được nhiều việc trọng đại của quốc gia, thay vì những cơ quan của quốc gia lấn áp hay chèn ép lẫn nhau, như chúng ta từng thấy ở nhiều nước khác. Nói tới Hiến Pháp Hoa Kỳ là chúng ta hiểu rằng, đó là luật của quốc gia. Hiến pháp ấn định thể thức tổ chức chính quyền, ấn định các quyền, và sự tự do cho công dân. Hiến pháp cũng nêu rõ các mục đích của chính quyền, các phương cách và đường lối thực hiện để đạt đến mục đích, do hiến pháp đề ra.


Hiến pháp được soạn thảo để thống nhất và thành lập một chính quyền quốc gia Hoa Kỳ, từ trong thời Chiến Tranh Giải Phóng vào năm 1775 đến 1783, là thời Hoa Kỳ chiến đấu với Anh quốc và dành lại độc lập từ đế quốc Anh. Khởi đầu vào năm 1781 mười ba Tiểu Bang đề xướng chính quyền Liên Bang, dưới bộ luật được gọi là Hiến Chương Liên Bang (The Articles of Confederation). “Hiến Chương” kết hợp hành pháp, lập pháp, tư pháp thành một cơ quan là Quốc Hội. Vị chủ tịch được chọn bởi “ủy ban các tiểu bang,” và có quyền chủ tọa như “tổng thống.”


Thực tế Hiến Chương thiếu ngành hành pháp và hệ thống tòa án quốc gia, vì chỉ là đại diện 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ. Hiến chương cho phép chính quyền Liên Bang có quyền tuyên chiến, điều hành vấn đề ngoại ngoại giao; nhưng không cho phép thu thuế, quy định mậu dịch, thương mại cấp Liên Bang và ngoại quốc. Nói khác đi, hiến chương không cho phép Liên Bang điều khiển các sinh hoạt của cấp tiểu bang, cho nên liên bang không có phương tiện bảo vệ quốc gia. Hơn nữa số tiểu bang họ lại phát hành tiền tệ, và tạo ra những thay đổi giá trị của đồng tiền và làm hỗn loạn kinh tế quốc gia. Như thế Hiến Chương không thích hợp trong việc điều hành đất nước, mà Hoa Kỳ cần phải có Hiến Pháp.


Tới năm 1787 hội nghị quốc gia tổ chức tại Philadelphia với mục đích xét duyệt Hiến Chương. Nhưng kết quả thì hội nghị đó, là cả một chương trình tổ chức quy mô về chính quyền, mà hiến pháp soạn thảo. Hiến Pháp Hoa Kỳ được ký vào ngày 17 tháng 9 năm 1787, tác giả gồm nhiều người: George Washington, James Madison, Alexander Hamilton, và Benjamin Franklin… Trước khi Hiến Pháp trở thành luật thì cần sự phê chuẩn của 9 Tiểu Bang, nhưng chỉ vài tháng sau bản văn được ký kết và phê chuần đầy đủ. Delaware là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn vào ngày 7 tháng 12 năm 1787. Và New Hamshire là tiểu bang thứ chín, làm cho hiến pháp trở thành hiệu lực vào ngày 21 tháng 6 năm 1788.


Có những chống đối về Hiến Pháp vì nhiều người cho rằng văn kiện không bảo đảm đủ quyền cá nhân, không bảo vệ sự tự do cá nhân, hay ngăn ngừa những điều bất công do chính quyền quốc gia tạo ra. Bởi thế 10 tu chính án hiến pháp hay còn được gọi là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền: Bill of Right được đệ trình. Bản tuyên ngôn nhân quyền trở thành luật vào ngày 15 tháng 12 năm 1791. Do các tu chính án đó, hiến pháp bảo đảm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và báo chí, tự do hội họp ôn hòa của công dân Hoa Kỳ, và quyền được xét xử bởi bồi thẩm đòan.


Hiến pháp quy định, Tổng Thống đắc cử bởi “tuyển cử đòan,” tức một nhóm người được chọn bởi các tiểu bang. Nhân dân bầu cử các thành phần của Hạ Viện đầu tiên, như đang thi hành ngày nay, nhưng các Nghị Sĩ được tuyển chọn bởi các nhà lập pháp tiểu bang, điều này tiếp diễn cho tới những năm 1900.


Tối cao pháp viện có quyền sau cùng để giải thích hiến pháp. Tòa án này có thể hủy bất cứ đạo luật nào của liên bang, tiểu bang, địa phương nếu có những tranh chấp liên quan đến hiến pháp. Ba điều đầu tiên của hiến pháp chia quyền ra thành ba ngành phân biệt:


- Ngành Lập Pháp, làm luật và đại diện bởi Quốc Hội.

- Ngành Hành Pháp, thi hành luật, đại diện bởi Tổng Thống.

- Ngành Tư Pháp, giải thích luật, đại diện bởi Tối Cao Pháp Viện.


Sự phân chia này được hiểu là “Phân Quyền” mà mục đích là ngăn ngừa bất cứ ngành nào của của chính quyền trở nên qúa mạnh, để trở thành độc tài. Hiến Pháp Hoa Kỳ ấn định nguyên tắc “Kiểm Soát và Điều Hòa: Check and Balance” để bảo đảm không có ngành nào có ưu thế hơn, và ngăn ngừa mỗi ngành vượt quyền hạn của mình mà quên đi quyền hạn của ngành khác.


Ví dụ, Quốc Hội có quyền làm luật, nhưng Tổng Thống có quyền phủ quyết các dự luật đó. Đó là kiểm soát và điều hòa. Trong trường hợp “check on a check” Quốc Hội có thể vượt qua (override) phủ quyết của tổng thống bằng cách đạt 2/3 số phiếu thuận trong Quốc Hội. Và Tối Cao Pháp Viện có thể kiểm (check) Quốc Hội bằng cách vô hiệu hóa luật của Quốc Hội vừa thông qua nếu vi hiến.


Đối với nhân dân Hoa Kỳ, câu mở đầu hiến pháp gồm 4 điểm, thiết lập nền tảng cho truyền thống chính trị Hoa Kỳ.


- “Chúng tôi Nhân Dân Hiệp Chủng Quốc” (We the People of the United States). Điểm chính yếu nơi đây là họ tự xưng với tư cách là một quốc gia thống nhất, không còn là một liên bang gồm nhiều tiểu bang nhập lại. Họ đã nhấn mạnh việc cần thiết tạo dựng và thống nhất một dân tộc.


- “Với mục đích tạo sự liên kết toàn hảo” (In order to form a more perfect union). Theo cách nói này, thì sự cố gắng đầu tiên của họ là soạn thảo “Hiến chương liên bang,” nhưng còn thiếu sót và không thích hợp. Họ nói lên việc soạn thảo hiến pháp này là cần thiết.


- “Lập công lý, bảo đảm yên vui gia đình, dự phòng sự chiến đấu chung, khuyến khích an sinh và bảo đảm hoàn toàn tự do cho chúng ta và con cháu chúng ta” (established justice, insure domestic tranquility, provide for the common defense, promote the general welfare and secure the blessings of liberty to ourselves and our posterity). Đây là những mục tiêu chính của sự thành hình bản hiến pháp và chính quyền quốc gia. Đọan văn này còn nói lên sự cần thiết việc có chính quyền để mang lại trật tự và tự do cho quốc gia dân tộc.


- “Soạn và lập bản hiến pháp này cho Hiệp Chủng Quốc Châu Mỹ” (do ordain and establish this contitution for the United States of America). Với các mục đích trên và phương thức làm việc, họ bắt đầu thành lập chính phủ.


Hiến Pháp Hoa Kỳ được chấp nhận vào năm 1787 chứa đựng số bảo đảm cá nhân, nhưng dù sao cũng đã có nhiều tiểu bang từ chối, và không thông qua bản văn kiện này vì không có một đạo luật đặc biệt về nhân quyền. Bởi thế Hiến Pháp Hoa Kỳ phải có mười tu chính án ra đời, được biết với tên là Đạo Luật Nhân Quyền. Hiến Pháp khởi đầu chỉ gồm Lời Mở (Preamble) và 7 Điều (Articles).   


Điều I: Ngành Lập Pháp (Legislative)


Đoạn 1: Quốc Hội (Congress)

Ngành lập pháp của chính quyền liên bang do Đoạn 1 hiến pháp ấn định. Quốc Hội được chia thành Hạ Viện và Thượng Viện. Quốc Hội được chia theo hệ thống lưỡng đảng. Khi một đảng chính trị có đa số trong Hạ Viện, đảng này kiểm soát tất cả ủy ban Hạ Viện. Phát Ngôn Viện/ Chủ Tịch (Speaker) Hạ Viện chủ tọa các phiên họp của Hạ Viện, và cũng là lãnh tụ đảng.


Đoạn 2: Hạ Viện – Viện dân biểu (House of Representatives). Hạ Viện của Quốc Hội gồm những đại biểu của quận (Districts), những Dân Biểu từ các quận bầu cử của 50 tiểu bang. Hạ Viện đại diện cho dân trên căn bản dân số tùy thuộc vào địa phương; nhưng tới năm 1929, Quốc Hội giới hạn tổng số đại biểu là 435 và không chú trọng tới tổng số dân nữa. Hạ Viện có quyền đề nghị các dự luật, chỉ có Hạ Viện mới có quyền khởi tố các nhân vật cao cấp của chính quyền (impeachment). Thượng Viện xét xử những vụ khởi tố đó.


Đoạn 3: Thượng Viện – Viện Nghị Sĩ (Senate). Thượng Viện của Quốc Hội gồm có hai Nghị Sĩ cho mỗi tiểu bang, 2 x 50 = 100 vị, nhiệm kỳ là 6 năm. Các tiểu bang có đại diện tại thượng viện bằng nhau, không tính dân số. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ là chủ tịch Thượng Viện, nhưng không được bầu phiếu, chỉ trong trường hợp biểu quyết mà Thượng Viện đồng phiếu thì lúc đó lá phiếu của chủ tịch Thượng Viện là phiếu quyết đinh.


Điều II: Ngành Hành Pháp (Executive). Hiến Pháp quy định thể thức bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống, với những quyền hạn của hai chức vụ này. Tổng Thống Hoa Kỳ được bầu với nhiệm kỳ 4 năm bởi nhân dân của 50 tiểu bang qua Cử Tri Đoàn, giới hạn trong hai nhiệm kỳ, và là trưởng ngành Hành Pháp. Thẩm quyền hiến định của Tổng Thống là:


- Tư lệnh quân đội

- Quyền bổ nhiệm

- Giảm án tử hình và ân xá

- Thi hành luật một cách trung thực


Tổng Thống được ủy quyền trong việc ký kết hiệp ước với sự chấp thuận của 2/3 nghị sĩ. Hiến Pháp coi chính sách ngoại giao của Tổng Thống là chính sách ngoại giao của quốc gia.


Điều III: Ngành Tư Pháp (Judical). Hiến Pháp Hoa Kỳ ấn định Tối Cao Pháp Viện lãnh đạo ngành Tư Pháp là tòa án tối cao của chính quyền, và quốc gia Hoa Kỳ. Ngành này đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt chính trị là giải thích hiến pháp.


Để làm trọn vai trò đó, nhiệm vụ của Tòa Án trong việc phát triển của Hoa Kỳ rất lớn, đôi khi vượt qua tổng thống hay quốc hội. Tối Cao Pháp Viện là cơ quan cuối cùng giải thích hiến pháp, có quyền vô hiệu hóa, hành động của tổng thống hoặc luật của quốc hội, nếu vi hiến.


Điều IV: Sự Quan Hệ Giữa Các Tiểu Bang


Điều V: Giải Thích và Phương Thức Tu Chính Hiến Pháp


Thông thường thì tiến trình sửa đổi các điều khoản của hiến pháp là phản ảnh sự thay đổi của xã hội, qua sự tu chính hay gỉai thích hiến pháp. Nhưng những nhà lập hiến Hoa Kỳ, ngay từ
khởi thủy đã nhận thấy sự cần thiết phải có một điều khoản dự phòng để bản hiến pháp được quyền tu chính, do đó ho đã đề ra:


Tu chính án hiến pháp Hoa Kỳ cần được sự chấp thuận của 2/3 Quốc Hội và ¾ của các tiểu bang. Phương pháp tu chính án hiến pháp của Hoa Kỳ thì thường khó hơn là thông qua điều luật thông thường. Đang khi quốc tế thì lại khác, ví dụ điển hình, trong điều 80 của hiến pháp nước Pháp lại ấn dịnh tu chính hiến pháp chỉ do quốc hội biểu quyết. Năm 1962 Tổng Thống De Gaulle đã làm ngơ khoản luật tu chính này, mà ông tổ chức Trưng Cầu Dân Ý một tu chính án, ấn định cách bầu cử tổng thống bằng phổ thông đầu phiếu, thay vì bầu cử hạn chế như trước; khiến cho dư luận xôn xao một thời.


Cũng như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi cũng đề xuất cách tu chính án hiến pháp là sau khi thông qua lưỡng viện quốc hội, tu chính án phải được trưng cầu dân ý, và phải được đa số trong 4 trên 6 tiểu bang nước Úc chấp thuận.


Điều VI: Chấp Nhận Các Khoản Nợ Và Hiệp Ước Đã Ký Trước Khi Có Hiến Pháp

Điều VII: Phê Chuẩn Hiến Pháp. Hiến Pháp cần sự phê chuẩn của 9 trên 13 tiểu bang để cho hiến pháp trở thành hiệu lực.


Tiếp đến là Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Trong 10 tu chính án của Đạo Luật Nhân Quyền chỉ có 8 điều tu chính án đầu tiên bảo đảm những quyền và những tự do cá nhân. Đạo luật này có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 năm 1791, là một ngày được lấy để mừng Ngày Nhân Quyền. Tám tu chính án trong Hiến Pháp Hoa Kỳ bao gồm những quyền căn bản và những quyền tự do cho mọi công dân.


1- Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do cải chính (rectify).

2- Quyền mang vũ khí.

3- Cho quân nhân tạm trú (housing of soldiers). Điều này là để chống lại chính quyền Anh quốc vào những năm 1700, khi bắt buộc dân Hoa Kỳ cho quân nhân tạm trú trong nhà. Trong thời bình, cần phải có sự đồng ý của chủ nhà, Đoạn 3 – 5, quy định vấn đề riêng tư cá nhân (personal privacy) của người dân.

4- Cơ quan công quyền khám xét tư gia thì phải có trát tòa (search warrant).

5- Quyền của người dân trong những vụ án hình sự (rights in criminal cases).

6- Quyền được xét xử một cách hợp pháp, công bình, vô tư và không thiên vị (rights to a fair trial).

7- Quyền của người dân trong những vụ án hộ sự (rights in civil lawsuits).

8- Ấn định tiền thế chân (bail), tiền phạt, hình phạt tương xứng với tội trạng.


Điều 9 và 10 là hai điều nhấn mạnh đến những quyền không ghi trong hiến pháp là quyền dành cho người dân, và tiểu bang. Những quyền không ghi trong hiến pháp có nghĩa là tâm luật, chớ không chỉ có văn luật, và không ghi không có nghĩa là không có.


Hiến Pháp của các Tiểu Bang Hoa Kỳ chứa đựng Đạo Luật hay Tuyên Ngôn Nhân Quyền được chi tiết hóa và rõ ràng hơn Hiến Pháp Liên Bang. Hiến Pháp Hoa Kỳ ngày nay được coi là bản hiến pháp mẫu, nhưng cũng ít những quốc gia trên thế giới biết mang đến các quyền công dân cho người dân nước họ, như công dân Hoa Kỳ đang được hưởng.


Hơn thế nữa, bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ cho tới nay cũng được coi là khuôn mẫu của xã hội kỹ nghệ, và bắt đầu lỗi thời khi xã hội Hoa Kỳ tiến vào thời đại mới, văn minh tín liệu (Information Revolution), chắc chắn Hiến Pháp cũng cần sửa đổi, cải tiến. Và bộ mặt của thế giới cũng thay đổi theo sự phát triển của dân số, khoa học kỹ thuật, và phương tiện vận chuyển. Phương tiện di chuyển phát triển đồng nghĩa với sự thu nhỏ địa cầu về phương diện cai trị, quân sự, và điều hành.


Kết Luận:


Tóm lại, mục đích của hiến pháp là bảo vệ các thành phần cá nhân trong cộng đồng chính trị, chống lại sự can thiệp của quyền lực tiến vào đời sống tự do, tự trị của từng cá nhân. Trong phạm vi cá nhân, nhân quyền là tự chủ. Nhân quyền là quyền tối thượng của con người và vượt trên phạm vi quốc gia. Dân quyền là tự do. Chính quyền là dân chủ. Chính quyền và dân quyền được tôn trọng ngang nhau theo nguyên tắc bình quyền. Đó chính là xã hội nhân bản.


Tiếp đến là ứng dụng vào việc phân chia quyền lực chính trị, nguyên tắc phân quyền, được coi là mục tiêu thứ hai của hiến pháp. Một chính quyền hiến định, là một chính quyền đó phải bị hạn chế quyền hành qua phương pháp phân quyền, tản quyền, chia quyền… nhằm ngăn ngừa sự tập trung quyền lực vào một chính quyền trung ương, một đảng chính trị cầm quyền như đảng Cộng sản tại Việt Nam. Bởi thế, mỗi chế độ chính trị đã cần có một Khung Tổ Chức để phân chia quyền hành của một cơ quan công quyền, một hệ thống định nghĩa quyền cá nhân, và một quy chế cộng đồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.