Hôm nay,  

Kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

5/16/201814:02:00(View: 12207)

Kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
được soạn thảo rất chu đáo nhưng bị trời hại
nên CSVN lãnh  tiếng côn đồ quốc tế.


Thân tặng độc giả Việt Báo: Hội Ái hữu đồng hương Mỹ Tho do cựu Trung tá Đặng Kim Thu làm hội trưởng. Trúc Giang


      Related image https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2018/05/1.png

 
Trúc Giang MN

1* Mở bài

Nguyễn Phú Trọng muốn bắt cho được Trịnh Xuân Thanh đem về nước, dùng lời khai và làm nhân chứng để triệt hạ một Ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng. Một kế hoạch được soạn thảo chu đáo, tỉ mỉ trong thời gian 9 tháng. Dùng người tình của Trịnh Xuân Thanh là Đỗ Minh Phương làm chim mồi dẫn đến việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Cục An ninh Bộ Công an phối hợp với tòa đại sứ CSVN ở Cộng Hòa Liên Bang Đức thực hiện kế hoạch. Những chi tiết liệt kê rõ ràng như: nhóm theo dõi cô Minh Phương ở trong nước và ở Đức. Nhóm thực hiện các phương tiện di chuyển và chở người bị bắt cóc….Kế hoạch rất chu đáo nhưng bị trời hạ, là không biết được những chiếc xe hơi thuê mướn có gắn thiết bị định vị toàn cầu, ghi lại và lưu trữ những lộ trình của xe đã đi và địa điểm ngừng lại. Việc bắt cóc nơi công cộng có nhiều người qua lại khiến cho nước Đức phát hiện ra những người bắt cóc trong vài ngày sau đó.

Về pháp lý, Trịnh Xuân Thanh chưa chính thức được công nhận là thường trú nhân ở Đức. Không phải là công dân Đức và còn mang quốc tịch Việt Nam. Do đó Đức khó nêu lý do để đòi VN trả Trịnh Xuân Thanh lại cho Đức. Vụ bắt cóc vi phạm chủ quyền của Đức, người mình có câu “Đánh chó phải kiêng chủ nhà”. Người Liên Âu cho đó là côn đồ quốc tế.

Cộng Sản Việt Nam bị mất mặt trên thế giới về hành động côn đồ và sau đó nói láo trơ trẻn.
 

2* Nhóm thực hiện các phương tiện di chuyển

Nguyễn Hải Long được giao nhiệm vụ cung cấp các phương tiện di chuyển cho mật vụ CSVN ở Berlin, thủ đô Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Nguyễn Hải Long, 47 tuổi, là người trong thành phần hợp tác lao động ở Đông Đức. Sau ngày nước Đức thống nhất, Long xin tỵ nạn chính trị nhưng bị từ chối, đương sự qua sống ở Tiệp Khắc, nay thuộc Cộng Hòa  Czech. Tiệp Khắc được chia ra làm hai là Cộng Hòa Czech (Czech Republic) và Cộng Hòa Slovakia (Slovakia Republic). Cộng Hòa Slovakia ở Đông Âu, dân số trên 5 triệu người, diện tích khoảng 49,000km2. Thủ đô là Bratislava.

Nguyễn Hải Long đến cửa hàng cho thuê xe của người bạn là Bùi Quang Hiếu ở Praha, Czech. Long thuê 3 chiếc xe:

1). Xe BMW X5 bản số 1AM-2246, được thuê từ 18-7 đến 22-7-2017. Chiếc xe nầy được Trung tướng Đường Minh Hưng và các mật vụ dùng để theo dõi người tình của Trịnh Xuân Thanh, từ phi trường Tegel đến khách sạn Sheraton, Berlin.

2). Xe thứ hai là chiếc VW (Volkswagen) Multivan T.5, bản số 2AB-3140, được thuê từ ngày 20 đến 24-7-2017. Xe nầy do chính Nguyễn Hải Long lái từ Praha (Czech) đến chỗ bắt cóc ở công viên Tiergarten.

3). Xe thứ ba là chiếc Mercedes Vito, bản số 4SF 5888, thuê từ ngày 25-7-2017 để cho một đồng phạm tên Đào Quốc Oai trốn về Hải Phòng,VN, sau vụ bắt cóc.

Cả ba chiếc xe đều có trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS (GPS=Global Positioning System) ghi lại và lưu trữ lộ trình di chuyển được tính bằng ngày, giờ và cả phút giây nữa.

     https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/03/H2-4.png Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel, ngay trước cổng Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech. Related image

          BMW X5               Volkswagen T-5                  Mercedes Vito


3* Nhóm theo dõi Trịnh Xuân Thanh và người tình.

3.1. Theo dõi cô Đỗ Minh Phương

        Related image Related image


Mật vụ Công an đã biết từ lâu về mối quan hệ tình cảm của Trịnh Xuân Thanh ở Đức với thiếu nữ trẻ đẹp tên Đỗ Minh Phương. Hai bên thường xuyên liên lạc với nhau.

Nhóm theo dõi được thành lập để theo dõi cô Minh Phương ở trong nước và Trịnh Xuân Thanh ở Đức.

Mọi sinh hoạt của cô Minh Phương đều bị giám sát. Điện thoại, thơ từ, email…đều được ghi lại. Đỗ Minh Phương là cháu của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng. Thiếu tướng Ca từng là bộ hạ trung thành của Nguyễn Tấn Dũng.

Đỗ Minh Phương, 26 tuổi, đã tốt nghiệp Học Viện Ngoại Giao và đang công tác tại Vụ Quan hệ Quốc tế của Bộ Công thương.
 

3.2. Theo dõi Trịnh Xuân Thanh ở Đức

Ở Đức, mật vụ CSVN cũng bám sát Trịnh Xuân Thanh. Sau khi đào thoát, CSVN ban hành lịnh truy nã quốc tế. Nhưng cơ quan cảnh sát hình sự Interpol cho đài VOA biết là Trịnh Xuân Thanh không có tên trong danh sách những người bị truy nã.

Thân nhân trong nước báo cho TXT biết là có dự định bắt cóc đương sự.

Vợ Trịnh Xuân Thanh là bà Trần Dương Nga khai trước tòa là gia đình bà có địa chỉ thường trú ở Berlin, nhưng luôn luôn ở khách sạn để tránh bị bắt cóc.

Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ CSVN theo dõi ở Đức. Vợ của ông Thanh cho biết, một hôm họ đến sân golf thì thấy có 5, 6 người Việt lạ mặt ở đó. Họ ghi tên vào đánh golf nhưng không chơi. Họ có thái độ kỳ lạ. Một người ghi tên tại bàn tiếp khách, một người cúi mặt xuống ipad và một người đến đứng sau lưng vợ chồng bà. Ông Thanh cho vợ biết họ là người của Tổng cục 2, tình báo quốc phòng VN. Thế là vợ chồng bà lập tức rời sân golf.

Ngày 19-7-2017, khi cô Minh Phương lên máy bay sang Đức thì nhóm theo dõi đã thông báo cho nhóm theo dõi ở Đức. Liền ngay sau đó, Trung tướng Đường Minh Hưng và nhóm mật vụ đến ngay sân bay bằng xe BMW X5 chờ để theo dõi cô Minh Phương. GPS trên xe ghi lại lộ trình di chuyển từ sân bay đến khách sạn Sheraton. Nơi mà TXT đã nói dối vợ là đến trại tỵ nạn để chuẩn bị cho cuộc thẩm vấn về đơn xin tỵ nạn chính trị ở Đức. Nhưng thật ra ông ta đến đặt phòng ở khách sạn Sheraton Berlin để chờ người yêu, họ sống hạnh phúc bên nhau suốt 4 ngày. Đến ngày 23-7-2017 thị bị bắt cóc.

3.3. Trịnh Xuân Thanh bị điều tra về việc rửa tiền

Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Đức điều tra về tội rửa tiền, số tài khoản dài kín 10 trang giấy. TXT thực hiện nhiều giao dịch tại ngân hàng Sparkasse KölnBonn, ngân hàng nầy xác nhận vợ ông Thanh đã nhận tất cả 635.000 euro (750.000 USD) từ một người gửi mang tên H.Q.N.

Trịnh Xuân Thanh giàu nứt vách. Ở VN đưa hối lộ cho Đinh Thế Huynh nửa triệu USD. Qua Đức mua nhà mà không dám ở vì sợ bị bắt cóc. Cả gia đình ở khách gần suốt một năm. Tiền thuê khách sạn ở thủ đô nước Đức đâu phải nhỏ. Tiền nhận hối lộ và tài sản trong nước to đến nổi phải ở tù chung thân về tội tham nhũng.

4. Tổ đặc vụ 8 người thực hiện vụ bắt cóc.

     Related image https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/03/H2-2.png

         Tướng Đường Minh Hưng           Đại tá Nguyễn Đức Thoa,

 
Tướng Đường Minh Hưng từ Việt Nam đến Đức ngày 16-7-2017 chỉ huy toàn bộ vụ bắt cóc. Đại tá Nguyễn Đức Thoa đại diện an ninh trong tòa đại sứ CSVN ở Đức.

Hai mật vụ từ Paris sang Đức. Bốn người từ Praha (Cộng hòa Czech) đến Đức bằng xe hơi.  Như vậy toán đặc vụ 8 người thực hiện vụ bắt cóc.

Trong 4 người từ Praha đến có Đào Quốc Oai và Nguyễn Hải Long. Nguyễn Hải Long lái chiếc Volkswagen từ Praha (Czech) đến chỗ bắt cóc ở công viên Tiergarten. Đào Quốc Oai là cậu của Nguyễn Hải Long. Làm chủ văn phòng MoneyGram của cửa hàng Quang Minh trong chợ Sapa của Cộng Hòa Czech. Đào Quốc Oai đã dùng xe hơi đắt tiền để chở Tướng Đường Minh Hưng từ Đức về Praha liền ngay sau khi vụ bắt cóc. Ông Oai trốn về Hải Phòng liền ngay sau đó. Ông là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc VN.

Toàn bộ vụ bắt cóc dưới sự chỉ huy của Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục An ninh Bộ Công An. Mật vụ CSVN biết được Trịnh Xuân Thanh đã mở phòng tại khách sạn Sheraton cho nên đã chọn khách sạn Hotel Berlin cho tướng Hưng trú ngụ. Khách sạn nầy chỉ cách khách sạn Sheraton khoảng 100m, nằm trong tầm nhìn.

Một tuần lễ trước vụ bắt cóc, vào ngày 16-7-2017, tướng Đường Minh Hưng đáp xuống sân bay Tegel và về khách sạn Hotel Berlin. Tại phòng của khách sạn nầy, tướng Hưng đã thực hiện hơn 100 cuộc điện đàm bằng điện thoại di động và trao đổi tin nhắn qua SMS.  (SMS=Short Message Services) là dịch vụ nhắn tin bằng text dưới 160 chữ, gởi đến những mật vụ VN để phối hợp hành động và nhiệm vụ của mỗi người.

Hai ngày trước vụ bắt cóc, ngày 21-7-2017, tướng Hưng chuyển sang khách sạn Sylber Hof. Căn phòng của khách sạn nầy được cho là trung tâm chỉ huy cho đến thời điểm xảy ra vụ bắt cóc.

5. Vụ bắt cóc

5.1. Diễn tiến vụ bắt cóc

       Related image Related image


Vụ bắt cóc diễn ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 23-7-2017 tại công viên Tiergarten, đối diện với khách sạn Sheraton, nơi mà Trịnh Xuân Thanh (TXT) và cô Đỗ Minh Phương (ĐMP) đang ở đó.

Buổi sáng hôm đó, TXT và ĐMP đang ngồi trên ghế ở công viên thì bị ba mật vụ người VN xông đến dùng bạo lực khống chế hai người, đưa họ lên xe chờ sẵn. Hai người chống cự kịch liệt khiến cô ĐMP bị gãy tay và TXT đổ máu, máu còn dính trên xe. Sau đó TXT bị tiêm thuốc mê và chiếc xe Volkswagen chạy thẳng vào tòa đại sứ CSVN ở Đức, đậu ở đó suốt 5 tiếng đồng hồ.

Chiếc điện thoại di động của TXT bị rớt lại ở hiện trường.

Một nữ nhân viên trong Đại sứ quán VN đã gọi đến công ty du lịch Berlin đặt mua 3 vé máy bay về VN trong buổi tối ngày 23-7-2017 để đưa cô Đỗ Minh Phương về VN dưới sự áp giải của 2 mật vụ CSVN. Hãng máy bay nầy của Trung Quốc cất cánh từ sân bay Tegel lúc 19 giờ 40 phút, bay về Hà Nội, ngang qua Bắc Kinh và Seoul. (Thủ đô Nam Hàn).

Đỗ Minh Phương không biết mình bị làm chim mồi để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh được đưa về VN qua ngã Moscow, dưới hình thức một bịnh nhân nằm trên cáng cứu thương.

Cộng Sản VN đã chuyển số tiền 10 triệu euro sang văn phòng MoneyGram của Nguyễn Hải Long trong chợ Sapa của Cộng Hòa Czech để trả những chi phí cho vụ bắt cóc.

5.2. Tường thuật của các nhân chứng

Cuộc bắt cóc diễn ra ở nơi công cộng có nhiều người qua lại. Ba nhân chứng gồm một người Pháp, một người Đức và một người Thổ Nhỉ Kỳ   khai trước tòa Thượng thẩm trong vụ án Nguyễn Hải Long, chính họ trực tiếp chứng kiến những gì xảy ra ở công viên Tiergarten vào ngày 23-7-2017. Riêng nhân chứng người Thổ Nhỉ Kỳ cho biết ông và người cùng đi rượt theo chiếc xe bắt cóc. Theo được một khoảng đường thì bị dừng lại ở ngã tư đèn đỏ.

Một nhân chứng người Việt xuất hiện tại tòa. Ông Lê K. Phong khai trước tòa là vào buổi chiều ngày 23-7-2017, ông nhận được điện thoại của ông Lê Đức Trung, Bí thư thứ nhất của sứ quán CSVN, ông Trung nhờ ông đến khách sạn Sheraton lấy hành lý của cô Đỗ Minh Phương vì cô ấy bị gãy tay nên không đến được.

Chi tiết nầy chứng tỏ sứ quán CSVN đã trực tiếp tham dự việc bắt cóc.

6. Bộ trưởng Công an Tô Lâm mượn máy bay của Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước.

6.1. Tô Lâm mượn máy bay của Slovaka

      Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Getty Images

  Thượng tướng Tô Lâm *               Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini


Tại Slovakia. Tại khách sạn Borik. Ngày 26-7-2017.

Tờ báo Đức Frankfurter Zeitung đăng một bài có tựa đề “Slovakia cho những kẻ bắt cóc mượn máy bay của chính phủ Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh”.

Theo bài báo, ngày 26-7-2017, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đến thủ đô Bratislava (Slovakia) để họp bàn về những biện pháp tăng cường an ninh giữa hai nước, buổi họp diễn ra tại khách sạn Borik.

Ngay lúc đó thì tại bãi đậu xe của khách sạn Borik đã có chiếc xe Mercedes Vito mà Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 25-7-2017 đậu ở đó.

Bộ trưởng Nội Vụ Slovakia tuyên bố rằng, do phái đoàn VN có những thay đổi vội vã trong lịch trình di chuyển, nên cho phái đoàn khách mượn chiếc máy bay của chính phủ.

6.2. “Việt Nam lợi dụng lòng hiếu khách của Slovakia để làm việc nhơ bẩn”

Đó là phát biểu của Thử tướng Slovakia, Peter Pellegrini, về việc Việt Nam mượn máy bay của Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh về nước.

Đài SBTN dẫn bài báo F.A.Z của Đức, tựa đề “Slovakia cho những kẻ bắt cóc mượn máy bay của chính phủ Slovakia để chở Trịnh Xuân Thanh”. Theo bài báo, vào ngày 26-7-2017 máy bay từ thủ đô Bratislava (Slovakia) về VN, quá cảnh Moscow (Nga).

Chính phủ Slovakia cho biết, nếu đó là sự thật thì Việt Nam đã lợi dụng lòng hiếu khách của Slovakia để làm việc nhơ bẩn khiến cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị hủy hoại.

Slovakia đã sống nhiều năm dưới chế độ Cộng Sản thế mà họ chưa biết được thủ đoạn ma giáo của Việt Cộng. Mượn máy bay để đến những địa điểm ngoài VN thì nghe cũng có lý chút đỉnh, trái lại mượn máy bay để về VN thì dù có, hay không có TXT trên máy bay đều cũng vô lý. Đúng là có gian ý. Chả lẽ cha nội Tô Lâm nầy hết tiền mua vé máy bay về nước hay sao?

6.3. Trịnh Xuân Thanh tự nguyện ra đầu thú

1). Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú

Lúc 19 giờ ngày 3-8-2017, truyền hình nhà nước phát hình Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước và ra đầu thú với cơ quan điều tra của bộ Công an. Một đơn viết tay của TXT xin tự thú cũng được phát hình.

        VTV VTV


2). Kế hoạch đào thoát của Trịnh Xuân Thanh

Thấy bị động ổ, TXT đã kín đáo đưa vợ và 3 con đến Đức bằng đường hàng không, lấy cớ là đi chữa bịnh.

Phần Trịnh Xuân Thanh, ông đi từ Hậu Giang lên Sài Gòn rồi ra Hà Nội. Đến cửa khẩu Hữu Nghị Lạng Sơn để qua lãnh thổ Trung Quốc, và từ đó đến Lào rồi qua Thái Lan, đến Thổ Nhỉ Kỳ và đến Đức, gặp vợ con sau một tháng.

Cuộc đào thoát gian nan vất vả và tốn kém như thế mà dễ gì tự nguyện về nước xin đầu thú?

Trong vụ bắt cóc, Trịnh Xuân Thanh đã phản ứng mãnh liệt, cuộc xô đẩy trong tiếng gào thét đã làm cho cô Minh Phương gãy tay và TXT đổ máu. Do đó, việc TXT tự nguyện về nước đầu thú chỉ là bịa đặt, ép cung, thú thật thì được nhẹ tội, vì thế mà có đơn viết tay và hình ảnh trên truyền hình.

        Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8 Ông Trịnh Xuân Thanh

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8 khuôn mặt đờ đẫn


7. Bị trời hại

Không biết xe đã có hệ thống GPS.

Nguyễn Hải Long và gián điệp CSVN không biết được ba chiếc xe mà họ xử dụng trong việc bắt cóc và chạy trốn có hệ thống định vị toàn cầu GPS đã ghi lại tất cả lộ trình và địa điểm di chuyển của những chiếc xe. Lạy ông con ở bụi nầy. Đó là trời hại những kẻ gian.

Chọn lựa sai thời điểm bắt cóc.

Tổ chức bắt cóc cũng không biết được rằng sáng thứ hai ngày 24-7-2017 là ngày mà Trịnh Xuân Thanh phải có mặt ở cơ quan cứu xét tỵ nạn. Việc vắng mặt của TXT vào một ngày hệ trọng như thế khiến cho mọi người tìm kiếm và báo cảnh sát Đức. Thế là cuộc điều tra đã mở ra.

Chọn ngày chủ nhật 23-7-2017 là một sai lầm mà không biết tới, cũng là bị trời hại âm mưu của kẻ gian.

Chọn địa điểm bắt cóc ở nơi công cộng không bảo đảm được yếu tố quan trọng nhất của bắt cóc là “bí mật”.

8. Những phản ứng của Đức sau vụ bắt cóc

- Bắt giữ Nguyễn Hải Long

Ngày 12-8-2017, Nguyễn Hải Long bị Cộng Hòa Czech bắt và dẫn độ đến Đức ngay trong ngày.

Đức trục xuất hai nhà ngoại giao VN, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa. CSVN không dám trả đủa bằng cách trục xuất hai nhà ngoại giao Đức cho thấy CSVN trong thế yếu.

Tạm đình chỉ việc miễn visa nhập cảnh cho những người mang hộ chiếu ngoài giao VN.

Tạm đình chỉ hợp tác chiến lược với Việt Nam.

Liên Âu (EU) trì hoãn Hiệp định Thương mại tự do giữa VN và EU.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết:

Năm 2015, Đức đã viện trợ 220 triệu euro cho VN trong hai năm. Năm 2016, Đức viện trợ 160 triệu euro cho VN, mục đích đào tạo tay nghề và bảo vệ môi trường. Cũng trong năm 2016, Đức viện trợ 520 triệu euro cho dự án “Tái sinh năng lượng” và “Cải cách thị trường điện”.

Đức hiện thời là đối tác lớn nhất của VN ở EU.

9. Kết luận

Kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được soạn thảo kỹ lưỡng. Mật vụ từ nhiều nơi âm thầm đến Đức. Xong vụ bắt cóc, họ cũng âm thầm biến mất. Mục đích bắt cóc đã đạt được, Trịnh Xuân Thanh bị đưa về nước, ra tòa lãnh án chung thân về tội tham nhũng.

Nguyễn Hải Long ở lại hoặc bị bỏ rơi như thí chốt (tốt) trên bàn cờ. Việc ở lại cũng có thể là anh nầy không có tài sản, không có thân nhân giàu có, có thể cưu mang anh ta gần như suốt đời vì biện pháp tuy nã của Cộng Hòa Czech.

Tưởng đâu kế hoạch toàn hảo, nhưng bị trời hại nên lộ diện ra bản chất côn đồ của đảng CSVN. Lòi ra tội nói dối trơ trẻn, trâng tráo, trắng trợn…. Mất mặt trên trường quốc tế.

Trúc Giang

Minnesota ngày 16-5-2018



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.