Hôm nay,  

Nơi Trú Ẩn Là Nơi Tránh Nạn

18/04/201800:00:00(Xem: 4880)
Tùng Nguyễn

(Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến)
 

Nơi trú ẩn là nơi ta có thể tìm cho gia đình cuộc sống an bình không sợ bức hại. Ở nhiều nước, nơi trú ẩn an toàn cho nạn nhân các chế độ tàn bạo là nhà thờ và chùa chiền. Vì lẽ, bảo vệ người lánh nạn là giáo lý cơ bản của phẩm chất đạo đức. Từng là di dân tị nạn, Nguời Mỹ gốc Việt biết rõ giá trị của nơi che chở và cưu mang người tị nạn. Phần lớn các di dân Việt được nhập cư vào nước Mỹ là nhờ các nhà nhân đạo trong chính phủ Mỹ đã biến nước Mỹ thành nơi trú ẩn an toàn cho tị nạn Việt.

Khi sở di trú của chính quyền Trump tăng các cuộc ruồng bắt di dân không hợp lệ, vì lý do nhân đạo, bang Caifornia lập tức ban hành ba (3) đạo luật như sau.

Đạo luật số SB 54 còn được biết đến với các tên gọi tiếng Việt là đạo luật “Thành Phố An Toàn/Thành Phố Ẩn Trú” là luật về quyền trú ẩn an toàn cho di dân, không cho phép cơ quan công lực bang California sử dụng nguồn lực công cho các hoạt động hỗ trợ sở di trú, như tiếp tay với sở di trú giam giữ tù nhân di dân vừa được trả tự do, hay chuyển giao các di dân này đến các trại giam của cơ quan liên bang, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ.

Đạo luật số AB 450 là luật về bố ráp di dân ở nơi làm việc, cho phép các cơ sở kinh doanh đuợc quyền từ chối yêu cầu khám xét khu vực tư nhân hay hồ sơ nhân viên nếu sở di trú không có trát toà hợp lệ.

Đạo luật số AB 103 là luật kiểm tra trại giam di dân, đòi hỏi bộ trưởng tư pháp bang California tiến hành kiểm tra các điều kiện sinh hoạt ở trại giam di dân, và yêu cầu trại giam tuân thủ các quy chuẩn chăm lo tù nhân, trong thời gian tù nhân di dân hay trẻ em không thân thuộc đang đợi xét xử hay rời trại.

Bộ trưởng tư pháp Mỹ Jeff Sessions đã khởi kiện bộ luật trên ở toà án liên bang. Vụ kiện này dự đoán sẽ thất bại vì bản tu chính án số 10 của hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền hạn bất khả xâm phạm của tiểu bang. Truớc đây, bang California đã thắng một vụ kiện tuơng tự ở toà án liên bang.  Tuy nhiên, Westminster và vài thành phố khác đã bỏ phiếu ủng hộ hành động khởi kiện của bộ tư pháp Mỹ.

Càng thất vọng hơn nữa khi hai nghị viên người Mỹ gốc Việt trong hội đồng thành phố Westminster đã bỏ phiếu đồng ý với vụ kiện trên, mặc dù nhiều người Việt tị nạn đã một thời từng bị chính quyền và bộ máy an ninh Việt Nam áp bức, ngược đãi. Nhiều cửa hàng kinh doanh của di dân Việt đang đối diện với nguy cơ bị xáo trộn và thiếu hụt nhân viên. Nhiều di dân Mỹ gốc Việt đang bị giữ hay quản thúc ở các trại giam của sở di trú trong điều kiện sinh hoạt hết sức tồi tệ, ví dụ như ở trại giam Theo Lacy thuộc quận Cam, tù nhân di dân thuờng bị biệt giam, ép ăn thực phẩm hư hỏng, và tắm rửa trong buồng tắm mốc meo.

Một số nguời Mỹ gốc Việt biện hộ cho chính sách bài di dân của chính quyền Trump với lập luận là họ sang Mỹ với quy chế tị nạn hợp pháp, khác với nhóm di dân không giấy tờ hợp lệ.  Họ quên rằng trong thập niên 1980, nhiều thuyền nhân Việt đã sống lây lất, chờ đợi nhiều năm trong trại tị nạn vì nuớc Mỹ còn tranh cãi việc nên xếp di dân Việt vào dạng tị nạn chính trị hay tị nạn kinh tế,  Cộng đồng nguời Việt tị nạn trong thời điểm ấy đã góp phần thuyết phục chính phủ Mỹ nhận thuyền nhân dựa trên lý do nhân đạo.

Tại phiên họp hội đồng thành phố Westminster bàn về vụ kiện của bộ tư pháp, rất nhiều công dân Mỹ gốc Việt ủng hộ luật an toàn/luật ẩn trú bị ngăn không cho phát biểu hay vào phòng họp.  Rõ ràng đây là thủ đoạn thuờng đuợc áp dụng ở xứ độc tài mà nguời Việt tị nạn đã phủ nhận và rời bỏ. Đáng ngại hơn nữa là trong buổi họp nhiều nguời bản xứ chống luật trú ẩn đã phô bày bộ mặt kỳ thị khi lên giọng yêu cầu các di dân Việt hãy cút về lại Việt nam. Thật đáng tiếc khi các nghị viên Mỹ gốc Việt đã đứng về phía những kẻ kỳ thị đồng bào mình.  Sự có mặt đông đảo của bạn trẻ Mỹ gốc Việt ủng hộ luật ẩn trú chống vụ kiện ở phiên họp cho thấy lập trường của các nghị viên này đi nguợc với xu hướng của cộng đồng.

Cộng đồng Mỹ gốc Việt đã hưởng nhiều lợi ích từ chính sách nhân đạo của nước Mỹ. Vì tình nhân đạo, người Mỹ gốc Việt có bổn phận giúp đỡ các di dân cô thế.  Sống giữa lằn đạn bay, bị cộng sản cầm tù và hải tặc cướp bóc, chúng ta khao khát muốn sống, muốn tự do, muốn no ấm và an lành cho bản thân và gia đình. Chúng ta cần nơi tá túc và tránh nạn.  Đó cũng là ước mơ của người di dân đang bị săn đuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
Trong tuần qua, chúng ta đã gặp một chuỗi nghịch lý liên quan đến vấn đề nóng bỏng nhất của Hoa Kỳ ngày nay, là hồ sơ Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.