Hôm nay,  

Viết Về Chế Độ Ăn Uống Của Tù Cải Tạo Trong Lao Tù CS

8/22/201800:00:00(View: 6672)
Phú Bùi

 
Nói đến chế độ nuôi sống tù nhân cải tạo, nếu không đề cập đến âm mưu thâm độc của CS đã đầy đọa khổ ải và nuôi dưỡng tù nhân tồi tệ như thế nào là môt điều vô cùng thiếu xót, Thật vậy sau 30-4-1795 CS cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam VN, chúng đã có âm mưu thâm độc bằng cách kêu gọi tất cả moi người phục vụ cho chế dộ cũ phải trình diện ở 1 số địa điểm để tập trung học tập trong các lao tù CS với danh hiệu mỹ miều la ø“trại cải tạo” và mang theo lương thực 10 ngày theo chánh sách khoan hồng và nhân đạo của chính phủ CM miền Nam VN.

Mới đầu, thể theo thông cáo, toàn thể anh em phục vụ chế độ cũ đều tự giác hưởng ứng ghi danh đi ở tù ở những địa điểm tập trung điển hình như trường nữ Trung học Gia Long Saigon, sau đó CS di chuyển anh em tới Trại tù Tam Hiệp Biên Hòa, nơi trước đây từng là Trại giam giữ những tù binh CS với 7 hàng rào kẽm gai bao vây chung quanh trại để ngăn ngừa CS trốn trại, thì sau này điều mỉa mai và bất hạnh thay chính nơi đây lại là nơi giam giữ những tù nhân cải tạo.

Sau 10 ngày trôi qua, anh em cầm tờ báo lên văn phòng CS trực trại đưa yêu sách đòi xét trả tự do thì được tên CS thản nhiên trơ trẽn trả lời: các anh mới chỉ được tập trung lại chưa có học tập gì cả ma øđã đòi về nhà là nghĩa làm sao, bấy giờ anh em mới bật ngửa ra là đã bị CS chơi chữ với cú lừa thế kỷ. Thật còn gì thấm thía thía hơn với câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi còn sanh tiền: “Đừng có nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.”

Thế là anh em chế độ cũ đành phải cam tâm chấp nhận ở tù với chiêu bài phải học tập tốt, lao động tốt mới dược CM cứu xét tha về sớm đoàn tụ với gia đình.

Không biết vô tình hay cố ý, CS đã nuôi dưỡng tù nhân cải tạo không thua gì  nuôi 1 con súc vật với những loại thực phẩm như: Gạo mục chỉ còn 2/3 chất bổ dưỡng (gạo do trung Cộng viện trợ cho CS trong chiến tranh VN, để lâu ngày kho đã bị mọt ăn mục nát), Bắp đỏ (Bắp dùng cho súc vật), bo bo, ăn no nặng bụng khó tiêu, và mì lác (gồm cả đầu khai mì khô cứng , xen lẫn cát vì phơi ngoài trời dãi dầu bao mưa nắng, gió bụi trộn lẫn cát theo thời gian). Còn thực phẩm thì chỉ có nước muối ( muối hột quậy trong chảo nước sôi rồi để chất cặn lóng xuống, xong chia mỗi tổ một thau nước muối đem về lán chia cho mỗi anh em tù nhân 1 chén chan với cơm, ngày 2 bữa hàng tháng như vậy, đôi khi có rau do anh em tù nhân canh tác được thì moi anh em tù nhân cũng được chia 1 chén canh cũng nấu bằng nước muối mà thôi.Họa may lắm mấy ngày lễ , Tết anh em tù nhân được chia cho khẩu phầøn tương đối kha khá, chi may mắn nhận được 1, 2 miếng thịt đã là điều may mắn lắm rồi. Quý vị thử nghĩ coi, với khẩu phần ăn như vậy, lại phải lao động khổ sai dài hạn ( cuốc đất dưới bầu trời nắng gay gắt 8 tiếng theo chỉ tiêu  để có đất canh tác như trồng rau, đậu phọng, khoai lang, khoai mì, v.v... ) thì cơ thể con người làm sao mà kham chịu nổi cảnh đọa đầy khốn khổ này? Cuối cùng cơ thể con người ai nấy cũng phai từ từ mà suy dinh dưỡng tử vong theo thời gian mà thôi, đấy chẳng qua cũng chỉ là âm mưu, sách lược của CS giết người một cách khoa học không hơn không kém cũng giống như  sách lược CS Liên Xô sau khi thắng trận đã đầy đọa tù nhân chế độ trước hoặc những thành phần nguy hiểm, chống đối chúng ở tận nơi vô cùng cựïc lạnh Tây Bá Lợi Á, có đi mà không có về.

Do đó mỗi khi anh em tù nhân đành cam tâm nhẫn nhục đi lao động cho qua ngày đoạn tháng.Nhất là hàng ngày mỗi khi phải đi qua cổng trên có treo tấm ban đôn đề: không có gì quý hơn độc lập tự do, anh em đã không ngần ngại sửa lại cho đúng ý nghĩa thực tế hiện tại hơn là: Không có gì quý hơn mì lác với bo bo.

Đơn cử một trường hơp độc nhất vô nhị đã xẩy ra ở Trại tù An Dưỡng, các tù nhân được CS cho ăn thịt bò thối rữa mục như mắm quá ghê sợ được diễn tình như sau: đây là loại thịt bò CS tuyển lựa được xuấât khẩu qua Liên Xô, nhưng không hiểu sao thịt để lâu quá hạn bị trả về vì thịt đã mục thối, rữa ra như  làm mắm, CS đã nhẫn tâm không ngần ngại đưa loại thịt thối này vào trại tù Gia Ray Xuân Lộc Đồng Nai (còn các trại tù khác có hay không thì không rõ), để cung cấp cho tù nhân ăn bằng cách chỉ thị nhà bếp (anh nuôi ) bỏ thịt thối trong chảo nước sôi rồi quậy lên cho thịt hòa tan trong nước, rồi đem chia cho các lán tù, mỗi tù nhân được chia cho 1 chén nước thịt thối, dùng để chan với cơm ăn hàng ngày, các tù nhân miễn cưỡng phải cố gắng thưởng thức vì có còn hơn không. Cũng may không có tù nhân nào ăn phải mà nhận lãnh những điều không may đáng tiếc xẩy ra như mọi người thầm nghĩ.

Đấy tình người của những con người  CS vô nhân tính đối xử với anh em tù cải tạo như vậy đấy! Đây chắng qua chỉ là một trong những bài học hữu ích để đời vô giá độc nhất vô nhị mà bất cứ anh em tù nhân nào ở trại tù Gia Ray Xuân Lộc Đồng Nai đều bị ám ảnh, nghĩ tới là rùng mình và cũng khó có thể nào quên cho tới cuối đời.

Một sáng kiến tuyệt vời và độc đáo của một tù nhân thiếm sực hết một nón sắt khoai mì lác trộn cát một cách ngon lành trước sự chứng kiến và thán phục của anh em bạn tù như sau: một anh bạn tù nằm tầng trên đối diện với anh bạn tù nằm tầng dưới và không khỏi cảm phục khi thấy người bạn tù này một tay cầm tờ báo để trươc mặt, không biết anh ta có đọc báo không thì không biết, còn tay kia đưa vô nón sắt bốc lia lịa khoai mì lác, rồi đứa vô miệng nhai một cách ngon lành, chẳng bao lâu thì hết nón sắt mì lác ngoài sức tưởng tượng của mọi người bởi vì nếu ai nhìn vô nón sắt để bốc ăn thì khó có thể nuốt trôi được. Sở dĩ anh bạn tù không thăm nuôi có được một nón sắt mì lác là vì các bạn tù có thăm nuôi nhường tặng cho vì thấy khó nuốt quá. Một trường hợp ăn mì lác còn khủng khiếp hơn do tù cải tạo Tôn Thất Quý, tại trại tù Đại Bình, Lâm Đồng kể lại: một anh bạn tù đang nhai ngon lành chén mì lác thì bất thần nhai phải cái gì thấy là lạ, dai dai không đứt, khi nhả ra thì hỡi ơi thật khủng khiếp và ớn lạnh sương sống khi anh ta phát hiện ra là da chuột chết lẫn lộn trong khoai mì lác lúc nào không biết thì ra chú chuột nhắt chui vô trong bao mì lác ăn lo chưa kịp chui ra thì tù nhân nhà bếp vô tình đem nấu chin rục chú chuột luôn cùng với khoai mì lác rồi chia cho anh em tù nhân mà không hề hay biết khiếân một tù nhân ăn mì lác lẫn da chuột chết đã không khỏi rùng mình ghê sợ và mỗi khi nhắc lại tưởng chừng phảng phất như là một cơn ác mộng.

Thật vậy CS cố tình tìm đủ mọi cách để tiêu diệt anh em tù cải tạo với bất cứ giá nào, nhưng đảng CSVN đã không được toại nguyện với mưu sâu thâm độc của chúng bởi vì sau khi Liên Xô sụp đổ, dưới áp lực của Quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, CS đã phải chấp nhận nhượng bộ, ký kết vô điều kiện, thả tù chính trị và tống xuất ra họ nước ngoài để mong ổn định đất nước hầu chúng có thể thống trị và bóc lột lâu dài trên đầu trên cổ không những nhân dân miền Nam VN mà cả dân tộc VN nữa.

Thời gian 43 năm trôi qua gần cả cuộc đời lưu vong nơi xứ người, những bí mật lịch sử đã được công khai hóa trước công luận, thời gian cũng quá đủ để chúng ta chiêm nghiệm lại cuộc sống làm dân của một nước nhược tiểu, nếu chẳng may khi đất nước lâm nguy nếu lãnh đạo mà bất tài thì suy vong cả một dân tộc.Vì quyền lợi của các cường quốc nằm trên vận mệnh của các nước nhược tiểu, do đó chúng sẵn sàng trao đổi, bán đứng người bạn đồng minh thân thiết của mình mà không hề luyến tiếc.Dân tộc VN là một điển hình. Đây là một quốc nạn mà dân tộc VN đã phải gánh chịu và trả giá quá mắc. Cho tới giờ phút này những ai còn chưa thức tỉnh, còn mê thiên đàng mù không tưởng của CS thì quả là những con người vô tri, không có trái tim, ngoài ra những ai vẫn còn có những tư tưởng lệch lạc, bao che, nói tốt và bênh vực làm lợi cho CS bằng cách này hay bằng cách khác thì quả thật là những con người bệnh hoạn, hết thuốc chữa mà nên trở về VN sống với CS một thời gian lâu dài rồi sẽ biết chứ chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ hay sao?

BUIPHU/VBMN

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.