Hôm nay,  

Phần 2 của NS Nguyễn Văn Đông và những điều chưa nói hết

08/03/201809:38:00(Xem: 11329)

Phần 2 của NS Nguyễn Văn Đông

và những điều chưa nói hết

(NS Nguyễn Văn Đông nói về nhạc của mình)

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

 

Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nằm xuống, trên mạng mọi người bắt đầu truyền nhau nghe nhạc ông sáng tác. Càng nghe lại càng yêu mến ông hơn vì tôi và biết bao nhiêu người Việt ở miền Nam trước 75 đã sống và chia sẻ cùng ông những tư duy, tâm sự, hay cảnh ngộ ngang trái của con người trong một đất nước có chiến tranh trên cả hai miền Nam và Bắc. Nhất là trong cái cảnh mưa phùn, gió rít của một mùa xuân Cali 2018, xứ người, trời gây gây lạnh, cái buồn nhè nhẹ bỗng lãng đãng trong tôi.  Giọng ca mê hoặc lòng người của Hà Thanh mà người ta gọi là sang cả, quấn quít, ám ảnh óc tôi khôn nguôi. Hình như nỗi thương, niềm nhớ một mùa xuân nó bàng bạc trong nhạc của Nguyễn Văn Đông và vận vào ông đến nỗi ông đã ra đi vào một ngày xuân và đã không bao giờ trở lại.

 

Trong buổi gặp gỡ tháng 12 năm 2011, tôi có nói chuyện với ông về các tác phẩm đã làm sáng danh ông vào thập niên 60 như "Chiều mưa biên giới, Mấy dặm Sơn Khê, và Về mái nhà xưa.v..v..". Ông đem ra một cái máy hát cầm tay cũ, một tập nhạc và một chồng CD trong đó có những đĩa nhạc của ông. Ông bảo "Đây là những CD có nhạc của chú do các ca sĩ hát nhạc chú, tặng chú. Chú cho cháu thâu lại hay lấy bất cứ bản copy nhạc nào của chú nhưng không được bán hay làm thương mại". Tôi chọn ra những bài hát tôi ưa thích và ông đã ký đề tặng tôi.

 

 

Nhìn những dòng chữ như rồng bay phượng múa “Quý mến tặng cháu Trịnh Thanh Thủy”, tôi giật mình tự hỏi khi nào chữ viết tay đẹp như vậy tuyệt chủng, bởi lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy những dòng chữ viết tay đẹp như vậy, vì thời đại này, tôi và nhiều người quen nhìn những dòng chữ đánh máy của máy tính, của Iphone hằng ngày.

 blank

Pic 1 Nhạc phẩm Mấy dặm sơn khê với lời tác giả đề tặng

 blank

Pic 2 Chiều mưa biên giới

 blank

Pic 3 Về mái nhà xưa

 

Tôi thấy trong các CD nhạc có rất nhiều bài do Hà Thanh hát, nhân đấy tôi hỏi "Cháu có biết và hay nói chuyện với cô Hà Thanh, cô Hà Thanh hát nhạc chú rất hay". Nghe tôi nói vậy, mắt ông bỗng xa xăm. Ông cầm cuốn CD của Hà Thanh lên một cách trân quí, "Hà Thanh hát nhạc của chú đạt nhất". Rồi ông mở cái máy hát cũ, giọng trong và cao của con hoạ mi xứ Huế vút lên, người nhạc sĩ chìm vào dĩ vãng và thế giới của riêng mình.

 

Tôi bắt đầu bàn luận với ông về âm vực của Hà Thanh, tôi thích cái lối cô luyến láy. Ông bảo Hà Thanh hát dễ dàng những bài có âm vực rộng của ông viết. Từ ngày cô qua Mỹ, ông không còn gặp cô nhưng ông vẫn theo dõi theo tiếng hát của cô đều đặn. Tôi bảo tôi thích nhất là bài "Mấy dặm sơn khê" của ông nó vừa buồn vừa lãng mạn nhất là do Thái Thanh hát. Ông đồng ý nói, Thái Thanh có âm vực rất tốt, hát được những bài có nốt cao như “Mấy dặm sơn khê” của ông thật tuyệt vời. Tôi hỏi thêm, hình như những bản nhạc của chú đều viết cho những người có âm vực rộng. Ông cười nói, do đó có những bản chú phải viết lại cho các ca sĩ khác dễ hát hơn. Tôi tò mò “Trong quá trình sáng tác, chú có viết nhạc cho riêng một ca sĩ nào, hình bóng nào rõ rệt không?”. Ông bảo “Khi có, khi không, tùy lúc và tùy hứng, cháu ơi”.

Tôi bắt đầu nhắc đến thời vàng son của ông với những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Tình khúc hàng hàng lớp lớp ..v..v…” Tôi bảo chú là người đầu tiên trong âm nhạc trước 1975, dùng chữ “Hải ngoại” đó. Tôi tiếp tục nhận xét “Cháu yêu thích những câu kết trong nhạc của chú, câu nào cũng mang ấn tượng sâu đậm cho nguời hát và người nghe khiến họ nhớ mãi. Như câu “Em ái yêu trong chiều đông gió, mang áo xanh theo chồng sang sông, quên mái tranh quên, con đò xưa”. Tôi cười cười, dí dỏm hỏi, “vừa âu yếm, vừa nao lòng, có phải bài này chú viết cho người yêu đầu đời không?”. Chú cũng cười bảo tôi, muốn hiểu sao cũng được, nhưng bài này có hình ảnh quê cũ là Tây Ninh, ngày chú trở lại, nên trong đầu bài nhạc có ghi “Dâng mảnh đất quê nghèo -Tây Ninh-. Về sau 10 năm xa cách, ngày về vẫn với tâm hồn bơ vơ, cô độc, và tấm lòng dễ tin, dễ yêu như ở buổi ra đi. N.V. Đ. 1964.”

 

 blank

Pic 4 Tờ quảng cáo chương trình xưa

 blank

Pic 5 NS Nguyễn Văn Đông với quân phục

 

Ông nói thêm rằng, sau này ông nghe có những ca sĩ hát bài này, lời bị sai mà họ cứ hát khiến ý nghĩa lời hát bị méo mó. Đó là câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế, qua đáy tim chưa đục sông Mê…”. Họ hát thành “qua đáy tim chưa đục “song mê” hay “song khuya”. Ông bảo trong bản nhạc phát hành hồi đó ông đã cẩn thận ghi chú “Sông Mê, nghĩa bóng, tức lòng không bợn nhơ”. Rồi ông ngồi tỉ mỉ giải thích cho tôi nghe nghĩa của Sông Mê. Khi người ta chết phải đi qua cầu Nại Hà, dưới đó là Sông Mê, rồi uống chén cháo lú để quên kiếp trước, không còn thương tiếc nuối về cảnh cũ mà lộn kiếp trở lại. Nghe ông giải thích tôi mới vỡ lẽ ra ý nghĩa sâu sắc của câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế qua đáy tim chưa đục sông Mê”, có nghĩa lòng người trở về còn y như lúc đi, yêu mảnh đất quê, yêu mái tranh và chưa quên hình bóng người xưa. Nhất là còn yêu lắm lắm, thế mà nhân tình thế thái đổi thay “và em ái yêu đã mang áo xanh theo chồng sang sông mất rồi”.

 

Về Mái Nhà Xưa - Hà Thanh

https://www.youtube.com/watch?v=cf8mEFViKkU

 

Tôi tấn công thêm “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”, theo cháu, câu cuối lại là câu sâu sắc nhất trong bài nhạc “Chiều mưa Biên giới” chú ơi”. Mặt ông bỗng sa sầm, giọng đầy cảm xúc “Chính câu này đã là câu hát gây rắc rối cho đời chú.”. Ông hồi tưởng lại những giây phút gặp khó khăn phải đương đầu với chính quyền VNCH. Những câu hát trong bài “Chiều mưa biên giới” đã làm ông khó xử. Ông tiếp "Những gì chú viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài "Chiều mưa biên giới" là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiến đấu, dành lại non sông, mà chính chúng lại khiến chú khó xử với chính quyền đương thời ngày đó".

 

Ông không kể tôi nghe chi tiết, nhưng sau này tôi đọc các bài viết thì biết ông bị phạt trọng cấm 15 ngày và tác phẩm này cùng “Mấy dặm sơn khê” bị cấm lưu hành một thời gian với lý do nội dung làm suy yếu tinh thần binh sĩ. Bản nhạc có lời đề tặng rất cảm động “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười(biên giới Việt-Cambod-1956)”.

 

Chiều Mưa Biên Giới - Trần Văn Trạch- Shot Gun11 trước 75
-https://www.youtube.com/watch?v=WQGGGMEOcu8

 

Thái Thanh - Mấy Dặm Sơn Khê - Thu Âm Trước 1975

https://www.youtube.com/watch?v=qm8nSILSUMk&t=15s

 

Thấy ông buồn tôi lãng sang chuyện khác, bảo “Nói đến nhạc lính, theo nhận xét riêng của cháu, nhạc chú có những giai điệu rất quý phái, mà vẫn gần gũi, đi thẳng vào lòng người, điều mà có nhạc sĩ được học hành chỉnh chu cũng không làm nổi, những tình khúc viết cho người lính của chú không giống với các nhạc sĩ khác như Trần Thiện Thanh, Trịnh Lâm Ngân, Lam Phương chẳng hạn.". Ông nhấn mạnh rằng, ông sáng tác những bài hát về người lính khác với những nguời khác, tại ông sống thực. Ông là một sĩ quan tác chiến cùng các quân nhân xông pha trong lửa đạn nên những gì ông viết là cảm xúc thực của người lính đã ôm súng ngoài chiến trường. Còn những nhạc sĩ khác viết nhạc lính vì nhu cầu, lý do thương mại, chính trị hay bởi đơn đặt hàng, có khi cảm xúc vì cái chết, sự hy sinh của những người lính trận mà viết, nên nghe ra khác với nhạc lính của ông. Ngoài ra không có sự chi phối nào giữa một người quân nhân và một người lãnh đạo trong khi sáng tác, dù ông làm tới Trung Tá trong quân lực VNCH.

 

Ông kể thêm ngày xưa ông đã từng làm Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn, gồm có những ca nhạc sĩ tên tuổi như Thu Hồ, Mạnh Phát, Thái Thanh, Anh Ngọc và từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia. Tuy nhiên ông hiểu trong cương vị một người lãnh đạo trong quân đội lại sáng tác hay sinh hoạt tích cực trong âm nhạc thì không thể tiến xa trong quân đội. Do đó hoạt động âm nhạc chỉ là dòng phụ chứ không phải là dòng chính trong sinh hoạt của ông. Sau này ông được vinh thăng Đại Tá. Tôi thêm "Tuy nhiên những hoạt động phụ này đã làm nên tên tuổi của chú".

Khi ông kể chuyện "sông mê", tôi biết ông am tường triết lý nhà Phật và ông thường đi chùa, tôi nêu thắc mắc tại sao ông lại viết rất nhiều những ca khúc Thiên Chúa Giáo, cũng như chuyển ngữ lời ngoại quốc sang lời Việt. Đó là những "Đêm Thánh vô cùng, Ave Maria, Màu xanh Noel, Bóng nhỏ giáo đường, Mùa sao sáng, Giáo đường chiều chủ nhật...v..v..." Ông trả lời rằng, trong quá khứ sinh hoạt và giao tiếp với các vị cố đạo và linh mục Thiên Chúa Giáo, ông có học hỏi nghiên cứu thêm về đạo này và rất mến họ. Chính vì vậy, lòng ông rung động và cảm xúc với thánh ca và ông thường viết nhạc đạo Thiên Chúa dù ông theo đạo Phật.

Lúc tôi dở tập nhạc lấy bản sao, những tác phẩm ông đề tặng, ông vui miệng kể thêm, trong đó có mười mấy gần 20 bài được nhà nước cho phép phát hành hay lưu hành trong nước. Tuy nhiên, ông không cảm thấy đó là điều may mắn hay hài lòng vì những tác phẩm được lưu hành không phải là những tác phẩm ông ưa thích. Những bài hát như "Trái tim Việt Nam" không phải là những bài xuất sắc làm sáng chói tên tuổi ông như "Chiều mưa biên giới hay Mấy dặm sơn khê". Thật ra, họ cũng rất dè dặt trong việc cho lưu hành các tác phẩm của ông. Tôi hỏi liền, "Bây giờ họ cho lưu hành một số nhạc của chú, vậy chú có phát hành hay tổ chức các buổi show nhạc như Phạm Duy đã từng làm không?". Ông lắc đầu ngay "Nếu phát hành những bài hát không hay lắm hoặc không ai biết đến, thì phát hành làm gì, thôi khỏi làm". Ông kể thêm, có lần nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khi còn sống trở về nước gặp ông và nói HTThơ biết một nhân vật rất quan trọng trong chính quyền có thể giúp ông can thiệp và nhờ người đó cho lưu hành nhạc của ông. Ông nói với HTThơ rằng, đâu có dễ dàng như vậy và người đó làm sao có quyền hạn như vậy được, chỉ có ban Tuyên Huấn Trung Ương mới có thể cho phép lưu hành nhạc, nên cho dù có nhân vật nổi tiếng nào đó chăng nữa, cũng không thể cho phép lưu hành nhạc. Làm gì có chuyện ảo tưởng như vậy.

Tuy gặp ông có một lần trong đời, nhưng tôi cảm thấy mình rất may mắn được cơ duyên tiếp xúc với một người nhạc sĩ tài hoa. Hơn thế nữa, là một vị sĩ quan VNCH tuy thất thế nhưng vẫn khiêm cung, có khí phách và rất tư cách. Ông còn là một người nghệ sĩ đầy sáng tạo khi đi tiên phong trong lãnh vực khai sinh ra “Tân cổ giao duyên” là một hình thái nghệ thật kết hợp giữa âm nhạc phương Đông và phương Tây, giữa tân nhạc và vọng cổ miền Nam. Xin thắp nén hương lòng đầy quý mến của tôi gởi về NS Nguyễn Văn Đông nơi cõi tịnh.

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.