Hôm nay,  

Trám Răng Tên Xã Đội Trưởng

23/01/201800:00:00(Xem: 5330)
Thành Lacey thoát dịch


Giới thiệu tác giả: Đây là quyển tiểu thuyết, được dịch từ Pháp văn, có tựa đề Anh ngữ là: “Balzac and The Little Chinese Seamstress” – NXB Anchor Books, New York - của tác giả người Hoa tên là Dai Sijie viết tại Pháp năm 2000.  Ông sinh tại Trung quốc năm 1954.  Dai Sijie là một nhà làm phim và bản thân từng bị đi cải tạo từ năm 1971 đến 1974.  Ông rời Trung quốc sang Pháp năm 1984, sống và làm việc tại Pháp cho đến nay.  Quyển tiểu thuyết đầu tay này của ông, chỉ trong sớm chiều,  gây tiếng vang  lớn tại Pháp năm 2000, và ngay tức thì trở thành quyển tiểu thuyết bán chạy nhứt và đoạt được năm giải thưởng.  Bản quyền của quyển tiểu thuyết này đã được bán đi mười chín quốc gia và đang được quay thành phim.

Đây là một quyển truyện “ làm cho độc giả phải say mê về ma lực thu hút của văn chương và sự huyền diệu của một cuộc tình lãng mạn của hai thanh niên thanh thị xấu số bị đày đi cải tạo ở một vùng núi rừng hẻo lánh trong thời Cách Mạng Văn Hoá của Trung Cộng. Tại đây hai chàng ta gặp cô con gái của ông lão thợ may vùng này và tình cờ khám ra được một số tác phẩm văn chương cổ điển của phương Tây được dịch sang Hoa ngữ.  Trong khi tán tỉnh cô bé thợ may, hai chàng có dịp ngốn nghiến các tác phẩm ngoại quốc “ loại văn hoá đồi trụy” bị cấm đọc này và đã đắm mình vào thế giới xa lạ trong các tác phẩm đó  rồi quên đi được thực tại phủ phàng, ác nghiệt,  đang bao quanh mình.”  -  Anchor Books ‘s Preview.

          Theo lời phê bình của The New York Times thì: “Văn của Dai Sijie thắm thiết, xót xa, đầy hài hước và lãng mạn trử tình.”  Xin dịch ra đây một đoạn đầy tính cách hài hước khi tác giả và người bạn của ông trám răng cho tên xã đội trưởng để ta cùng thưởng thức văn tài xuất chúng của ông trong truyện “ Văn hào Blazac và cô thợ may bé nhỏ Trung hoa ” này.           ... trang 131

(Sơ lược diên tiến câu chuyện:  Tên xã đội trưởng bị đau răng cả tuần không ăn uống gì đưực.  Hắn đau qúa chịu không nổi nữa nên đành phải nhờ người bạn đồng bị  cải tạo của tác giả trám răng cho, anh chàng này là con của một nha sỹ ở thành phố . Trước đó hắn đã hăm dọa tác giả sẽ đem nộp ông cho công an về tội phổ biến “văn hoá ngoại lai đồi trụy nếu không trám răng cho hắn.  Hồi này của câu truyện xảy ra tại căn nhà sàn của lão thợ may với cái máy may cũ kỷ đạp bằng chân mà cây kim may được dùng làm mũi khoan răng! Hiện diện trong hồi này có bốn nhân vật:  tên xã đội, lão thợ may, anh chàng “nha sỹ bất đắc dĩ” và tác giả.)

***

... Hàm răng của tên xã đội trưởng gồ ghề , lởm chởm như một rặng núi.  Ba cái răng cửa  lồi ra từ cái nướu đen xì như mảnh đá phún thạch thời tiền sử.  Còn mấy cái răng nanh bị nám đen khói thuốc lá thì bén như mũi đá nhọn.  Mấy cái răng hàm của hắn thì có mấy cái bị soi lủng sâu đến nổi anh bạn ‘nha- sỹ ’ của tôi phải trịnh trọng nói là chủ của nó chắc phải là bị bịnh giang mai.  Nghe như vậy, tên xã đội trưởng quay mặt chỗ khác tránh né, không đưa ra lời phản kháng nào.

Cái răng bị đau nằm thụt tuốt sâu vô phiá trong hàm của hắn.  Nó nằm kế bên cái lổ đen, mềm  phập phìu bọng nước của cái răng mới bị ...  nhổ lầm trước đó.  Nó nằm một mình, cái răng khôn bị hư này bị lổ chổ như đá san hô.  Tên xã đội trưửng cứ phải dùng cái lưỡi vàng khè của hắn, hết rà qua rồi lại rà lại. Sau đó lại đưa qua thăm dò cái lổ răng bên cạnh nó rồi chấm dứt bằng một cái chắc lưỡi khoan khoái thật kêu khi đưa lên chạm vào vòm họng.

Cái lưỡi đưa qua đưa lại bổng ngưng lại ngay khi cái kim thép lạnh của cái máy may đưa vào trong miệng và ngưng lơ lửng phiá trên cái răng đau. Lập tức cái lưỡi bị thu hút ngay bởi vật lạ trong miệng.  Đầu lưỡi rà lên rà xuống vật lạ lạnh, lạ lùng đó.  Nó run run rồi co lại rồi lại rà rà tiếp.  Kích thích bởi cảm giác lạ, nó liếm cây kim may nữa rồi luyến tiiếc co rụt lại.

Chân của lảo thợ may gìa nhấn lên bàn đạp má may, sợi dây chuyền làm mũi kim thụt lên thụt xuống. Cái lưỡi của tên xã đội thấy vậy liền co lại.  Anh nha-sỹ- bất đắc dĩ lấy ngón tay chỉnh lại “mũi khoan” và lấy thế cho bàn tay của mình.  Anh ta đợi một vài giây cho bàn đạp nhanh lên rồi châm cái kim vào cái răng.  Người ta một tiếng hét lủng màng nhỉ của bịnh nhân.  Mũi kim vừa rút lên thì tên xã đội lăn mình rớt xuống khỏi cái giường đặt kế bên cạnh cái máy may!

Tên xã đội nổi sùng lên: “ Mấy người làm cái gì vậy? Muốn giết tao phải không!? “

  Lão thợ may nói:

 -  Tôi đã nói với ông rồi.  Tôi thấy ngoài chợ họ cũng là như vầy thôi.  Mà chính ông đòi tụi tui làm mà!”

-  Đau té đái luôn hè!

- Phải chịu đau thôi.  Caí mũi kim trong bịnh viện nó nhanh gấp mấy trăm lần mới ít bị đau.  Còn kim bàn đạp này thì nó chậm.  Mà kim càng chậm thì càng đau thôi.”  Anh nha sỹ nói.

    Nghe vậy tên xã đội nói một cách cương quyết:

        - Cứ làm đi.  Tao bị cả tuần không ăn không uống gì được.  Thà làm mẹ lần này cho nó xong.

Nói xong hắn nhắm mắt lại để khỏi thấy mũi kim thò vào miệng. Nhưng rồi cũng như lần rồi,  cái đau kinh khủng đẩy hắn lăn rớt ra khỏi giường , văng cái nón kết đội trên đầu xuống đất, trong khi cái kim vẫn còn dính trong cái răng.

Hắn lăn giật té mạnh đến mức gần làm đổ cái đèn dầu mà tôi (tác giả) đang hơ cho cục chì trám răng chảy ra!.

Cái cảnh này thật là chết-được-vì-nín-cườ  nhưng không dám cười vì sợ tên xã đội nổi khùng lên thì cả đám mang hoạ, bị đi cải tạo mút mùa.

Anh bạn nha sỹ lấy cây kim, lau sạch, xem xét kỷ, rồi nọi bịnh nhân há lấy một ly nước sút miệng.  Tên xã đội nghe theo rồi nhổ nước sút trong miệng có màu đỏ ra trên sàn nhà kế bên cái nón kết kiểu vệ binh của hắn bị rớt hồi nãy.  “Ông bị chảy máu rồi.”  Lão thợ may nói.

Anh nha sỹ nhặt cái kết lên đưa cho hắn, nói:

-  Nếu muốn tôi chữa cái răng thì chỉ còn có nước cột ông chặt vô giường thôi.

Tên xã đội hét lên đầy phẩn nộ:

         - Cột tôi vào giường hả?  Anh không biết chức vụ của tôi là xã đội trưởng sao?

Chàng nha sỹ trả lời:

-  Bởi vì người của ông cứ giật bắn như vậy thành ra tụi tôi phài dùng đến cách đó mà thôi!

Tôi sửng sờ.  Sao mà tên đội trưởng ương nganh, hùng hổ này lại chịu bị trói vô giường một cách nhục nhã và tức cười như vậy?  Cho tới giờ, tôi thật vẫn không hiểu ra được.

Anh chàng nha sỹ nhanh chóng cột hắn vào giường, còn lão thợ may thì giữ nhiệm vụ giữ chặt cái đầu của bịnh nhân cho không bị nhúc nhích.  Còn tôi thì thay thế vào việc đạp cái bàn đạp máy may.

Khi thấy anh nha sỹ ra dấu, tôi bắt đầu đạp cho bánh xe chuyền của cái máy may quay đều liên tục.  Tôi gia tăng tốc độ đạp; cái kim thụt lên thụt xuống, rung rung, đâm vào cái răng mắc dịch ... rồi có tiếng hét lên của tên đội trưởng bị cột cứng vào giường.  Lúc đó hắn không chỉ bị cột xiết vào giường với sợi giây thừng lớn  như tên vô lọai trong phim sắp bị trừng phạt mà lại còn bị hai bàn tay của lão thợ may siết chặt  lại cứng như kềm.  Mặt hắn xanh tái đi, miệng mồm thì sủi đầy bọt.

Bất thình lình, trong ngừơi tôi bổng nổi dậy ý muốn đầy bạo lực tính không thể nào kiềm chế được khi tôi nghỉ về những hành hạ khi mình bị cải tạo nên đạp cái bàn đạp cho chậm lại.

Anh bạn nha sỹ của tôi nháy mắt đồng tình.

Tôi đạp cho thiệt chậm lại để hành hạ tên xã đội .  Tôi làm như là cái kim khoan muốn bị gãy.  Cái kim gần như không chạy nữa, hay lâu lắm mới nhúc nhích.  Sau cùng, sau khi thấu tới chỗ cái răng bị hư, tôi nhấn bàn đạp một cái nữa rồi tôi bỏ chân ra không đạp nữa cho nó đứng yên.   Tôi làm ra vẽ không biết gì để che dấu cái thù ghét đang sôi lên trong mắt của mình.  Giả bộ cuối xuống xem cái sợi dây chuyền bánh có bị sút ra không rồi tôi để chân lên bàn đạp đạp tiếp.  Cái kim bắt đầu xoay lại, chậm chạp và xục xịch như một người đạp xe đang gò lưng đạp lên dốc thẳng. Nó trở thành mũi dùi đục vào thành răng cứng và phun bụi răng bị cà vàng khè ra. Tôi thật đúng là đã trở thành một tay hành hình ác độc ! //         

Đầu năm 2018

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.