Hôm nay,  

Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng: Đêm Ca Nhạc Tài tử - Cải lương

16/05/201809:24:00(Xem: 4826)
Đêm Ca Nhạc Tài tử - Cải lương

của Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng tại Viện Việt-Học
Thứ Bảy 26 tháng 5 lúc 7 giờ 30 tối


Cách nay vài năm Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng đã kết hợp cùng Viện Việt- Học, với sự dàn dựng của Giáo sư Nguyễn Châu để giới thiệu đến với khán giả Quận Cam chương trình Làn Điệu Ca Bắc với những nét nhạc đặc thù của miền Bắc Việt Nam như Quan Họ, Hát Xẩm, Chầu Văn, Chèo, Ca trù...

Đến tháng 11 năm 2017 vừa qua, cùng với mục đích đó Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng lại một lần nữa kết hợp với Viện Việt-Học, đến với khán giả mộ điệu trong chương trình Nhã Nhạc Cung Đình Huế và Thính Phòng miền Trung trong các nhạc phẩm truyền thống nổi tiếng của đất Thần Kinh, như Tòng Quân-Đăng Đàn Cung, Tứ Đại Cảnh, Cổ Bản, Hành Vân, Long Ngâm, Lưu Thuỷ, Kim Tiền...

Đến ngày 26 tháng 5 sắp tới đây, Hội Phát Huy Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam qua Đoàn Lạc Hồng, cùng với Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ của Viện Việt-Học sẽ tiến đến phần đất sau cùng của đất nước Việt Nam thân yêu nơi sân khấu của Viện. Đó là miền Nam trù phú xanh tươi, cái nôi của Đờn ca tài tử và cải lương.

Cũng với sự dàn dựng công phu của Giáo Sư Nguyễn Châu cùng các anh chị em trong ban Đàn Ca Tài tử Lạc Hồng, các nhạc cụ dân tộc như tranh, kìm, cò, tỳ bà, bầu, sáo lại có dịp vang lên những giai điệu của sông nước miền Nam. Vui thì có Tây Thi, buồn thì có Vọng Cổ, day dứt bi ai thì có Tứ Đại Oán, hùng hồn thì có Xàng Xê và nhẹ nhàng dễ thương thì có Chi Hoa Trường Hận, Vạn Huê Trường Hận... Sự phong phú trong tâm hồn con người Việt Nam đã tạo ra sự phong phú trong âm nhạc của ba miền. Giống như vị cay, có cái cay xé, có cái cay nồng, có cái cay buốt, thì cái buồn trong nhạc miền Trung và nhạc miền Nam cũng khác nhau lắm. Cái buồn trong Tứ Đại Cảnh (Huế) là cái buồn nhẹ, tưởng như chỉ phớt ngoài da nhưng thấm sâu như những cơn mưa miền Trung dai dẳng. Còn cái sầu của Tứ Đại Oán (Nam) thì nặng trĩu, từng tiếng xang tiếng xự như quặn thắt tâm can. Đàn nhạc miền nào phải ra miền đó, không dễ đâu... Khi nắn nót tiếng đàn trong dòng nhạc tài tử miền Nam thì phải sao cho người nghe quên đi mình đang ở đâu, phải làm cho họ tưởng mình đang bềnh bồng trên chiếc xuồng con len lỏi giữa hai bờ cây dừa nước hay đang treo võng toòng teng dưới mái lá năm nào...

Ngoài những bài bản cổ truyền vừa kể kỳ này, GS Nguyễn Châu còn giới thiệu đến khán giả mộ điệu một sáng tác mới của ông trong tinh thần bảo tồn và phát huy nền âm nhạc dân tộc. Bởi vì nhạc dân tộc không thể dừng lại mãi ở Lý Con Sáo hay Văn Thiên Tường nên Đất Lành Lúa Trổ của GS Nguyễn Châu đã ra đời - một bài nhạc viết cho đàn tranh độc tấu với sự kết hợp hài hoà giữa hai tay trái và phải tạo nên bức tranh âm thanh sống động mô tả những cánh đồng lúa trổ bao la bát ngát của vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Bên cạnh Đất Lành Lúa Trổ (độc tấu tranh), tiết mục hoà tấu nhạc phẩm Làng Tôi của Chung Quân cũng được GS Nguyễn Châu biên soạn để làm tiết mục mở đầu cho chương trình. Còn nhớ những lời ca trong bài nhạc tha thiết ấy: "Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam...". Bằng cảm hứng xuất phát từ nỗi niềm hoài hương sâu đậm, người nhạc sĩ Nguyễn Châu đã "khắc chạm" tiếng đàn bầu bằng những âm thanh trầm buồn lan toả trên cái nền réo rắt của tranh, nguyệt, tì bà, cò, sáo... như vẽ ra khung cảnh "làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau, bóng tre ru bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng...".

Đàn có bài bản mới thì ca cũng có những bài ca mới. Trích đoạn cải lương Trọng Thuỷ Mỵ Châu kỳ này do soạn giả Phương Nghi sáng tác và viết lời sẽ được đưa lên sân khấu, thể hiện cảnh âm dương trùng phùng giữa Trọng Thuỷ và hồn Mỵ Châu với những ngổn ngang dằn vặt nội tâm của hai nhân vật trong truyền thuyết lịch sử muôn đời ấy.

Ngoài ra còn có sự tích Quan Âm Thị Kính, tân cổ giao duyên, trích bài ca trong vở tuồng cải lương nổi tiếng một thời Người Tình Trên Chiến Trận, cùng các bài nhạc tài tử như Liêu Giang, Dạ Cổ Hoài Lang, ...

Tham gia chương trình kỳ này ngoài hai giáo sư cột trụ Nguyễn Châu, Nguyễn Thị Mai và các thành viên trong Ban Nhạc Tài tử Cải lương của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng còn có các ca nhạc sĩ thân hữu của Lạc Hồng như nhạc sĩ Văn Hoàng (guitar vọng cổ), nghệ sĩ Thu Hồng, Minh Hùng, Thanh Vi, Hồng Quyên, Ái Liên và Bác sĩ Trương Như cùng đến góp tiếng đàn tiếng ca.

Chắc chắn nghe rồi sẽ ghi nhớ mãi. Những người con xa xứ dù là Nam, Bắc hay Trung khi nghe câu Vọng Cổ, nghe một tiếng xề nặng trĩu nhớ nhung thì có ai mà không khỏi ngậm ngùi.

blank

Hãy đến với Đêm Ca Nhạc Tài Tử và Cải Lương do Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học và Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng tổ chức tại Viện Việt-Học, ngày thứ Bảy 26 tháng 5 năm 2018 lúc 7 giờ 30 tối để được gởi hồn về miền Nam nước Việt thân yêu ngàn đời.
.
.
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học & Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng
Hân-Hạnh Giới Thiệu Chương-Trình Văn-Nghệ Tháng Năm

Nhạc Tài Tử Cải Lương
.
Do các Nghệ sĩ và Ca sĩ thân hữu của Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình bày:
Thu Hồng, Minh Hùng, Ái Liên, Hồng Quyên, Thanh Vi, Kayla Trần, và Bác sĩ Trương Như
với sự phụ họa của Nghệ sĩ Văn Hoàng, Phương Nghi, Đặng Hùng, Liên Tâm, Băng Tâm, Ngọc Quỳnh, Giáo sư Nguyễn thị Mai, Giáo sư Nguyễn Châu, ban nhạc Lạc Hồng, và MC Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng.

15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, Ca 92683
Tel.: 714-775-2050 – http://www.viethoc.com/ - info@viethoc.com

Vào cửa miễn phí - Mọi bảo trợ, đóng góp, giữ chỗ trước xin liên lạc:
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ VVH: 714-270-8110 - Lạc Hồng: 714-642-9590 / 657-246-9775

blank

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.