Hôm nay,  

Con đường nào dẫn đến giải phóng?

19/06/201813:27:00(Xem: 5591)

ĐẤU TRANH BẰNG VŨ LỰC HAY BẰNG ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG?
GENE SHARP
1
Nguyễn văn Thái, Ph.D chuyển ngữ
(Bài 001)

Con đường nào dẫn đến giải phóng?

   Nhiều người đang sống tại những quốc gia mà chính quyền bị xem là những nền độc tài, hay nói nhẹ hơn, là những chế độ độc đoán. Thông thường thì đa số người dân tại những quốc gia này thích chế độ áp bức của họ được thay thế bằng một hệ thống chính trị dân chủ và tự do hơn. Nhưng làm thế nào để đạt được điều này?
   Các nền độc tài không phải là loại áp bức chính duy nhất. Còn có các hệ thống áp bức về xã hội và kinh tế nữa. Khi người ta muốn chấm dứt áp bức và đạt được những tự do rộng lớn hơn và nhiều công bằng hơn thì có cách gì để thực hiện điều này một cách thực tiễn, có hiệu năng, tự lực, và bằng những phương tiện vững bền không?
   Nhiều người đã tìm kiếm những giải đáp cho các câu hỏi này và đã từng dấn thân hoạt động rất khó nhọc nhằm đạt đến giải phóng cho kỳ được. Nhiều người khác lại cố gắng giúp đỡ những kẻ bị áp bức chấm dứt sự nô thuộc của họ. Tuy nhiên, không ai trong chúng ta có thể cho là mình đã cung cấp những giải đáp thoả đáng. Những thách đố này vẫn còn đó.
Trong những cuộc xung đột giữa một nền độc tài, hay một sự áp bức nào đó, và dân chúng bị thống trị, thì quần chúng cần phải quyết định là họ chỉ đơn thuần ước mong lên án sự áp bức hay phản đối hệ thống mà thôi. Hay là, họ thực sự muốn chấm dứt đàn áp, và thay vào đó một hệ thống có nhiều tự do, dân chủ và công lí hơn?
   Nhiều người có lòng tốt cho rằng nếu họ cứ tố giác áp bức đủ mạnh, và phản đối đủ lâu thì sự thay đổi mong ước thế nào rồi cũng xảy đến. Giả định này là một sai lầm.
   Tìm kiếm một giải pháp tốt đẹp hơn thì có nhiều nguy hiểm. Không phải mọi giải đáp đưa ra đều có giá trị ngang nhau. Một vài “nhà cách mạng” tự phát, mặc dù hùng biện, thường vẫn thiếu tin cậy người dân bị áp bức. Những “nhà cách mạng này” tin rằng cơ chế thống trị chỉ có thể bị dẹp bỏ hoàn toàn nếu những “vị bảo trợ” của chính phe nhóm họ, bằng cách nào đó, giành được quyền quản trị guồng máy Nhà Nước, và rồi dùng những hệ thống quản trị và đàn áp của guồng máy này để tái lập xã hội, bất kể nguyện vọng của người dân – mà đáng lẽ ra là đã phải được “giải phóng” -- là gì.
   Những vấn đề này đòi hỏi một sự cân nhắc mới.
   Vấn đề làm thế nào để dẹp bỏ các nền độc tài đã được đề cập một cách tổng quát trong cuốn Từ Độc Tài Đến Dân Chủ: Một Khung Ý Niệm Cho Giải Phóng2 của tác giả.
   Tuy vậy, cẩm nang lập kế hoạch chiến lược này có mục đích giới hạn hơn. Nó chỉ nhằm giúp những ai muốn tự mình hoạch định một đại chiến lược, hay một siêu kế hoạch, để đạt được giải phóng và xây dựng một hệ thống dân chủ và tự do hơn. Hơn nữa, tài liệu này không những chỉ thích hợp cho những người đối diện với các nền độc tài quốc nội. Nó còn chủ ý muốn được hữu ích cho những người đối diện với bất cứ loại áp bức nào khác nữa.
   Tài liệu ngắn ngủi này không thể trình bày đầy đủ và thấu đáo mọi kiến thức và ý tưởng cần cho một cuộc đấu tranh giải phóng bất bạo động.
   Do đó, rải rác trong bản văn này là những tham chiếu các sách đã phát hành được chọn lọc đề cập đến các chủ đề quan trọng đó. Tra cứu cẩn thận các sách chọn lọc này theo trình tự đề nghị là một việc làm thiết yếu. Các sách này chứa đựng nhiều sự thông hiểu, kiến thức, và nhận định hữu ích cho việc soạn thảo các chiến lược giải phóng.
 
x

Để hiểu định nghĩa các từ chiến lược, mời đọc: The Politics of Nonviolent Action, [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], trang 492-496; Waging Nonviolent Struggle, [Tiến Hành Cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Đông], trang 445-446 và 456-467]; và The Politics of Nonviolent Action, [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], trang 506-512. Số trang: 26.
 
CHÚ THÍCH: Muốn biết thông tin ấn hành của những phần này và tất cả những trích đoạn về sau, mời xem phần “Các sách đọc” ở cuối tài liệu này. Các ấn bản không kê tên tác giả là của Gene Sharp.
 
   Qua việc sử dụng cẩm nang lập kế hoạch chiến lược này, hi vọng là các cuộc đấu tranh bất bạo động trong tương lai nhằm dẹp bỏ áp bức có thể được thực hiện hiệu quả hơn và ít tổn thất hơn.
   Hiện nay những người đang sống dưới một nền độc tài hay một sự áp bức khắc nghiệt nào khác có rất ít lựa chọn thoả đáng hầu làm thế nào để có thể tự giải phóng được.
 
  • Phổ thông đầu phiếu nhằm đem lại thay đổi lớn đòi hỏi cho một xã hội dân chủ và tự do chính trị hơn thì thường không có, hoặc bị gian lận, hoặc là kết quả bị thay đổi hay lờ đi.
  • Nổi loạn bạo động, bao gồm cả chiến tranh du kích và khủng bố, thường đưa đến đàn áp thẳng tay, tổn thất nặng nề, thất bại, và, ngay cả khi “thành công”, thường đưa đến một nền độc tài còn cường bạo hơn nữa.
  • Một cuộc đảo chánh thì thường thất bại, hoặc chỉ đưa những cá nhân hay bè đảng vào những chức vụ cũ mà thôi.
  • Diễn biến tiệm tiến có thể mất hằng thập kỉ, và có thể bị chặn đứng lại hay đảo ngược hướng đi, có thể nhiều hơn là một lần.
 
   Khi chiêm nghiệm làm thế nào để đạt được giải phóng khỏi áp bức, không nên giả dụ là sẽ có cách thực hiện điều này dễ dàng. Trái lại, lập kế hoạch và thực thi hành động dẹp bỏ áp bức cho có hiệu quả là một điều luôn luôn cực kì khó khăn. Hơn nữa, đạt được giải phóng mà không bị tổn thất là một điều khó xảy ra. Nên nhớ rằng bất cứ nỗ lực nào bằng bất cứ phương tiện nào nhằm loại bỏ một hệ thống áp bức cũng có thể sẽ phải gặp sự đàn áp khắc nghiệt.
   Khi đối diện với thực tế áp bức cùng cực và có thể là sự đàn áp tàn nhẫn, thì rất thông thường các cá nhân, các nhóm đối kháng, và hầu hết các chính quyền đều chỉ còn trông cậy vào quân sự để giải quyết xung khắc. Điều này vẫn xảy ra mặc dù bằng chứng cho thấy rất thường là hậu quả của các hình thức xung đột bạo động thật là tang thương. Các chế độ áp bức thường được trang bị đầy đủ để thực hiện đàn áp cực kì tàn bạo.
   Đôi khi những người muốn có được tự do nhiều hơn mất tin tưởng là họ có thể tự giải phóng được. Họ có thể ngay cả đặt hi vọng vào sự can thiệp quân sự mạnh mẽ của ngoại bang. Giải pháp này có những bất lợi trầm trọng:
 
  • Một chính quyền ngoại bang có thể dùng chiêu bài độc tài ở một quốc gia khác như là cái cớ để can thiệp quân sự nhưng thực sự là để nhắm đến các mục tiêu khác, ít cao quý hơn.
  • Ngay cả khi chính quyền quốc ngoại lúc ban đầu có những động lực vị tha để can thiệp vào những trường hợp như thế, nhưng khi cuộc xung đột bành trướng thì chính quyền can dự có thể sẽ khám phá ra là những mục tiêu vị kỉ hơn đang trở nên mở rộng ra trước mắt họ. Những mục tiêu này bao gồm việc kiểm soát các tài nguyên kinh tế hoặc thiết lập các căn cứ quân sự.
  • Một chính quyền có đủ khả năng quân sự để dẹp bỏ một hệ thống áp bức mạnh tại một quốc gia khác thì thường sau này cũng đủ mạnh để áp đặt những mục tiêu của chính mình. Điều này có thể xảy đến ngay cả khi những người dân “được giải phóng” không muốn những mục tiêu này.
 
   Ngược lại, một khả năng tự lực thực tiễn nhằm chấm dứt một nền độc tài hay một áp bức nào khác, không những chỉ nhắm vào hệ thống áp bức hiện hành. Khả năng giải phóng tự lực đó còn đánh đổ được niềm tin vào lời tuyên bố dối trá của chính quyền can dự là mục tiêu của họ là đẩy mạnh thêm nhiều tự do và công lí trong khi mục tiêu thực sự của họ lại khác hẳn.
 
   Còn có giải pháp giải phóng nào khác không?
   
   Những cuộc đấu tranh bất bạo động quan trọng, tự phát hoặc ứng biến chống những nền độc tài và áp bức đã từng xảy ra trong quá khứ. Chúng đem lại những kết quả khác nhau: một vài thất bại, một vài thành công, và một số có hậu quả lẫn lộn.
   Những chống đối công cọng, những hành vi bất hợp tác, và những can dự tạo rối loạn này không những đã bao nhiêu lần gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các hệ thống áp bức và đánh bại các nhà lãnh đạo độc đoán. Có lúc chúng còn làm cho những hệ thống áp bức và các nền độc tài tàn bạo phải sụp đổ3.
   Một vài trong số những cuộc đấu tranh bất bạo động này đã có được những nhân vật lôi cuốn được quần chúng, như Mohandas K. Gandhi. Tuy nhiên, những trường hợp này không phải là điển hình. Lịch sử thường hay xao lãng rất nhiều về việc sử dụng kĩ thuật này, phủ nhận hầu hết những tiên kiến và những quan niệm sai lạc phổ biến về đấu tranh bất bạo động.
   Trong một vài thập kỉ vừa qua, một vài cuộc cách mạng và những cuộc nổi loạn được biết như là “những cuộc cách mạng màu” đã được người ta biết đến nhiều. Những trường hợp này đầy hi vọng vì đã lôi kéo được sự tham gia của đám đông quần chúng vào những cuộc đấu tranh chủ yếu là bất bạo động với những hiệu quả đáng kể. Kết quả đạt được trong những trường hợp này đã tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh, sự hiểu biết về những trường hợp xảy ra trước đó, có hay không có một chiến lược khôn ngoan, mức độ thiết kế có thể thực hiện và ứng dụng được, và các phương pháp được sử dụng.4
 
Vượt quá những kinh nghiệm đã qua
 
Còn cần phải học hỏi nhiều về cách thức kĩ thuật bất bạo động này vận hành như thế nào. Tuy nhiên những áp dụng trong lịch sử và kiến thức hiện có của chúng ta bây giờ đã tiến đến mức mà không những người ta chỉ trông đợi kĩ thuật này được sử dụng nhiều hơn trong các cuộc xung đột; mà còn rất quan trọng là với kiến thức sâu rộng hơn, với những tính toán chiến lược khôn ngoan, với kinh nghiệm giàu thêm, với việc lập kế hoạch, với kĩ năng gia tăng về cách hành động thì hiệu quả của những cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại áp bức trong tương lai hầu như chắc chắn sẽ tăng lên bội phần. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì kết quả của hầu như bất cứ loại sinh hoạt nào cũng có thể được tăng phần tốt đẹp một cách đáng kể do những nỗ lực có chủ tâm.
   So với những cách hành sử khác có thể có như đã đề cập trước đây thì tranh đấu bất bạo động có kế hoạch chiến lược chứng tỏ là một lựa chọn đúng đắn cho những nỗ lực nhằm đạt đến một hệ thống tự do, dân chủ, và công bằng hơn. Những ai hay những nhóm người nào quyết định khai phá tiềm năng của giải pháp này nhằm tranh thủ tự do và công bằng nhiều hơn cần phải được khen ngợi. Tuy nhiên, họ phải đối diện với một công việc thật là khó khăn.
   Thay đổi quan trọng không xảy đến chỉ bằng cách khẳng định một mục đích dài hạn hay bằng cách phản đối lại nguyên trạng mà thôi. Đòi hỏi phải có hành động chiến lược có trách nhiệm, khôn ngoan, và có hiệu quả. Đối mặt với áp bức cảm nhận được, đấu tranh bất bạo động chiến lược có thể trở nên một lựa chọn thích hợp thay thế cho cả vũ lực lẫn sự chịu đựng thụ động.
   Tài liệu này và các sách đọc được chỉ định cốt nhằm giúp những người hoặc nhóm người đang đối diện với áp bức mà muốn có kiến thức và hiểu biết hơn về bản chất và tiềm năng của đấu tranh bất bạo động có chiến lược. Tài liệu này khẳng định là lập kế hoạch chiến lược có thể đóng góp bằng nhiều phương cách quan trọng vào việc làm cho sự áp dụng đấu tranh bất bạo động có hiệu quả đáng kể nhiều hơn là những phản đối và đối kháng mà không có kế hoạch chiến lược. Điều rất quan trọng là sự chiêm nghiệm chuyện gì có thể xảy ra sau cuộc xung đột tiên khởi đòi hỏi cần có một sự cân nhắc trước và cần có phần nào kế hoạch cho trật tự xã hội thời hậu xung đột.5
 
Thực tiễn và có chiến lược
 
Phương thức ở đây là thực tiễn và có chiến lược. Phương thức này dựa trên thực tế chứ không phải dựa vào những niềm tin, dù hai điều này có thể phù hợp với nhau.6
    Mục đích của cẩm nang này là để giúp cho nhóm người mong chấm dứt một nền độc tài hay sự áp bức nào khác, và thay thế vào đó một hệ thống tự do và công bằng hơn, lập kế hoạch làm thế nào để xúc tiến những cuộc đấu tranh cho có hiệu quả. Làm thế nào để người ta có thể sử dụng được những tài nguyên sẵn có của họ cho có hiệu quả để chấm dứt áp bức, và thay vào đó một hệ thống vững bền, tự do và công bằng hơn?
    Lập kế hoạch khôn ngoan còn có thể giúp giữ tổn thất ở mức độ thấp. Một số phương pháp có thể quá khiêu khích và có thể biến những người biểu tình thành những mục tiêu dễ dàng cho quân đội của kẻ áp bức. Ngược lại, một vài phương pháp khác vừa có thể có tác dụng mạnh hơn vừa có thể không tăng tổn thất. Ví dụ như một kế hoạch có thể để cho những người chống đối tiến bước trên một con đường về phía quân lính được vũ trang bằng súng máy. Một kế hoạch khác có thể thúc dục dân chúng để đường sá trống vắng và yên lặng, và ở nhà một thời gian.
CƯỚC CHÚ:
1/Tác giả tri ơn sự cố vấn của TS. Mary King và Henry L. Helvey, thêm vào đó sự hỗ trợ tổng quát của ban Giám Đốc Viện Albert Einstein, trong việc soạn thảo tài liệu này.
 
2/Bangkok: Uỷ Ban Phục Hồi Dân chủ tại Miến Điện, 1993.  Boston: Viện Albert Einstein, 2003 và 2008.

3/Xem Gene Sharp, The Politics of Nonviolent Action [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động] (Boston: Porter Sargent Publishers, 1973); Gene Sharp, Waging Nonviolent Struggle: 20th Century Practice and 21st Century Potential [Tiến Hành Đấu Tranh Bất Bạo Động: Thực Hành của Thế Kỉ 20 và Tiềm Năng cho Thế Kỉ 21] (Boston: Extending Horizons, Porter Sargent Publishers, 2005); and Ronald M. McCarthy và Gene Sharp, với sự phụ trợ của Brad Bennett, Nonviolent Action: A Research Guide [Hành Động Bất Bạo Động: Cẩm Nang Nghiên Cứu]. New York và London: Garland Ấn Hành,1997.
 
4/Để tìm những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng một hành động bất bạo động thành công hay thất bại trong việc có đạt được mục tiêu hay không, mời xem Gene Sharp, The Politics of Nonviolent Action [Chính Trị của Hành Động Bất Bạo Động], tt. 815-817.
 
5/Xem thảo luận ở phần sau về những nguy hiểm của đảo chánh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.