Hôm nay,  

Hội Anh Em Dân Chủ (AEDC) sẽ điều trần

6/4/201800:23:00(View: 7895)

Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam

Lê Thanh Tùng

Điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Phiên điều trần ngày: 7/6/2018

 

 

BẢN ĐIỀU TRẦN VỀ TÌNH HÌNH

HỘI ANH EM DÂN CHỦ BỊ ĐÀN ÁP KHỐC LIỆT Ở VIỆT NAM

 

Kính thưa:

-        Quý vị dân biểu thượng viện và hạ viện Quốc Hội- Hoa Kỳ

-        Chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ

-        Kính thưa quý vị quan khách, báo đài, các tổ chức Phi chính phủ, và toàn thể những ai quan tâm đến vấn đề Nhân quyền Dân chủ cho Việt Nam

 

Tôi tên: Lê Thanh Tùng, là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam

Hôm nay, tôi được đến đây trình bày về việc HAEDC bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp trong suốt hơn 5 năm qua tại Việt Nam.

Trước nhu cầu phát triển xã hội và đất nước, Việt Nam cần một xã hội dân chủ, văn minh và tiếp cận với các nền dân chủ trên thế giới, ngày 24/4/2013 HAEDC thành lập với sự tham gia của hơn một trăm thành viên trải đều lên ba miền Bắc – Trung – Nam Việt Nam, và phân hội Hải ngoại.

Với tôn chỉ hoạt động:

-        Vận động dân chủ hóa đất nước

-        Đào tạo kiến thức xã hội dân sự, Phổ biến kiến thức phổ quát về quyền con người

-        Yểm trợ các tổ chức xã hội dân sự khác trong các dự án xã hội dân sự ôn hòa

 

  1. 1.     Sơ bộ những việc đã làm được:

-        Sự ra đời của HAEDC nhằm đáp ứng được phần nào nhu cầu bức thiết của xã hội là góp phần xúc tiến cho Nhân quyền – Dân chủ  sớm được thực thi ở Việt Nam. Đó là mong muốn của rất nhiều người dân Việt Nam, nên ngay từ đầu khi thành lập, HAEDC đã có hàng trăm thành viên tham gia, trong đó có 32 thành viên làm việc toàn thời gian và bán thời gian.

-        Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ giữa ba miền và các ban chức năng nên trong thời gian 4 năm đầu chúng tôi đã tổ chức đào tạo được 14 khóa học về XHDS (online và Offline) với hơn 250 học viên tham dự, và hàng chục khóa offline phổ biến kiến thức về quyền con người cho hàng trăm lượt người tham gia

-        Yểm trợ công nhân trong việc đấu tranh đòi những quyền lợi chính đáng của người lao động

-        Yểm trợ ngư dân trong việc đấu tranh đòi đền bù thỏa đáng cũng như hỗ trợ ngư dân trong việc kiện công ty Formosa ra tòa án trong vụ thảm họa môi trường biển miền trung năm 2016 do công ty Formosa xả thải chất độc ra biển làm hủy hoại môi trường và giết chết vùng biển thuộc 6 tỉnh miền trung Việt Nam

-        Yểm trợ nông dân và những người dân mất đất mất nhà do những chính sách quy hoạch bất minh của nhà cầm quyền cộng sản gây ra nhằm thâu tóm đất đai, tài sản người dân để làm giàu cho phe nhóm lợi ích.

 

  1. 2.     Bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp

Vốn là một chế độ độc tài, toàn trị, nhà cầm quyền CSVN đã không thể chấp nhận những tổ chức Xã hội dân sự ra đời mà không có sự khuynh loát, kiểm soát của đảng. Vì thế việc nhà cầm quyền CSVN tìm mọi cách tiêu diệt các tổ chức XHDS là tất yếu. Và điều đó đã xảy ra với HAEDC chúng tôi. HAEDC đã bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp khốc liệt ngay từ những ngày đầu thành lập:

2.1.                    Tháng 5 năm 2014: 3 thành viên của chúng tôi là: Nguyễn Nam Trung, Phạm Minh Vũ và Nguyễn Thị Phương Anh bị bắt và bị bỏ tù chỉ vì các thành viên này đến nơi công nhân biểu tình tại Đồng Nai.

2.2.                    Tháng 11 năm 2014: Anh Trương Minh Đức và một số bạn trẻ bị công an vây đánh trọng thương (gần chết) khi anh cùng với các bạn hỗ trợ công nhân đấu tranh đòi quyền của người lao động tại Bình Dương

2.3.                    Ngày 6 tháng 12 năm 2015: Hai thành viên của chúng tôi là Ls Nguyễn Văn Đài và Lý Quang Sơn bị công an hành hung, đánh đạp dã man sau khi thực hiện cuộc phổ biến kiến thức tổng quát về quyền con người cho người dân ở Nghệ An

2.4.                    Ngày 16 tháng 12 năm 2015: Hai thành viên HAEDC là Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà bị công an cộng sản Việt Nam bắt bỏ tù

2.5.                    Tháng 10 năm 2015: Tám thành viên HAEDC ở miền trung là: Nguyễn Trung Trực, Mai Văn Tám, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Ngọc Lành, Nguyễn Văn Giáp, Võ Thế Trường và Quế bị công an bắt và đánh đập dã man, cướp hết tiền bạc và tài sản, lột hết quần áo rồi đưa thả vào vùng rừng núi Hương Sơn – Hà Tĩnh. Hầu hết anh em đã phải điều trị thương tích hàng năm trời

 

2.6.                     Tháng 2 năm 2017:  Chủ tịch HAEDC là Ms Nguyễn Trung Tôn bị công an đánh đập dã man, dập nát cả 2 chân, từ đó tới nay vẫn chưa thể đi lại bình thường được.

2.7.                     Từ cuối tháng 7 đến tháng 8 năm 2017: 7 thành viên và một cựu thành viên HAEDC là: Phạm văn Trội, Nguyễn Trung Tôn. Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Trực, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc, Vũ Văn Hùng và Nguyễn Bắc Truyễn (cựu thành viên) bị công an cộng sản Việt Nam bắt bỏ tù.

9 thành viên và 1 cựu thành viên HAEDC bị bắt trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2015 tới cuối năm 2017 đều bị cáo buộc là hoạt động lật đổ chính quyền theo điều luật 79 bộ luật hình sự Việt Nam và bị kết án tù giam hết sức nặng nề.

2.8.                     Các thành viên còn lại:

-        Suốt thời gian qua 100% thành viên của HAEDC chúng tôi bị công an sách nhiễu, truy bắt, và hãm hại bản thân cũng như gia đình

-        6 thành viên của chúng tôi đã phải chạy sang Cao ủy tỵ nạn LHQ tại Thái Lan để tránh sự truy bắt của nhà cầm quyền cộng sản

-        Một số thành viên của chúng tôi phải chạy trốn khỏi gia đình hàng năm nay, và người thân của họ cũng bị công an hăm dọa sách nhiễu nặng nề

-        Bản thân tôi, đã phải chạy trốn sự truy bắt của công an từ tháng 8 năm 2015 tới nay, hiện tại tôi may mắt được an toàn tại Hoa Kỳ nhưng vợ và các con tôi thì đang dưới sự đàn áp của công an, cụ thể là vợ và các con tôi bị công an xong vào nhà hành hung đánh đập, và các con tôi bị công an chặn bắt trên đường đi học để tra hỏi thông tin về tôi. Công an lắp đặt 5 camara quan sát nhà tôi ở Saigon và tất cả những ai đến nhà tôi đều bị công an mời làm việc sau đó, nên gần 2 năm nay không ai giám tới thăm nhà tôi

 

  1. 3.     Kết luận/ Kiến nghị

Khi được đến dự phiên điều trần này, thay mặt HAEDC, chúng tôi muốn đề đạt những kiến nghị sau đây:

-        Quốc hội và chính phủ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ can thiệp bằng mọi hình thức để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt đàn áp HAEDC, và thả tự do vô điều kiện cho các thành viên của chúng tôi cũng như tất cả các tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến, những tù nhân tôn giáo. Chấm dứt việc sách nhiễu, đàn áp nhiều nhà hoạt động khác tại Việt Nam.

-        Chúng tôi muốn Liên Hiệp Quốc, các tổ chức Phi chính Phủ, các cơ quan truyền thông, các cá nhân và toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề Dân chủ - Nhân quyền cho Việt Nam hãy yểm trợ và giúp sức cho HAEDC chúng tôi nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung.

-        Tất cả thành viên HAEDC gửi tới gia đình các nạn nhân HAEDC lời chia sẻ chân tình và động cảm thông sâu sắc đến hoàn cảnh khó khăn của mỗi gia đình, và hy vọng một ngày tươi sáng sẽ sớm đến với HAEDC cũng như toàn thể người dân Việt Nam.

 

 

Washington DC, date: Jun 7, 2018

Le Thanh Tùng

 blank

Brotherhood for Democracy

Anthony Tung Thanh Le

Testimony before the United States Congress

Date: June 7, 2018

 

 

TESTIMONY REGARDING THE CRACKDOWN OF

BROTHERHOOD FOR DEMOCRACY IN VIETNAM

 

 

 

Dear:

  • Members and Senators of the United States Congress
  • The Government of the United States
  • Distinguished guests including the media, organizations concerned about the human rights situation in Vietnam

My name is Le Thanh Tung, a member of the Brotherhood For Democracy (BFD).

I am here today, to speak on the ongoing crackdown by Vietnamese authorities on BFD members over the past five years.

 

The BFD was established on April 24, 2013 as there was a need for a democratic society and sustainable development in Vietnam. Today, we have more than 100 members across all regions of Vietnam including members from around the world.

 

Our goal is to:

  • Promote Democracy in Vietnam
  • Develop civil society and disseminate the Universal Declaration of Human Rights
  • Support other civil society groups through various projects
  1. Our previous work includes:
  • The launch of the BFD met the needs of those who wanted to promote human rights and democracy in Vietnam. These are the values of many Vietnamese and since the founding of the BFD; hundreds of people have joined the organization with more than 32 members working full time and part time.
  • Over the four years, we have established a solid structure and various working groups to organize 14 trainings courses on civil society both online and offline with more than 250 participants. Face to face trainings involved more than 100 attendees who developed skills and knowledge regarding human rights
  • Supporting workers to demand for labour rights
  • Supporting fishermen to demand for environmental justice and file lawsuits against Formosa following the environmental disaster which left tonnes of dead fish washing up ashore across 6 provinces in central Vietnam in April 2016.
  • Supporting land rights petitioners and victims of government land grabs

 

  1. 2.     Ongoing harassment from Vietnamese authorities

 

Given that Vietnam is an only one party state, the Communist Party of Vietnam does not allow civil society groups to operate without their knowledge or supervision. Because of this, it is necessary for Vietnamese authorities to stop the activities of various civil society groups. This has happened to the BFD. Our organization has been harassed from the very beginning:

 

2.1 May 2014: 3 members: Nguyen Nam Trung, Pham Minh Vu and Nguyen Thi Phuong Anh were arrested for attending a protest organized by workers in Dong Nai Province.

2.2 November 2014: Truong Minh Duc and other youth accompanying him were physically attacked with severe injuries after supporting workers demanding for labour rights in Binh Duong Province.

2.3 December 6, 2015: Nguyen Van Dai and Ly Quang Son, members of the BFD, were attacked and beaten after facilitating a training on the Universal Declaration on Human Rights in Nghe An

2.4 December 16, 2015: Vietnamese authorities arbitrarily arrested two BFD members Nguyen Van Dai and Le Thu Ha

 

2.6 October 2015: 8 BFD members in central Vietnam including: Nguyen Trung Truc, Mai Van Tam, Tran Thi Xuan, Nguyen Van Thanh, Nguyen Ngoc Lanh, Nguyen Van Giap, Vo The Truong and Que were detained and severely beaten, had their possessions confiscated and clothing removed before being deserted in Huong Son Forest in Ha Tinh Province. All required medical treatment for the next 12 months.

2.6 February 2017: Pastor Nguyen Trung Ton, President of the BFD, was assaulted and beaten around the feet with an iron bar, still unable to walk properly.

2.7 From the end of July until August 2017: 7 members and former members of the BFD Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Truong Minh Duc, Nguyen Trung Truc, Tran Thi Xuan, Nguyen Van Tuc, Vu Van Hung and Nguyen Bac Truyen (former member) were arbitrarily arrested.
9 members and 1 former member of the BFD were unlawfully detained between December 2015 and the end of 2017 for “activities aimed at overthrowing the state” according to Article 79 of the Vietnamese penal code. Many have been sentenced to lengthy prison terms.

 

2.8 The remaining members:

  • Are all being threatened and issued arrest warrants, with ongoing harassment of family members
  • 6 members have had to flee to Thailand to seek asylum
  • Some members have had to flee their homes for the past year, with their closed ones being continually harassed by authorities
  • I personally have far from home from August 2015 till now, I am lucky to have safety here in the United States but my wife and children continue to be harassed, my wife has been attacked by local police within the confines of her home and my children have been detained while travelling to school to question them about me. Police have installed 5 cameras around my home in Saigon and anyone who approaches my home is questioned immediately after. No one has come to my home over the past 2 years.
  1. Conclusions/recommendations

 

On behalf of the BFD, I would like to suggest the following:

 

The United States Congress and Government call on the Vietnamese government to end its crackdown on the BFD and unconditionally and immediately release all of our members as well as all prisoners of conscience, dissidents and religious activists. Call on authorities to stop harassing and intimidating Vietnamese activists.

 

We hope the United Nations and various NGOs, media and individuals in Vietnam and around the world to support the BFD as well as the democracy movement in Vietnam.

 

Members of the BFD as well as their families express their ongoing struggles and hope there will be a brighter future for the BFD as well as for all Vietnamese people.

 

 

Washington DC

June 5, 2018

Le Thanh Tung

***
blank

 
blank

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.