Hôm nay,  

Chuyện Trong Tù: Cưa Sống Cang Chân Tù Nhân, Tội Ác CS

24/04/201800:00:00(Xem: 8313)
Buiphu/Vbmn
 

(Viết theo lòi kể của một bạn tù, nhân chứng sống của sự kiện xẩy ra ở Trại tù An Dưỡng)

Khoảng cuối năm 1976, nhằm trong sách lược âm mưu trả thù thâm độc, giết người một cách khoa học có tính toán, vô nhân tính của CS trong các lao tù CS rải rác nơi khỉ ho gà gáy, trong rừng sâu nước độc trên khắp nước VN  Điển hình tại Trại tù An Dưỡng, CS đã âm mưu thiết lập khoảng 11, 12 toán, kéo dây kẽm gai, mỗi toán 3 người để làm sao có thể giải tỏa hết hàng rào kẽm gai trong Trại tù An Dưỡng đúng theo kế họạch của Trại tù  đề ra.

Được biết trong hàng rào kẽm gai cũ kỹ trước đây còn sót lại 1 số  mìn cóc và những trái phóng lựu  M.79 chưa nổ rải rác bên trong hàng rào, và ai nấy cũng không khỏi liên tưởng công tác  này cũng không tránh khỏi nguy hiểm y như trường hợp CS đã từng bắt buộc anh em tù nhân phải thực hiện công tác xâm mìn bằng tay, đùa dỡn với tử thần trong trại tù Suối Máu Tân Hiệp Biên Hòa hầu có thể giải tỏa hết bãi mìn rộng lớn nằm 2 bên cổng trại, sơ đồ bị thất lạc, nay đã chôn vùi dưới lòng đất theo thời gian khiến toàn thể anh em trong toán xâm mìn đã phải chịu đựng sống trong những ngày vô cùng hồi hộp, lo sợ và khủng khiếp, sáng đi chiều về mới cảm thấy mình vẫn còn được hưởng phước may mắn nên mới còn được tồn tại được,trên cõi đời này.

Toán tù nhân 3 người: Trần Văn Thắng, Nguyễn Kim Báu và Lê Văn Long, là 1 trong các toán kéo hàng rào kẽm gai trong trại. Ai nấy đều cảm thấy đây là một công tác rất nguy hiểm, nên trước khi thực hiện cả ba đềũ kiên trì tháo gỡ chỉ trong các bao cát bằng nylon, đánh thành đây thừng dài hầu có thể buộc vào ràng rào rồi đứng ngoài xa kéo kẽm gai cho bản thân mình được bảo đảm an toàn hơn, và cũng phải cố gắng làm sao mỗi toán chỉ cần kéo được 3 cuộn kẽm gai là hoàn thành chỉ tiêu công tác trong ngày.

Mấy ngày đầu, ra quân, các toán kéo hàng rào kẽm gai đều hoàn thành công tác một cách tốt đẹp và cũng không có viêc gì đáng tiếc xẩy ra.

Nhưng mọi việc đâu có đơn thuần như mọi người mong tưởng, một trường hợp thật bất hạnh và đáng đau buồn đã xẩy ra cho tù nhân Ngnyễn Kim Báu khi anh ta bước vào hàng rào để buộc dây thưc hiên kéo kẽm gai như thường lệ, Anh đã vô tình sơ ý đẫm lên trái mìn cóc lăn lóc trong hàng rào khiến trái mìn bất thần phát nổ, đồng thời mọi ngươi bên ngoài nghe tiếng kêu thất thanh của  tù nhân Báu vang dội: Long ơi!. chết tao rồi Long ơi!.. Hai bạn tù Thắng và Long đang ở bên ngoài chờ đợi kéo kẽm gai, nghe tiếng kêu cứu của bạn tù Báu, bèn hốt hoảng, vội vàng chạy nhanh vào hiện trường thì thấy 1 cảnh tượng thật hãi hùng xẩy ra: tù nhân Báu đang nằm giẫy dụa trên vũng máu, cẳng chân đã gẫy chỉ còn dính da trên đầu gối chân khoảng 1 tấc, tù nhân Thắng bèn bế sốc bạn tù Báu dậy, tù nhân Long bèn nhanh chóng cứu thương tại chỗ bằng cách xé áo thung của tù nhân Báu để làm vải băng cứu thương băng chân cho bạn tù Báu hầu cầm máu lại, đồng thời tù nhân Thắng cõng tù nhân Báu bất hạnh cùng tù nhân Long đồng chạy hối hả về ngay Bộ chỉ huy trại cấp cứu. Tại đây tên cán bộ CS trực thấy hoàn cảnh quá thương tâm như vậy,hắn không những đã không thương cảm mà còn phát ngộn một cách vô cảm gần như thô bỉ:  Giời ơi! Cái gì mà các anh làm lớn chuyện thế!

Sau đó, tên CS trực đã thực hiện ngay một ca cấp cứu bệnh nhân thật quá ghê sợ và tàn ác,vô cùng khủng khiếp, quá sức tưởng tượng của con người, chúng lấy ngay con dao phay chặt thịt đưa cho tù nhân Long và chỉ thị Long phải cắt đứt cẳng chân bị gẫy chỉ còn dính da với đầu gối chân, không thuốc tê cầm máu, khiến tù nhân Báu vì quá đau đớn chịu đựng không nổi đã kêu la thất thanh,đến ngất xỉu khiến anh phải chết đi sống lại nhiều làn mới hồi tỉnh, sau đó tên CS lại bắt tù nhân Long mang cẳng chân đã bị cắt bỏ của tù nhân Báu đem chôn ở một bãi đất hoang gần đó ,nhưng cũng bất hạnh thay chiếc cẳng chân của Báu không may lại bị con chó nuôi trong trại đánh hơi được, nó bèn đào xới lên rồi tha cẳng chân của tù nhân Báu mang đi xa xử lý.


Sau khi tù nhân Báu, bị cắt đứt cẳng chân, vết thương bệnh nhân Báu chỉ được chăm sóc rất sơ sài ,với hỗn hợp thuốc đỏ và dược thảo xuyên tâm liên làm thuốc khử trùng, rồi dùng bông gòn thoa lên vết thương và bó vết thương lại,,không thuốc men điều trị khiến 10 ngày sau vết thương bị nhiễm trùng năng lở loét nhầy nhụa trông rất ghê sợ. Lại một cuộc giải phẫu dã chiến vô tiền khoáng hậu của nền y tế CS vô thần, khiến anh em bạn tù lại được chứng kiến,tận mắt, là nhân chứng sống của sự việc, luôn cảm thấy hãi hùng như là một cơn ác mộng khủng khiếp, trong tâm khảm, luôn canh cánh đeo theo suốt cả cuộc đời không bao giờ có thể quên được..

Quá khủng khiếp thật với cách điều trị bệnh quá dã man và tàn bạo của CS, không biết vô tình hay cố ý, chúng đã thiết lập một phòng mổ dã chiến bằng cách lấy tấm mùng cũ dơ dáy bao quanh bệnh nhân, rồi bắt 5 tù nhân, 2 tù nhân giữ tay, 2 tù nhân cầm chân và 1 tù nhân vít đầu bệnh nhân xuống bàn, tên CS cầm lưỡi cưa sắt cưa sống (cưa dã chiến) đoạn chân bị nhiễm trùng của bênh nhân không thuốc tê giảm đau. Quý vị thử tưởng tượng xem cảnh tượng gì đã xẩy ra? Quá khủng khiếp và vô cùng dã man tàn bạo chứ! Sau khi cưa xong đoạn chân bị nhiễm trủng của bệnh nhân Báu, tên CS lại chỉ thị tù nhân Long đem chôn đoạn chân bị cắt bỏ của tù nhân Báu y như lần trước.

Đây là cảnh tượng hãi hùng về tù nhân Báu bị cưa chân, vì quá đau đớn, chịu đưng không nổi anh đã la thất thanh giẫy đành đạch như con heo bị thọc huyết, 5 tù nhân giữ chân tay bênh nhân cũng cảm thấy lạnh mình, sởn cả tóc gáy, bủn rủn cả toàn thân, riêng tên cán ngố cưa chân bệnh nhân thì nét mặt vẫn thản nhiên, tỉnh bơ.như không có gì xẩy ra. Thật đúng là chế độ CS đã tạo nên những con người CS vô cảm, có máu lạnh không sai chút nào.

Việc cưa sống cẳng chân của bệnh nhân không thuốc tê giảm đau chỉ có thể xẩy ra dưới chế độ CS vô thần với 1 nền y tế còn nghèo nàn lạc hậu như là một chuyện khó tin nhưng có thật trong lao tù CS, cũng như chúng đã từng một thời ngạo mạn huyên hoang tuyên bố và ca ngợi loại dược thảo Xuyên Tâm Liên là thần dược trị bá bệnh khiến cho nhiều con bệnh dù nặng hay nhẹ cũng phải dở khóc dở cười mỗi khi bật đắc dĩ phải sử dụng độc nhất đến loại thuốc mật nhân đắng vô bỗ và vô tác dụng này.

Được biết tù nhân Nguyễn Kim Báu cũng còn may mắn được Thượng Đế nhủ lòng thương xót nên không bao lâu vết thương của anh đã lành lặn hẳn một cách kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng của mọi người.  Bây giờ tù nhân Báu đã trở thành một phế nhân thưc sự không còn sức lao động tạo ra của cải nuôi sống xã hội được nữa, CS bèn thông báo cho gia đình anh Báu đến Trại tù nhận lãnh anh về đoàn tụ sớm với gia đình, theo chánh sách khoan hồng của nhà nước CS.

Còn tù nhân Phan Văn Long sau 6 năm tù tội,  CS mới cứu xét tha cho Anh được về đoàn tụ xum họp với gia đình, Về tới nhà, anh liền liên tưởng ngay đến người bạn tù tâm giao đã từng đồng cam chịu khổ, chia ngọt xẻ bùi trong lao tù CS, anh đã cố gắng tìm kiếm thăm hỏi cùng khắp mọi nơi và cũng tỉm ngay đến tận nơi cư ngụ chính của gia đình bạn cố tri Nguyễn Kim Báu tại Long An hầu có thể biết được cuộc sống hiện giờ của Anh ra sao, nhưng vẫn bặt vô âm tín. Có lẽ vì hoàn cảnh sinh kế khó khăn nên bạn tù Báu và gia đình đã tha phương lập nghiệp mưu cầu sự sống ở một phương trời vô định nào đó.

BUIPHU/VBMN

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.