Hôm nay,  

Trời Lạnh Đọc Sách ‘Những Câu Chuyện Về Đàn Bà’ Của Tuấn Khanh

28/12/201713:53:00(Xem: 8506)
TRỜI LẠNH ĐỌC SÁCH 
‘NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐÀN BÀ’ CỦA TUẤN KHANH

Bạch X. Phẻ

blankNs. Tuấn Khanh: Photo: Người-Việt

 
Sáng nay, trời lành lạnh và mưa đã làm ướt cỏ đêm qua. Ánh bình minh đang ghé thăm phòng khách. Trong nhà cũng thưa đi tiếng cười. Nghỉ lễ nên đọc sách. Bạn già của tôi, Uyên Nguyên, tặng cuốn sách Những Câu Chuyện về Đàn Bà hôm trước mà chưa có dịp đọc. Đây là một tạp bút của Nhạc sỹ Tuấn Khanh do NXB Phụ Nữ xuất bản năm 2016. Quen anh Khanh cũng đã lâu, nay mới có cơ hội đọc nguyên một tập sách.
Mỗi khi nghe nhạc, đọc bình luận hay sách báo của anh, thì tôi càng thấy tấm lòng yêu nước sắc son vô bờ bến của người nhạc sỹ với tấm lòng trung trực và nhân hậu. Ngòi bút của Tuấn Khanh hiện thân là một tiếng nói lương tri, vững chắc, lẻ loi, và trí thức mang tâm hồn Phật giáo nói riêng và cho người con Việt thao thức với đất nước nói chung. Tạp bút này cũng không ngoại lệ. Bài đầu tiên là Quyền Năng của Trí tưởng tượng, bắt đầu hai chữ “Con người”, thì anh cũng kết luận trong bài Tổ Quốc là gì? bằng hai chữ “TỔ QUỐC”. Thì rõ ràng chỉ có một con người yêu quê hương giống nòi của mình, mới suy nghĩ, nói năng, hành động và viết lách như thế. Con người – TỔ QUỐC.
Mà Tổ Quốc là gì, Đất Mẹ là gì? Xin mời quý vị đón đọc tạp bút này. Một tạp bút ngắn chỉ có 187 trang, được chia ra 3 phần.
Phần I – Những Câu Chuyện về Đàn Bà.
Mà anh đâu phải viết gì chuyên về Đàn Bà, anh kể câu chuyện bé Darrell hỏi Mẹ, “Mẹ ơi, sau biển là gì? - Người trả lời, “Là gì? Con thử tưởng tượng xem?” Không những thế, văn anh rất nhân bản, anh vẫn luôn nhắc nhở chúng ta “Hãy nhớ đốt một nén hương trầm với lòng thành kính. Với những ai còn mẹ, hãy mỉm cười hạnh phúc vì đó chính là mùa xuân đẹp nhất ghé qua đời mình mà chúng ta cần níu giữ.” (trang 50). Ôi nhân văn làm sao. Chắc có lẽ chúng tôi cũng mất Mẹ nên đồng cảm cùng anh.
Nghĩ về Mẹ thôi là đã hạnh phúc lắm rồi. Phần một anh kết bằng bài “Cõi của Mẹ, trong âm nhạc Phạm Duy" mà Phạm Duy là thiên tài âm nhạc rồi, người đã thổi hồn vào âm nhạc Việt Nam. Anh nhắc đến Bài hát Bà Mẹ Gio Linh và Giọt Mưa Trên Lá như nhắc đến lịch sự khắc khoải đau thương của Bà Mẹ Việt Nam để rồi khéo léo nhắc với nhau rằng “(hãy) làm sống lại những chồi dân tộc, những mầm nhân đạo có sẵn trong chúng ta. Càng xa nước, ta lại cần nguồn, cần nghĩa mẹ, như nước trong người chảy ra. Mát ngọt, trong trẻo và vô tận” (Trang 56). Vì Mẹ là mênh mông vô tận, nên chúng ta đều biết:
MẸ VẦNG TRĂNG THÁI KHÔNG
Mẹ vầng trăng sáng tỏ
Soi nẻo đường con đi
Càng ngày con càng rỏ
Tâm Mẹ luôn từ bi.
Phần II. Sài Gòn, Ngồi Nhớ Ân Cần. 
À, thì chỉ vài từ “Sài Gòn" --Hòn Ngọc Viễn Đông hay “Người Sai Gòn" thôi thì cũng đã hiểu rồi. Chữ mực cũng không cần thiết. Như nhạc sỹ Tuấn Khanh nói “Đôi khi phải ngồi ở vỉa hè, nhìn chiếc lá rơi cạnh chân mình, mới hiểu.” Xin chấm dứt đoạn này bằng một câu hỏi của anh trong bài Cafe Sài Gòn, Internet rằng, “...Nhưng nếu không là vậy, hoá ra, chúng ta đã trở thành loài súc vật công cụ vô tri sao?
Phần III. Mật Mã Hạnh Phúc. 
Đúng là mật mã hạnh phúc. Vậy thì bạn chỉ phải đọc mà thôi. Ở đây, xin được kết bằng lời của anh: “Mong rằng đất nước này sẽ thôi những điều oan trái. Và lương tâm, chỉ có một lương tâm được vinh danh vì thái độ biết làm người.”
Tôi tin chắc rằng, tất cả những ai còn yêu thương tiếng Việt, hoài niệm về Sài Gòn hay trải tình cho Con người phụ nữ và Đất nước Việt Nam, sẽ tìm cuốn sách này quý giá. Cuốn sách này cũng dành cho những ai thử tìm hiểu xem, “Bối rối nhỉ? Những bài học ứng xứ đời thường; Phụ nữ Việt có tệ lắm không?; Thành phố tụi mình đã rất khô khan; Khi tâm hồn là cố máy; Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?; Tự do và sợ hãi, Mật mã hạnh phúc, Tổ quốc là gì? V.v…) thì hãy cố tìm đọc.
Tôi cũng tin như Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939) trong bài Thề Non Nước.
“Dù như sông cạn đá mòn.
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.”
Mà lời thề đó là gì? Thì chỉ có bạn mới hiểu và biết được. Riêng tôi, nỗi niềm chung hay riêng rồi cũng qua đi. Nỗi buồn hay vui cũng thế. Đọc xong tập sách buồn vui lẫn lộn, nhưng tôi vui vì đã hiểu thêm anh, một người bạn trong văn học nghệ thuật và một pháp hữu thầm lặng. Thôi thì mượn lời của Nhà văn Vĩnh Hảo để mà trải lòng mới nhau vậy… “Niềm vui ấy sâu lắng tự bên trong. Hương vị của nó là thứ hương vị không có tên gọi hay ngôn ngữ nào của trần gian có thể diễn đạt. Tịch mịch. Cô liêu. Không thể cùng ai chia sẻ.
Chỉ có thể lẳng lặng cảm nhận, bằng sự trở về của những bước chân cẩn trọng, nhẹ nhàng trên phiến băng tâm, không lưu vết tích; bằng đường bay cô tịch của cánh chim qua chân trời hoàng hôn bảng lảng ráng hồng. Chính ở nơi cùng tuyệt hiu hắt, không một bóng người, không một âm thanh, không một ý niệm, không một cảm giác hay ý chí truy cầu khởi lên, niềm vui ấy mới ngập tràn, mênh mông, trùm khắp.”

Vậy mong bạn hãy tìm đọc sách của nhạc sỹ Tuấn Khanh nhé!
Bạch X. Phẻ

Link: https://phebach.blogspot.com/2017/12/troi-lanh-oc-sach-nhung-cau-chuyen-ve.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.