Hôm nay,  

CSCĐ sợ gì?

6/10/201816:50:00(View: 7494)
CSCĐ sợ gì?
 
Vũ Thạch

 

Bài này không nhằm cổ võ bạo động nhưng để bà con chúng ta biết Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) có những chỗ yếu nhược nhất định. Họ không phải là bức tường hoàn toàn kiên cố để trấn áp biểu tình như những kẻ cầm quyền độc tài tô vẽ.

 

Sau đây là một số điểm tóm tắt rút từ những lời chia sẻ của một số CSCĐ từng phục vụ trong các chế độ cựu độc tài trên thế giới. Những cựu CSCĐ này đã xin lỗi người dân, chấp nhận các hình phạt, và nay chia sẻ lại các nỗi sợ của họ trong những ngày tháng đối đầu với nhân dân biểu tình.

 

1. Chó nghiệp vụ vô dụng trước một số đông quá lớn:

Công dụng chính của chó nghiệp vụ là dùng mũi đánh hơi ra được các đồ vật dấu kín hoặc các con người đang ẩn nấp. Chúng cũng có công dụng tấn công một vài cá nhân riêng lẻ đang bỏ chạy hay có vũ khí cầm tay. Còn đối diện với một số đông dân chúng quá lớn, chó nghiệp vụ hoàn toàn vô dụng vì những lý do sau đây:

  1. Con chó thấp nên có thể bị xịt đủ loại thuốc, từ keo xịt tóc đến thuốc xịt muỗi, thuốc sát trùng, ... Mũi chó rất khốn khổ vì các bình xịt đơn giản đó. Thân chó thường cũng không có gì bảo vệ nên dễ bị thương vì gạch đá ném tới.
  2. Kẻ giữ chó cũng ít khả năng tự bảo vệ hơn đồng đội. Vì một hoặc cả hai tay phải kềm chó, tên này vừa không có lá chắn, vừa không còn tay để đỡ gạt các đồ vật bay tới.
  3. Tên giữ chó cũng không dám thả chó xông vào cắn người vì chó vừa rời khỏi tay thì kẻ giữ chó không còn lý do gì khiến người biểu tình ngần ngại xông vào "làm thịt" hắn ta.
  4. Và khi số đông biểu tình xông lên quá gần, cảnh "bỏ chó chạy lấy người" khá phổ biến.

Tóm lại khi số đông dân chúng đủ lớn, những CSCĐ với chó nghiệp vụ, nhìn thì có vẻ hung hãn, nhưng lại là những chỗ hở và yếu nhất.

 

2. Tấm khiên bị che phủ là mù:

Mỗi CSCĐ được huấn luyện để dựa rất nhiều vào tấm khiên (hay lá chắn). Mỗi tấm có thể dùng làm vật che chắn, làm vũ khí phang đập, làm bức tường đẩy lùi đám đông, hay ngay cả làm cáng tải thương.  Nhưng chỗ nhược của mỗi tấm chắn là chỉ cần bị che khuất 1/3 phía trên là người cầm nó trở nên ... mù và dễ mất tinh thần giữa cảnh hỗn loạn.

Vật liệu để che khuất 1/3 phía trên tấm khiên rất đơn giản. Đó là một ít sơn, một ít nhựa đường (hắc ín), hay ngay cả mắm tôm (đặc sản Á Châu) đựng trong 1 bao nhựa mỏng dễ ném và dễ vỡ. Với các vật liệu này càng lấy tay gạt xóa sẽ càng trải rộng nó ra trên tấm khiên.

Thế giới nói chung không xem những túi sơn nho nhỏ này là vũ khí bạo động. Nó không khác gì ném trứng. 

 

3. Rất ngán vật nặng rơi từ trên xuống:

Tại hiện trường, CSCĐ dễ thấy rõ vật gì đang bay ngang tới để hoặc ngăn lại bằng tấm khiên (nếu nhẹ) hoặc nhảy tránh qua bên (nếu nặng). Nhưng những vật rơi từ trên xuống thì họ thường không thấy cho đến khi chúng đụng tới mũ sắt. Nghĩa là nếu đó là vật nặng thì đã quá trễ ... cho cần cổ.

Chiếc mũ sắt, có khi đi kèm với miếng nhựa dày bảo vệ gáy khiến họ rất khó ngẩng đầu nhìn lên. Nếu mặc áo giáp bó thân trên và hạ bộ, họ càng khó ngửa người lên xem. Vì vậy để nhìn lên họ thường phải cong cả 2 đầu gối để nghiêng hẳn 3/4 người về phía sau.

Trong lúc phải đứng tấn trong tư thế đối phó với tình hình trước mặt, họ không thể ngã 3/4 người về phía sau được và do đó luôn trong tình trạng phập phồng lo lắng về những thứ sắp rơi từ trên xuống.

Đó là lý do tại sao các vật bay vào CSCĐ hay xuất phát từ các nhà cao tầng hay được ném cầu vồng.

 

4. Rất sợ bị bỏ rơi lại phía sau:

Nỗi lo thường xuyên của mỗi CSCĐ là bị bỏ lại phía sau khi đồng đội rút lui mà không biết vì không nghe được lệnh rút giữa quá nhiều tiếng động và hỗn loạn.

Cũng có những trường hợp nội bộ CSCĐ trả thù nhau bằng cách hô xung phong cho cả đội lao vào đám đông dân chúng rồi hè nhau rút đi, cố tình không vỗ vai ra hiệu cho 1, 2 đồng đội. Thế là có cậu mải miết đánh người biểu tình đến khi nhìn lại thì chỉ còn ... ta với ta.

Do đó khi có lệnh hô xung phong, đa số CSCĐ chỉ làm vừa đủ để cấp trên đứng từ xa quan sát không trừng phạt họ sau đó. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng chạy lập tức khi được lệnh, kể cả "bỏ bạn chạy lấy người".

Đây là tâm lý của CSCĐ mà người biểu tình rất cần biết.

 

5. Sợ nhất là vấp ngã:

Chính từ nỗi sợ bị bỏ lại phía sau mà mỗi CSCĐ rất sợ vấp ngã. Với mớ mũ sắt, lá chắn, áo giáp, miếng che đùi, miếng che đầu gối, miếng che ống khuyển, giày nặng bảo vệ chân, và một mớ dụng cụ lỉnh kỉnh khác, đứng trở dậy sau khi ngã là việc khá khó khăn và chậm chạp.

Thực tế cho thấy CSCĐ lo đối phó với tình huống chung quanh nên ít nhìn xuống chân khi chạy. Và trong suốt khoảng thời gian từ chạm đất đến đứng dậy đó, họ cũng không thấy được toàn cảnh chung quanh để biết ai đang nhào tới và vì thế càng sợ, càng cuống.

Tại một số nơi người biểu tình có khi căng dây thấp bất ngờ hoặc ném dầu nhớt trơn trượt ra đường rút của CSCĐ.

 

Kết luận: Chúng ta không chủ trương bạo động nhưng rất cần biết và quảng bá CSCĐ SỢ GÌ để từng bước giúp nhau tiến dần đến lằn mức SỢ GÌ CSCĐ!

 

GHI CHÚ CỦA VIỆT BÁO:

Bài viết trên của tác giả Vũ Thạch có thể giúp người dân hiểu rõ  phản ứng của Cảnh sát Cơ động, đặc biệt là trong trường hợp CSCĐ đàn áp dân ở Bình Thuận (xem trên YouTube). 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Hai năm đã trôi qua kể từ cuộc bạo loạn ở Washington ngày 6 tháng 1, 2021, Donald Trump ngày càng cô đơn, ngày càng bị cô lập - giống như vở kịch King Lear của Shakespeare trong lâu đài của ông ở Florida. Sự giống nhau giữa họ gây ấn tượng với bất kỳ ai đọc bức chân dung dài về lễ Giáng sinh của cựu tổng thống trên Tạp chí New York. Đúng là Donald Trump chưa mất trí hoàn toàn, giống như Lear. Nhưng những điểm tương tự giữa họ không thể không nhìn ra: hai người đàn ông lớn tuổi, trước đây được bao bọc trong quyền lực, giờ không thể hiểu nỗi họ không còn là mặt trời xoay quanh các sự kiện thế giới.
Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật. Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh
Việt Nam bước vào năm 2023 với những tín hiệu xấu về chính trị, dẫn đầu bằng cuộc cách chức hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam...
Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, khép lại một trang sử thù nghịch kéo dài nhiều thập niên trên chiến trường và chính trường ngoại giao. Cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã có không lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, nhưng Hà Nội để mất cơ hội bắt tay với Washington vào những năm cuối thập niên 1970...
Tù Tây cũng bị hành cho tới bến, chứ đừng có mà tưởng bở nhá. Xin trích dẫn một câu, chỉ một câu thôi, trong Hồi Ký Hoả Lò của Thuợng Nghị Sĩ John McCain: "Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa:“Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng.” Tây/Ta gì thì cũng chết bà với chúng ông ráo trọi!
Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ
Từ năm 1999, từ lúc lên nắm quyền cai trị nước Nga cho đến nay, Putin đã đưa quốc gia này vào bốn cuộc chiến tranh. Sau Chechnya, Georgia, Syria, nay là Ukraine. Trước Ukraine, các cuộc chiến kia chỉ là những cuộc chiến nhỏ, đối thủ yếu, không có sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài, và Putin chiến thắng dễ dàng. Khi xua đại quân sang xâm lăng Ukraine vào hôm 24/2/2022, Putin cũng tin tưởng là chỉ trong vài tuần, hoặc nhiều lắm là ba bốn tháng, Kyiv sẽ đầu hàng vô điều kiện. Nhưng sự thật ngày nay, trên chiến trường cũng như mặt trận chính trị, kinh tế, cho thấy Putin đang thua và thua đậm.
Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thuở ấu thơ: Mưa hoàng hôn/ Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn/ Mưa ngày nay/ Như lệ khóc đất quê hương tù đày…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.