Hôm nay,  

Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago công bố danh sách ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2018

12/8/201718:21:00(View: 5826)

 

Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago
công bố danh sách ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2018

 

(Santa Ana, CA)— Vào hôm thứ Hai 4 tháng Mười Hai vừa qua, tại buổi họp thường kỳ của Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago (RSCCD), hội đồng quản trị đã tiến cử và chấp thuận danh sách ban chấp hành cho năm 2018.  Bà Nelida Mendoza được toàn thể hội đồng bầu làm chủ tịch.  Ông Phillip E. Yarbrough được bầu làm phó chủ tịch và bà Claudia C. Alvarez được bầu làm thư ký.  Mỗi vị sẽ đảm nhận trách nhiệm trong một năm.  Hội đồng Quản trị gồm có bảy người, ngoài ba người trên còn có các vị Arianna P. Barrios, John R. Hanna, Zeke Hernandez và Lawrence “Larry” R. Labrado. Gregory P. Pierot là đại diện sinh viên.

 
blank

 
Bà Mendoza, chủ tịch hội đồng cho biết: “Tôi lấy làm vinh dự được chọn làm chủ tịch Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago.  Phương châm của tôi là ‘giáo dục để thành công’.  Tôi rất hãnh diện về mọi điều mà RSCCD đã làm để giúp cho sinh viên thành công trong đời.  Ban điều hành, ban giảng huấn và nhân viên chúng tôi đều làm việc hết mình mỗi ngày để giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng chuyển lên đại học trên, hoàn tất chương trình học để lấy bằng cấp, và thăng tiến nghề nghiệp.  Hội đồng Quản trị xin tri ân sự tin tưởng mà cộng đồng đã giao phó cho chúng tôi.”

 

Đây là nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì của bà Mendoza.  Bà đắc cử vào Hội đồng Quản trị lần đầu vào tháng Mười Một năm 2012 để đại diện cho Khu vực số 3.  Bà hiện là thành viên Uỷ ban Thông tin (Board Communications Committee) và Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security Committee) của hội đồng quản trị và đại diện cho hội đồng quản trị tại Hiệp hội Các Hội đồng Giáo dục hạt Orange (Orange County School Boards Association) và tại Uỷ ban Tiến cử Khu Học chánh (Nominating Committee on School District Organization).

 

Bà Mendoza sinh ra tại thành phố Jalisco thuộc Mễ Tây Cơ, di cư sang Hoa Kỳ năm 1965 và sống tại thành phố Santa Ana kể từ ngày đó.  Bà hiện là phụ tá pháp luật cho Sở Dịch vụ Trẻ em thuộc hạt Orange.  Trong hơn 18 năm, bà đã phụ giúp chuẩn bị tang vật và nhân chứng cho các phiên toà xử án, phân tích thông tin đã có của vụ án, và nghiên cứu các luật lệ liên quan đến vụ án.  Ngoài ra, bà còn nghiên cứu và phân tích pháp luật ảnh hưởng đến giáo dục, các vấn đề về hỗ trợ gia đình , và ngành phụ tá pháp luật.  Trước đó bà làm Thư ký Toà án tại Toà Thượng thẩm hạt Orange.

 

Bà Mendoza là cựu quân nhân thuộc binh chủng Bộ binh Hoa kỳ và đã giải ngũ với cấp bậc trung sĩ (Sergeant - E5).  Bà sinh hoạt rộng rãi trong cộng đồng qua các vai trò như thành viên Hội đồng Tuyển quân (Selective Service Board), Hội Cựu Quân nhân Hoa kỳ gốc Mễ Tây Cơ (United Mexican American Veterans Association), Hội Cựu Quân nhân gốc Trung Nam Mỹ (American GI Forum), chi hội Rudy Escalante, Hội Cựu Quân nhân Hoa Kỳ chi hội 132 (American Legion Post 132), Hội Phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ chi hội Orange County (MANA de Orange County), Hội Phụ nữ Lãnh đạo (Women in Leadership), và hội Toastmasters International.  Bà còn là thành viên của Uỷ ban Cố vấn về Môi trường và Vận chuyển (Environmental and Transportation Advisory Committee) của thành phố Santa Ana, chủ tịch Uỷ ban Tái Phát triển Cộng đồng và Nhà ở (Community Redevelopment and Housing Commission), trưởng ban tiếp xúc cộng đồng của Hiệp hội các nhà Phụ tá Pháp luật hạt Orange (Orange County Paralegal Association), và thư ký của Hội đồng Giữ Trật tự Cộng đồng West End (West End Community Oriented Policing Board).

 

Bà Mendoza có bằng cao đẳng ngành khoa học nhân văn, bằng cao đẳng ngành phụ tá pháp luật, và bằng cao đẳng ngảnh kỹ thuật văn phòng từ trường đại học Santa Ana College.  Bà có bằng cử nhân ngành xã hội học và bằng cao học ngành quản trị hành chánh công quyền từ trường đại học California State University, Fullerton.  Bà còn có chứng chỉ sư phạm về dạy nghề của Sở Giáo dục hạt Orange.  Vào tháng Tư năm 2014 bà được Dân biểu Tiểu bang Tom Daly chọn là một trong những phụ nữ của năm.  Vinh dự này đánh dấu những nỗ lực và nguồn cảm hứng của bà trong các lãnh vực dấn thân phục vụ cộng đồng liên quan đến các quyền lợi của cựu quân nhân và việc học đại học.  Bà sống tại Santa Ana và có ba người con đã trưởng thành là Joseph, Jonathan và Marisa.

 

Ông Phillip E. Yarbrough được bầu vào Hội đồng Quản trị vào năm 1996 và đây là nhiệm kỳ thứ sáu của ông đại diện cho Khu vực số 6.  Ông hiện là chủ tịch Uỷ ban Tài chính/Kiểm toán (Board Fiscal/Audit Committee) và là thành viên Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security Committee) của hội đồng quản trị.  Ông cũng đại diện cho Hiệp hội Các Trường Đại học Cộng đồng tại California (California Community Colleges) làm thành viên hội đồng quản trị Cơ quan Giám sát Tái Phát triển của hạt Orange (County of Orange Redevelopment Oversight Agency).  Ngoài ra, ông còn viết cho tờ báo The Orange County Register trong các lãnh vực về gia đình, xã hội và chính sách.  Trước khi là thành viên hội đồng quản trị, ông dạy các lớp kinh tế học vào buổi tối tại các trường đại học Santa Ana College và Santiago Canyon College.  Ông hiện là chủ nhân của Nations Financial Mortgage Corporation và Pacific Estates & Investments, là các công ty về đầu tư và quản lý địa ốc. 

 

Luôn đặt tâm huyết vào việc cải thiện phẩm chất đời sống tại hạt Orange, ông Yarbrough trước đây là thành viên hội đồng điều hành tổ chức chống say rượu lái xe Mothers Against Drunk Driving và là thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ chi bộ Orange County (Orange County Chapter of the American Lung Association).  Ông còn là điều hợp viên vùng Orange County của The Concord Coalition, là tổ chức bất vụ lợi vận động giảm chi tiêu thâm thủng và cân bằng ngân sách liên bang.  Ngoài ra, ông từng là thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng Hoà (Republican Party Central Committee) và là thành viên hội đồng quản trị Cơ quan Giám sát Tái Phát triển của thành phố Orange (City of Orange Redevelopment Oversight Agency).  Ông Yarbrough từng là mục sư không theo giáo hội nào tại nhà thờ St. James ở thành phố Newport Beach, nơi mà ông làm mục sư cho người già và người không nhà ở. 

 

Ông có bằng cao đẳng từ trường đại học Fullerton College; bằng cử nhân ngành tài chính từ trường đại học California State University, Fullerton (CSUF); và bằng cao học ngành kinh tế học cũng từ trường CSUF.  Sinh ra tại thành phố Anaheim và lớn lên tại hạt Orange, ông là đời thứ ba trong gia đình sống tại hạt Orange.  Ông và vợ là Susan và hai con là Elliot và Grant hiện sống tại Santa Ana.

 

Bà Claudia C. Alvarez đã sống tại thành phố Santa Ana hơn 31 năm, nơi mà bà đã đi học tại trưởng tiểu học Fremont, trường trung cấp Spurgeon, và trường trung học Santiago.  Dù bắt đầu học đại học tại trường California State University, Fullerton (CSUF) ngành sinh vật học, bà sớm nhận ra rằng niềm đam mê phục vụ công chúng của bà sẽ thành hiện thực nếu bà học luật.  Bằng cách lấy cùng lúc các lớp chính tại trường đại học Santa Ana College, bà sau đó lấy bằng cử nhân từ trường CSUF chuyên ngành về công lý hình sự với ngành phụ là khoa học chính trị.  Bà lấy bằng tiến sĩ luật tại trường luật Loyola Law School và được Hội đồng Luật California cấp bằng hành nghề vào năm 1994.  Bà hiện là chủ tịch của Uỷ ban Lập pháp (Board Legislative Committee) và Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security) của hội đồng quản trị.

 

Trong đời sống chuyên môn, bà từng làm phụ tá chánh biện lý hạt Orange trong 17 năm.  Bà vẫn còn sinh hoạt tích cực trong nhiểu tổ chức cộng đồng.  Bà từng là cố vấn cho các chương trình Puente (Bridge) và Hermanita (Little Sister) và cũng hỗ trợ trong các vấn đề liên quan đến băng đảng.  Bà từng là hội trưởng Hội Luật sư gốc Trung Nam Mỹ (Hispanic Bar Association) và là phó chủ tịch của KinderCaminata, là chương trình hướng dẫn giới thiệu học sinh mẫu giáo thuộc các gia đình có thu nhập thấp đến với việc học đại học thông qua các trường đại học cộng đồng trong vùng.  Bà còn từng là hội trưởng Hội Phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ chi hội Orange County (MANA de Orange County), là tổ chức toàn quốc của phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ, và từng là thành viên hội đồng quản trị của Community Service Programs (CSP), là tổ chức phục vụ cư dân hạt Orange qua các chương trình liên quan đến phòng ngừa băng đẳng, nạn nhân/nhân chứng, bạo hành gia đình, chỗ ở tạm trong thời gian chuyển tiếp và nơi ở cho trẻ em.

 

Bà Alvarez được bầu vào hội đồng nghị viên thành phố Santa Ana (Santa Ana City Council) vào tháng Mười Một năm 2000, tái đắc cử vào năm 2004 và năm 2008.  Vào năm 2002, bà tham dự chương trình huấn luyện lãnh đạo cấp cao trong chính quyền tiểu bang và địa phương của trường John F. Kennedy School of Government thuộc trường đại học Harvard.  Bà còn là đại biểu của hội đồng các nhà lãnh đạo trẻ (American Council of Young Political Leaders) viếng thăm Nhật Bản năm 2003.  Bà làm phó thị trưởng thành phố Santa Ana trong sáu năm (2006-2012).   Bà còn làm chủ tịch Uỷ ban An toàn Công cộng (Public Safety Committee) trong nhiều năm và là thành viên của Uỷ ban Vận chuyển (Transportation Committee).  Sau mười hai năm phục vụ trong hội đồng nghị viên thành phố Santa Ana, bà làm hết giới hạn tối đa các nhiệm kỳ vào tháng Mười Một năm 2012.  Bà cũng từng là thành viên hội đồng quản trị Sở Nước hạt Orange (Orange County Water District) trong sáu năm (2006-2012), với hai năm cuối nhiệm kỳ làm chủ tịch.  Bà Alvarez đại diện cho Khu vực số 5.  Bà đắc cử vào Hội đồng Quản trị RSCCD lần đầu vào năm 2012.  Đây là nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì của bà.

 

Vài nét giới thiệu về Rancho Santiago Community College District
Santa Ana College và Santiago Canyon College là các trường đại học cộng đồng công lập trực thuộc Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago (Rancho Santiago Community College District), phục vụ dân chúng sống tại Anaheim Hills, Orange, Santa Ana, Villa Park và một phần của Anaheim, Costa Mesa, Irvine, Fountain Valley, Garden Grove và Tustin.  Cả hai trường đều có chương trình đào tạo để sinh viên chuyển lên đại học trên và có nghề nghiệp, các lớp nâng cao kiến thức cá nhân hay trình độ chuyên môn, và các chương trình huấn luyện theo nhu cầu riêng của hãng xưởng và ngành nghề.

 

# # #

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.