Hôm nay,  

TNS Janet Nguyễn đệ trình Dự luật đòi hỏi lập ra Chương Trình Giảng Dạy trong trường học toàn tiểu bang về Hành Trình Đi Tìm Tự Do của Người Tỵ Nạn Mỹ Gốc Việt

1/22/201808:55:00(View: 9150)

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đệ trình Dự luật
đòi hỏi lập ra Chương Trình Giảng Dạy
trong trường học toàn tiểu bang về
Hành Trình Đi Tìm Tự Do của Người Tỵ Nạn Mỹ Gốc Việt

 

(Garden Grove, CA) Trong một cố gắng để cho mọi người hiểu rỏ hơn về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vừa tổ chức một cuộc họp báo hôm nay để thông báo Dự Luật SB 895, lập ra một Chương Trình Giảng Dạy Mô Hình đầu tiên của tiểu bang liên quan đến hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt. Mục đích của Dự Luật SB 895 là lập ra một Chương Trinh Giảng Dạy Mô Hình để các học khu khắp Tiểu Bang California có thể dung khi giảng dạy về Cuộc Chiến Việt Nam và thời kỳ hậu Cuộc Chiến Việt Nam. Hiện nay, các học sinh California học hỏi về những hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt bị giới hạn, bởi vì chương trình giảng dạy thiếu sót tài liệu.

blank

“Những câu chuyện về sự sống còn và tìm được tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt phải được giảng dạy tại Tiểu Bang California,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Người tỵ nạn Mỹ gốc Việt hiểu rõ hơn ai hết những diễn tiến về  Cuộc Chiến Việt Nam, những kinh nghiệm của họ trong thời chiến, và thời kỳ hỗn loạn sau khi Sài Gòn sụp đổ, những chi tiết lịch sử này có thể giúp tất cả học sinh California có một cái nhìn rõ hơn về các sự kiện lịch sử đã làm thay đổi thế giới một phần nào. Qua Dự Luật SB 895, Tôi hy vọng các học sinh có thể có đầy đủ tài liệu để không chỉ hiểu thấu các kinh nghiệm của người tị nạn Mỹ gốc Việt mà còn khuyến khích họ nghiên cứu sâu hơn đề tài này.”

Dự Luật SB 895 sẽ đòi hỏi thành lập một Chương Trình Giảng Dạy Mô Hình bao gồm các kinh nghiệm hành trình của Thuyền Nhân Việt Nam, và các Chiến Sĩ  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình giảng dạy cũng phải bao gồm các tác phẩm văn học, diễn tả được tất cả mọi khía cạnh về kinh nghiệm tỵ nạn, bao gồm các tác phẩm truyền khẩu về người tỵ nạn Việt Nam. Dự luật này đòi hỏi phát triển một chương trình giảng dạy được hoàn tất vào Ngày 31, Tháng 12, 2020, và được Bộ Giáo Dục Tiểu Bang chấp thuận vào Ngày 31, Tháng 3, 2021.

Để thực hiện công việc có nhiều khía cạnh này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn bắt đầu làm việc với các thành viên Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện, qua việc thu thập sự ủng hộ, bao gồm kinh nghiệm của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt trong chương trình giảng dạy từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 trong trường học. Vào Tháng Mười, 2017, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cùng với Dân Biểu Kansen Chu và Dân Biểu Ash Kalra, đã gởi một lá thư tới Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy California (IQC), kêu gọi họ xem xét việc mở rộng nội dung lịch sử trong chương trình giảng dạy giáo dục hiện nay, đang được áp dụng khắp tiểu bang, để bao gồm những câu chuyện bằng chứng về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các lập luận trong lá thư chung, vào Tháng Mười Một, 2017, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã gởi thêm một lá thư cá nhân đến Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy California (IQC) yêu cầu họ thực hiện công việc quan trọng này.



blank

Tiểu Bang California là nơi cư ngụ của cộng đồng Việt Nam lớn nhất thế giới tại hải ngoại. Người Mỹ gốc Việt định cư tại California đã cống hiến về tất cả mọi mặt từ xã hội, văn hóa, và kinh tế của tiểu bang này trong hơn bốn thập niên. Luật pháp hiện hành khuyến khích bao gồm các câu chuyện của người sống sót, người cứu giúp, người giải thoát và nhân chứng, vào chương trình giảng dạy về Nhân Quyền, cuộc diệt chủng Holocaust, và các vụ diệt chủng của người Armenia, Cambodia, Darfur, và  Rwanda. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy lại không bao gồm những thảm kịch trong hành trình đi tìm tự do của hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt đang sống tại Tiểu Bang California.

“Sáng kiến này không chỉ giúp cho người dân California hiểu rỏ hơn về thời kỳ Cuộc Chiến Việt Nam, mà còn giúp tạo một nhịp cầu giữa các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Các câu chuyện về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt của thế hệ đầu tiên tại hải ngoại sẽ bị chìm trong quên lãng theo thời gian. Vì vậy, chúng ta cần phải hành động ngay lúc này để gìn giữ những câu chuyện này được ghi chép vào lịch sử, để con cháu chúng ta có thể hiểu rỏ qúa trình lịch sử của người tỵ nạn Việt Nam đã ảnh hưởng đến thế giới như thế nào.”

Khi Dự Luật  SB 895 được tiến hành qua thủ tục Lập Pháp xem xét để được chuẩn thuận, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi toàn thể đồng hương hãy lên tiếng để chứng minh sức mạnh người Việt tỵ nạn hải ngoại bằng cách ký tên vào bản kiến nghị sau đây:

http://baovecongdong.com

Khi có được ngày điều trần Dự Luật SB 895 để được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện xem xét, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ chia sẻ tin tức với cộng đồng, và rất mong sự hiện diện của cộng đồng tại Thủ Phủ Sacramento trong cuộc điều trần công cộng của Dự Luật này.


Về Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được đa số cử tri Địa Hạt 34 của California bầu chọn qua một cuộc bầu cử vào năm 2014. Với chiến thắng này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trở thành phụ nữ đầu tiên đại diện Địa Hạt 34 và là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử được bầu vào Thượng Viện California. Bà hiện cũng là dân cử gốc Việt cao cấp nhất tại California.

Địa Hạt 34 bao gồm các Thành Phố Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster, và hai cộng đồng Midway City và Rossmoor, cũng như một phần các Thành Phố Anaheim, Huntington Beach, Long Beach, và Orange.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bà Nguyễn Văn Thiệu là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà từ 1967 đến 1975, nhưng bà không phô trương ồn ào, không can dự vào công việc của chồng mà chỉ làm công tác xã hội, uỷ lạo chiến sĩ, giúp người nghèo.
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, ông Lê Ngọc Sơn – giáo viên giảng dậy bộ môn tiếng Anh, trường An Lợi, xã An Phước, Long Thành – nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ.”
Thầy dạy thiền Peter Coyote còn là một diễn viên, nhà văn, người tường thuật (kể chuyện) cấp tiến. Đây là một bài viết về Peter Coyote, được đăng trên trang nhà Lion’s Roar vào ngày hai mươi mốt tháng mười năm hai ngàn hai mươi bởi nữ phóng viên Jennifer Kaishin Armstrong.
Cụ Nguyễn đã rời Rạch Giá nhưng đêm qua tôi vẫn nằm mơ thấy ánh mắt thê thiết của ông, đứng nhìn từ nóc chợ Nhà Lồng, dù theo Lý Minh Hào – tác giả của công trình biên khảo thượng dẫn – nơi đặt pho tượng Nguyễn Trung Trực đã được thay thế bằng tấm hình bác Hồ (nhìn thẳng) tự lâu rồi.
Nhiều người Hoa cho biết trước năm 2008 một số đông cán bộ, đảng viên và dân chúng Trung Hoa có cùng chung nhận xét là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến dân chủ hóa – điểm khác biệt nơi người dân muốn thấy tiến trình này xảy đến nhanh còn đảng Cộng Sản cố tình trì hoãn.
Khi Washington bắt đầu hình thành chủ trương xoay trục sang châu Á, việc phô diễn cá nhân xuất hiện và bắt đầu đàm phán sẽ là những yếu tố quyết định cho các thỏa thuận. Tình cho đến nay, ngoại trừ Ấn Độ, mối dây liên kết chung của Hoa Kỳ về Ấn Độ-Thái Bình Dương và chiến lược rộng lớn đối với Trung Quốc đã tập hợp được các đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Các cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Moon Jae-in với cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đang bắt đầu có kết quả. Hàn Quốc đang bắt đầu tăng cường việc can dự vào khu vực. Nhật Bản ngày càng nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Dự đoán của Trung Quốc rằng thỏa thuận trong Bộ tứ (Quad) giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ "tan biến như bọt biển" chỉ là ước vọng. Ngay cả hiện nay, khi khía cạnh quân sự của Bộ tứ (Quad) bị hạn chế, nó sẽ làm phức tạp đáng kể cho kế hoạch phòng thủ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Lời tái cam kết quyên tặng một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á của Bộ tứ (Quad)
Có lẽ, chả ai mong đợi hay hy vọng là “chính quyền” này “được lâu dài” cả – kể luôn những ông lãnh đạo: Trọng, Chính, Huệ, Phúc … Được lúc nào hay lúc đó thôi. Tuy thế, bao giờ mà cái nhà nước (thổ tả) hiện hành vẫn còn tồn tại ở Việt Nam thì nó vẫn còn là lực cản đáng kể cho mọi diễn biến tâm lý hướng thượng ở đất nước này.
Sự trổi dậy của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải tập trung vào Đông Nam Á, khiến Mỹ không còn dồi dào nguồn lực để đầu tư vào nền an ninh Âu châu. Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau.
Điều làm tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh hơn hết là ý chí và niềm đam mê văn chương của anh rất mạnh mẽ. Stroke thì mặc stroke, anh ráng tự tập luyện bàn tay và trí óc bằng cách gõ những bài văn thơ trên phím chữ của máy vi tính thay vì những cách tập therapy thông thường mà các bác sĩ và y tá ở bệnh viện yêu cầu.
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một con người có tài văn và võ mà ông còn là một người có tài kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). Được vua cử làm Dinh điền sứ (1828), ông đã có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển, lập lên hai huyện mới Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.