Hôm nay,  

TNS Janet Nguyễn đệ trình Dự luật đòi hỏi lập ra Chương Trình Giảng Dạy trong trường học toàn tiểu bang về Hành Trình Đi Tìm Tự Do của Người Tỵ Nạn Mỹ Gốc Việt

22/01/201808:55:00(Xem: 9045)

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đệ trình Dự luật
đòi hỏi lập ra Chương Trình Giảng Dạy
trong trường học toàn tiểu bang về
Hành Trình Đi Tìm Tự Do của Người Tỵ Nạn Mỹ Gốc Việt

 

(Garden Grove, CA) Trong một cố gắng để cho mọi người hiểu rỏ hơn về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vừa tổ chức một cuộc họp báo hôm nay để thông báo Dự Luật SB 895, lập ra một Chương Trình Giảng Dạy Mô Hình đầu tiên của tiểu bang liên quan đến hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt. Mục đích của Dự Luật SB 895 là lập ra một Chương Trinh Giảng Dạy Mô Hình để các học khu khắp Tiểu Bang California có thể dung khi giảng dạy về Cuộc Chiến Việt Nam và thời kỳ hậu Cuộc Chiến Việt Nam. Hiện nay, các học sinh California học hỏi về những hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt bị giới hạn, bởi vì chương trình giảng dạy thiếu sót tài liệu.

blank

“Những câu chuyện về sự sống còn và tìm được tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt phải được giảng dạy tại Tiểu Bang California,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Người tỵ nạn Mỹ gốc Việt hiểu rõ hơn ai hết những diễn tiến về  Cuộc Chiến Việt Nam, những kinh nghiệm của họ trong thời chiến, và thời kỳ hỗn loạn sau khi Sài Gòn sụp đổ, những chi tiết lịch sử này có thể giúp tất cả học sinh California có một cái nhìn rõ hơn về các sự kiện lịch sử đã làm thay đổi thế giới một phần nào. Qua Dự Luật SB 895, Tôi hy vọng các học sinh có thể có đầy đủ tài liệu để không chỉ hiểu thấu các kinh nghiệm của người tị nạn Mỹ gốc Việt mà còn khuyến khích họ nghiên cứu sâu hơn đề tài này.”

Dự Luật SB 895 sẽ đòi hỏi thành lập một Chương Trình Giảng Dạy Mô Hình bao gồm các kinh nghiệm hành trình của Thuyền Nhân Việt Nam, và các Chiến Sĩ  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình giảng dạy cũng phải bao gồm các tác phẩm văn học, diễn tả được tất cả mọi khía cạnh về kinh nghiệm tỵ nạn, bao gồm các tác phẩm truyền khẩu về người tỵ nạn Việt Nam. Dự luật này đòi hỏi phát triển một chương trình giảng dạy được hoàn tất vào Ngày 31, Tháng 12, 2020, và được Bộ Giáo Dục Tiểu Bang chấp thuận vào Ngày 31, Tháng 3, 2021.

Để thực hiện công việc có nhiều khía cạnh này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn bắt đầu làm việc với các thành viên Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện, qua việc thu thập sự ủng hộ, bao gồm kinh nghiệm của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt trong chương trình giảng dạy từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 trong trường học. Vào Tháng Mười, 2017, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cùng với Dân Biểu Kansen Chu và Dân Biểu Ash Kalra, đã gởi một lá thư tới Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy California (IQC), kêu gọi họ xem xét việc mở rộng nội dung lịch sử trong chương trình giảng dạy giáo dục hiện nay, đang được áp dụng khắp tiểu bang, để bao gồm những câu chuyện bằng chứng về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các lập luận trong lá thư chung, vào Tháng Mười Một, 2017, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã gởi thêm một lá thư cá nhân đến Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy California (IQC) yêu cầu họ thực hiện công việc quan trọng này.



blank

Tiểu Bang California là nơi cư ngụ của cộng đồng Việt Nam lớn nhất thế giới tại hải ngoại. Người Mỹ gốc Việt định cư tại California đã cống hiến về tất cả mọi mặt từ xã hội, văn hóa, và kinh tế của tiểu bang này trong hơn bốn thập niên. Luật pháp hiện hành khuyến khích bao gồm các câu chuyện của người sống sót, người cứu giúp, người giải thoát và nhân chứng, vào chương trình giảng dạy về Nhân Quyền, cuộc diệt chủng Holocaust, và các vụ diệt chủng của người Armenia, Cambodia, Darfur, và  Rwanda. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy lại không bao gồm những thảm kịch trong hành trình đi tìm tự do của hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt đang sống tại Tiểu Bang California.

“Sáng kiến này không chỉ giúp cho người dân California hiểu rỏ hơn về thời kỳ Cuộc Chiến Việt Nam, mà còn giúp tạo một nhịp cầu giữa các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Các câu chuyện về hành trình đi tìm tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt của thế hệ đầu tiên tại hải ngoại sẽ bị chìm trong quên lãng theo thời gian. Vì vậy, chúng ta cần phải hành động ngay lúc này để gìn giữ những câu chuyện này được ghi chép vào lịch sử, để con cháu chúng ta có thể hiểu rỏ qúa trình lịch sử của người tỵ nạn Việt Nam đã ảnh hưởng đến thế giới như thế nào.”

Khi Dự Luật  SB 895 được tiến hành qua thủ tục Lập Pháp xem xét để được chuẩn thuận, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi toàn thể đồng hương hãy lên tiếng để chứng minh sức mạnh người Việt tỵ nạn hải ngoại bằng cách ký tên vào bản kiến nghị sau đây:

http://baovecongdong.com

Khi có được ngày điều trần Dự Luật SB 895 để được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện xem xét, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sẽ chia sẻ tin tức với cộng đồng, và rất mong sự hiện diện của cộng đồng tại Thủ Phủ Sacramento trong cuộc điều trần công cộng của Dự Luật này.


Về Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được đa số cử tri Địa Hạt 34 của California bầu chọn qua một cuộc bầu cử vào năm 2014. Với chiến thắng này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trở thành phụ nữ đầu tiên đại diện Địa Hạt 34 và là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử được bầu vào Thượng Viện California. Bà hiện cũng là dân cử gốc Việt cao cấp nhất tại California.

Địa Hạt 34 bao gồm các Thành Phố Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster, và hai cộng đồng Midway City và Rossmoor, cũng như một phần các Thành Phố Anaheim, Huntington Beach, Long Beach, và Orange.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Phạm Thế Duyệt còn tại chức, đôi lúc, tôi vẫn thường nghe nhân vật này than phiền rằng mình không thể nào tiếp xúc trực tiếp được với những nhóm dân bản địa, vì rất nhiều người (Thượng, Nùng, Tầy, Mán, Mèo, Do, Khơ Mú, Cơ Tu, Lô Lô, Chu Ru…) hoàn toàn không biết tiếng Kinh.
Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị mất hết các chức vụ hôm 17/01/2023 đã thách đố quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lý do vì vào hôm 4/2 (2023), ông Phúc đã tuyên bố: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”.
Sau nhiều ngày, với nhiều “phương án cứu hộ” rất nặng phần trình diễn của nhà nước Việt Nam, chung cuộc, giới truyền thông của xứ sở này đã đồng loạt (và ái ngại) loan tin: “Bé Hạo Nam đã tử vong!”
Hôm đầu tháng Hai DL vừa qua, một chiếc khinh khí cầu kích thước bằng 3 chiếc xe buýt bay vào không phận Mỹ và đã đặt chính quyền Biden cũng như hệ thống phòng ngự Bắc Mỹ vào tình trạng báo động. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau người ta biết đích xác đó là khinh khí cầu do thám của Trung quốc, và ngay tức khắc, thông tin này tràn ngập TV, báo chí, mạng xã hội...
Đầu năm mới Qúy Mão không ai muốn nghe chuyện xui, nhưng dân gian và báo chí của đảng CSVN lại chỉ nói đến những nguy cơ tiềm ẩn đang đe dọa sự sống còn của chế độ...
✱ HĐ Tham Mưu Trưởng LQ/JCS: Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị - Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao". ✱ McNamara: Một khi bổ sung quân số sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. ✱ JCS: McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến - thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình...
Cái thời bao cấp (thổ tả) ấy, may quá, đã xa như dĩ vãng. Sau khi Đảng dũng cảm nhìn vào sự thực, quyết tâm đổi mới toàn diện, và cương quyết bẻ lái con tầu tổ quốc (theo hướng kinh tế thị trường) thì bộ mặt của xã hội đã hoàn toàn thay đổi ...
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.