Hôm nay,  

Ăn Xong Noel, Chúng Ta Thử Tìm Hiểu Chút Về Noel

06/01/201800:00:00(Xem: 6303)
Nguyễn thị Cỏ May

 
Nói "ăn Noel" để nói chung cho cả người không đi đạo đón mừng ngày 25 tháng 12. Nói "ăn Noel" nhưng không phải chỉ có ăn mà còn mua sắm cho ngày lễ Noel. Mua sắm cho gia đình, nhưng không quên bạn bè, người thân, quà biếu trong dịp này.

Nhiều gia đình người Pháp, cẩn thận, để dành tiền từ đầu năm để cuối năm tiêu xài cho lễ Noel. Cũng có nhiều người, tới cuối năm, phải đi vay ngân hàng để trang trải cho những mua sắm vì không làm không được.

Trong những chi phí này, bữa ăn đêm Noel  trong gia đình có lẽ chiếm phần quan trọng vì nó tạo ra một khoảnh khắc như một biến cố êm đềm, đáng nhớ hơn hết trong năm. Vì vậy mà những cơ quan xã hội cũng tổ chức bữa ăn cuối năm dành cho những người già cô đơn, những người vô gia cư, để đem lại cho họ chút sưởi ấm vào đêm đông giá rét.

Bữa ăn đêm Noel  trong gia đình người Pháp

Thời Trung cổ, chỉ có hoàng gia, tăng lữ, quí tộc mới có bữa ăn có thịt, có rượu. Thứ dân chỉ ăn rau quả, đạm bạc.

Trong bữa ăn có đông người, bàn ăn thường được xếp theo hình chữ U. Mặt bàn phủ một chiếc khăn trắng,  phủ dài chấm đất. Phần dư ra đó sẽ được dùng như khăn ăn ngày nay cho người ăn dùng lau miệng và lau tay.

Thức ăn để lên trên miếng bánh mì cắt mỏng thay cho đĩa và miếng bánh mì đặt trên một miếng gỗ như cái thớt. Người ta dùng dao cắt thức ăn và xiên thức ăn để lên trên miếng bánh mì, với 3 ngón tay, người ta bốc thức ăn đưa vào miệng. Ăn xong, miếng báng mì ướt đẫm nước thịt cá, có người ăn một chút, có người không ăn. Miếng bánh mì đó đem cho người nghèo.

Rượu, nước uống đựng trong những chiếc ly bằng kim loại vì thủy tinh chưa được thông dụng.

Tuy cách ăn uống còn thô sơ, chưa biết dùng đĩa, chén, nĩa, muỗng nhưng người xưa đã biết tác dụng của thức ăn theo thứ tự ăn uống, món nào trước, món nào sau cho dễ tiêu hóa và chế độ dinh dưỡng cao. Theo ông Eric Birlouez, tác giả chuyên về ăn uống và lịch sử ẩm thực Pháp (A la table du Moyen-Age, Princes, Moines, Paysans, Éd. Ouet-France, 2003), người ta thường, trước hết, chọn ăn hoa quả tươi, uống các loại rượu trái cây, với nồng độ nhẹ. Món kế tiếp là món nấu, món nướng thịt, cá và uống rượu mạnh.

Qua thế kỷ XVI-XVII, yếu tố thẩm mỹ của bàn ăn được chú trọng. Người ăn chọn cách ngồi chung quanh bàn ăn tạo vẻ cân đối, hài hòa. Các món ăn được dọn ra một lượt. Mỗi người có riêng cho mình một cái đĩa đựng thức ăn. Và người ta không ăn bóc nữa vì đã có nĩa để lấy thức ăn đưa vào miệng gọn gàng.

Thức ăn được chế biến đơn giản, ít gia vị, ít mỡ màng. Cũng từ thế kỷ XVII, người ta biết uống Champagne trong bữa ăn, nhứt là những bữa ăn tiệc tùng cuối năm.

Champagne ra đời năm 1676 do người Anh qua Pháp để xuất cảng rượu nho (Vins). Họ thử cho rượu nho vùng Champagne vào chai. Và Champagne ra đời từ đây. Có truyền thuyết nói rằng linh mục Dom Pérignon là người làm ra Champagne. Nhưng chuyện này không thấy sách vở ghi chép mà chỉ nói ông có sáng kiến pha các loại nho của nhiều vùng khác nhau thành một thứ. Nhưng truyền thuyết này xuất hiện một thế kỷ sau khi ông chết.

Tới thế kỷ XX, bữa ăn Noel  gồm 2 phần: bữa ăn tối thường lệ, người ta chỉ ăn qua loa rau quả rồi đi lễ. Sau lễ nửa đêm về, người ta mới ăn một bữa ăn rất quan trọng có đầy đủ rượu, thịt,... Đúng là một bữa tiệc cuối năm.

Lúc này giới quí tộc bắt đầu chọn ăn gà tây thay gà thường hay các thứ thịt quen thuộc. Dĩ nhiên Champagne cũng bắt đầu tuôn chảy ừng ực. Đồng thời bánh Noel  (hình khúc gỗ) cũng xuất hiện, chiếm ngôi vị ưu đãi. Và bữa tiệc Noel  vẫn thu hẹp trong gia đình hoặc trong vòng thân mật.

Chi phí của một gia đình cho Noel  2017

Theo kết quả điều tra của Cofidis, năm nay, một gia đình người Pháp trung bình xài cho Noel  hết 749€:         quà cho trẻ con và người thân là phần lớn (323€, bữa ăn tối gia đình, 130€) tuy họ đã tìm cách giới hạn bớt chi phí tối đa vì một Noel  lý tưởng, ít nhứt phải xài 902€. Về quà, người Pháp, trung bình, mua 9 món.

Mức tiêu xài trung bình 749€ đó cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Như trong Paris và vùng phụ cận là 1 199€, còn ở tỉnh, 647€. Mặt khác, mức tiêu xài cũng thay đổi theo thành phần xã hội: viên chức cao cấp và nghề tự do, mỗi gia đình xài cho Noel  lối 1 953€, công nhơn, 483€, thợ tày nghề cao, 525€. Trái lại, người hưu trí, trung bình, xài 827€.

Chuẩn bị cho Noel , 53% dân Pháp phải để dành tiền suốt năm. Có 18% người Pháp phải hẹn lại quà biếu sẽ vào một dịp khác.

Noel  năm nay, 54% người Pháp mua sắm qua internet, 32% mua sắm trực tiếp ở cửa hàng vì ngân sách eo hẹp.

Ăn Noel, mọi người nếu phải giới hạn tiêu xài, thì nhằm vào quà biếu chớ không giảm chi phí của bữa ăn.

Bửa ăn tình thương

Nói ăn Noel  là nói bữa ăn gia đình đoàn tụ. Nhưng những người không có gia đình, không có thân nhơn, không có cả bạn bè, bà con lối xóm thì có ăn Noel  không?

Trong xã hội, lúc nào cũng có những cảnh thương tâm. Nhưng hàn gắn, an ủi, làm được cũng chỉ là một phần quá nhỏ. Theo điều tra của cơ quan CSA thực hiện năm 2017, ở Pháp có không dưới 300000 người trên 60 tuổi hoàn toàn cô đơn. Hằng năm, cứ tới cuối năm, Hội Những Người Anh Em nhỏ của Người nghèo (Les Petits Frères des pauvres) tổ chức bữa ăn Noel  dành cho lối trăm người khó khăn ngay trong căn phòng dành riêng cho Hội của một nhà hàng lớn ở Ga Bắc Paris (Gare de l’Est). Vừa bước vào, ban nhạc trổi nhạc cổ điển về Noel  và cả rock để chào mừng khách đặc biệt. Nhà hàng mời petits fours (bánh mặn nhỏ khai vị) và ban tổ chức tiếp đón với nụ cười đầy thân thiện vừa ân cần hỏi thăm sức khỏe, hơàn cảnh của từng người.

Buổi tiệc tất niên diễn ra trong một khung cảnh ấm cúng, vừa bình dân, vừa trang nghiêm. Theo một người của Hội thì cách bày trí như vậy là có chủ ý cho hôm nay. Cái trang nghiêm, sang trọng tạo cảm giác cho mọi người tạm quên đi đời sống thực tế trong năm của họ.

Hội «Những Người Anh Em nhỏ của người nghèo» thành lập sau Đệ II Thế chiến hoạt động để tìm cho người nghèo một chổ ở, tránh cho họ cảnh cô đơn. Hiện nay, Hội có 600 người làm việc ăn lương và 11500 người thiện nguyện. Hằng năm, đến ngày cuối năm, Hội lo tổ chức bữa ăn cuối năm cho người nghèo. Phòng ăn, ghế ngồi bọc nhung đỏ, bàn trải khăn trắng. Khung cảnh làm cho mọi người không còn cảm thấy cảnh nghèo khó hằng ngày của mình trong suốt năm qua. Bữa ăn với thịt bò, cá chiên, rau cải, hoa quả.

Người được mời, nhơn dịp này, nhiều người cũng ăn diện cho đẹp, cả nước hoa thơm phức.

Nhưng Noel  có phải thật sự là ngày Đức Jésus Christ sanh ra đời?

Theo Giáo sư André Gagné dạy ở Concordia University de Montréal, chuyên về những phong trào chánh trị-tôn giáo quá khích, thì người Thiên chúa giáo có lẽ không phải là những người đầu tiên chấp nhận Noel  là lễ kỷ niệm ngày sanh của Đức Jésus Christ.

Thật vậy không ai biết chắc ngày sanh của Đức Jésus. Phúc Âm không nói rõ. Tuy nhiên nhiều người chỉ biết rằng thời gian trước lễ Noel  là lễ hội mừng ngày đông chí và cũng là mùa lễ hội La-mã tế thần Saturne. Mãi về sau này, trong thế kỷ thứ III của kỷ nguyên chúng ta, dân chúng bắt đầu tế lễ ngày 25 tháng 12 là ngày sanh của vị thần La-mã là Thần Mặt Trời bất khả chiến thắng (Sol Invictus). Thế kỷ thứ IV, người Thiên chúa giáo có lẽ đã kết hợp ngày sanh của Đức Jésus với ngày lễ ấy.

Giáo sư André Gagné nhận xét là đa số sinh viên nơi ông dạy đều không biết lịch sử ngày sanh của Đức Jésus chỉ có ghi trong hai bản Phúc Âm, đó là Mathieu de Luc mà thôi.

Sinh viên khi biết cũng không khỏi thắc mắc vì hai ghi chép lại không giống nhau và mọi cố gắng dung hòa hai sự sai biệt ấy lại không thuyết phục lắm. Tường thuật lại những biến cố, thật ra không nhằm kể lại sư kiện lịch sử, mà đúng hơn, là kể chuyện thần thoại giống như chuyện sanh ra kỳ diệu của nhiều nhơn vật phi thường khác trong thế giới La-hi, như Alexandre le Grand, César Auguste, …

Người đời có biết đó là những nhơn vật của thần thoại nhưng thần thoại có vai trò chánh đáng hóa những hành động của nhơn vật ấy được Thần hay Trời chọn để hoàn thành một nhiệm vụ trọng đại.

Ngày nay, lịch sử Đức Jésus sanh ra ở Nazareth đã biến Palestine trở thành nơi mà tất cả người Thiên chúa giáo, cả người Do thái và Hồi giáo, đều đòi phần của mình ở đó. Và hôm 25 tháng 12 vừa rồi, thành phố Bethléem và Nazareth đều tưng bừng tổ chức lễ mừng Noel.

Ông Tổng thống Trump tuyên bố Jérusalem là thủ đô của xứ Do thái không chỉ có nghĩa về chánh trị thuần túy mà đó còn thật sự muốn nhằm làm vui lòng khối cử tri theo phái «Évangélique» (Phúc Âm) vì đa số tín đồ phái này đều tin theo Thánh kinh Jérusalem là thủ đô của Do thái và Jérusalem còn có vai trò quan trọng hơn sau cùng, cả lúc tận thế.

Nhiều người Évangéliques tin lời trong Phúc Âm rằng họ sẽ là những người đầu tiên có mặt vào lúc Đức Jésus trở về và họ sẽ được đem về Trời. Ngưòi Do thái sẽ tạo dựng lại thánh đuờng, tai ương sẽ ập xuống thế gian, và con người sẽ gây ra chiến tranh tận diệt thảm khốc. Vì vậy người Évangéliques tin rằng thừa nhận Jérusalem là Thủ đô Do thái để giúp Do thái thiết lập một chiến lược tái tạo đền thánh của họ. Và đó cũng là niềm tin Đức Jésus trở về hướng dẫn thế giới theo lời phán cuối cùng.

Nhưng niềm tin tôn giáo ảnh hưởng mạnh chánh trị Huê kỳ chưa chắc sẽ là một điều hay nếu không là điều vô cùng nguy hiểm.

May mắn là ngày nay, đối với nhiều người, niềm tin về lễ Noel  mang ý nghĩa tốt đẹp về một thế giới mới hòa thuận, nhơn ái.

 

***Cáo lỗi

 Trong bài trước “Lá nho… », Cỏ May tôi dựa theo một bài viết về «người Đức sửa soạn ăn Noel», đã viết «4 tuần trước Noel  là mùa chay, Carême de Noel, …». Nay xin thưa lại «điều này hoàn toàn không đúng (Cỏ May tôi đã hỏi người Công giáo ở Vienne, Áo, được trả lời ở Áo và Đức đều không có Carême de Noel  và người Công giáo không có ăn chay trong thời gian này).

Nay xin lỗi quí vị độc giả và nhứt là quí vị độc giả Công giáo về sự sai lầm nghiêm trọng này (ntcm).

Nguyễn thị Cỏ May

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.