Hôm nay,  

Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago công bố danh sách ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2018

12/8/201718:21:00(View: 5815)

 

Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago
công bố danh sách ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2018

 

(Santa Ana, CA)— Vào hôm thứ Hai 4 tháng Mười Hai vừa qua, tại buổi họp thường kỳ của Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago (RSCCD), hội đồng quản trị đã tiến cử và chấp thuận danh sách ban chấp hành cho năm 2018.  Bà Nelida Mendoza được toàn thể hội đồng bầu làm chủ tịch.  Ông Phillip E. Yarbrough được bầu làm phó chủ tịch và bà Claudia C. Alvarez được bầu làm thư ký.  Mỗi vị sẽ đảm nhận trách nhiệm trong một năm.  Hội đồng Quản trị gồm có bảy người, ngoài ba người trên còn có các vị Arianna P. Barrios, John R. Hanna, Zeke Hernandez và Lawrence “Larry” R. Labrado. Gregory P. Pierot là đại diện sinh viên.

 
blank

 
Bà Mendoza, chủ tịch hội đồng cho biết: “Tôi lấy làm vinh dự được chọn làm chủ tịch Hội đồng Quản trị Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago.  Phương châm của tôi là ‘giáo dục để thành công’.  Tôi rất hãnh diện về mọi điều mà RSCCD đã làm để giúp cho sinh viên thành công trong đời.  Ban điều hành, ban giảng huấn và nhân viên chúng tôi đều làm việc hết mình mỗi ngày để giúp sinh viên chuẩn bị sẵn sàng chuyển lên đại học trên, hoàn tất chương trình học để lấy bằng cấp, và thăng tiến nghề nghiệp.  Hội đồng Quản trị xin tri ân sự tin tưởng mà cộng đồng đã giao phó cho chúng tôi.”

 

Đây là nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì của bà Mendoza.  Bà đắc cử vào Hội đồng Quản trị lần đầu vào tháng Mười Một năm 2012 để đại diện cho Khu vực số 3.  Bà hiện là thành viên Uỷ ban Thông tin (Board Communications Committee) và Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security Committee) của hội đồng quản trị và đại diện cho hội đồng quản trị tại Hiệp hội Các Hội đồng Giáo dục hạt Orange (Orange County School Boards Association) và tại Uỷ ban Tiến cử Khu Học chánh (Nominating Committee on School District Organization).

 

Bà Mendoza sinh ra tại thành phố Jalisco thuộc Mễ Tây Cơ, di cư sang Hoa Kỳ năm 1965 và sống tại thành phố Santa Ana kể từ ngày đó.  Bà hiện là phụ tá pháp luật cho Sở Dịch vụ Trẻ em thuộc hạt Orange.  Trong hơn 18 năm, bà đã phụ giúp chuẩn bị tang vật và nhân chứng cho các phiên toà xử án, phân tích thông tin đã có của vụ án, và nghiên cứu các luật lệ liên quan đến vụ án.  Ngoài ra, bà còn nghiên cứu và phân tích pháp luật ảnh hưởng đến giáo dục, các vấn đề về hỗ trợ gia đình , và ngành phụ tá pháp luật.  Trước đó bà làm Thư ký Toà án tại Toà Thượng thẩm hạt Orange.

 

Bà Mendoza là cựu quân nhân thuộc binh chủng Bộ binh Hoa kỳ và đã giải ngũ với cấp bậc trung sĩ (Sergeant - E5).  Bà sinh hoạt rộng rãi trong cộng đồng qua các vai trò như thành viên Hội đồng Tuyển quân (Selective Service Board), Hội Cựu Quân nhân Hoa kỳ gốc Mễ Tây Cơ (United Mexican American Veterans Association), Hội Cựu Quân nhân gốc Trung Nam Mỹ (American GI Forum), chi hội Rudy Escalante, Hội Cựu Quân nhân Hoa Kỳ chi hội 132 (American Legion Post 132), Hội Phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ chi hội Orange County (MANA de Orange County), Hội Phụ nữ Lãnh đạo (Women in Leadership), và hội Toastmasters International.  Bà còn là thành viên của Uỷ ban Cố vấn về Môi trường và Vận chuyển (Environmental and Transportation Advisory Committee) của thành phố Santa Ana, chủ tịch Uỷ ban Tái Phát triển Cộng đồng và Nhà ở (Community Redevelopment and Housing Commission), trưởng ban tiếp xúc cộng đồng của Hiệp hội các nhà Phụ tá Pháp luật hạt Orange (Orange County Paralegal Association), và thư ký của Hội đồng Giữ Trật tự Cộng đồng West End (West End Community Oriented Policing Board).

 

Bà Mendoza có bằng cao đẳng ngành khoa học nhân văn, bằng cao đẳng ngành phụ tá pháp luật, và bằng cao đẳng ngảnh kỹ thuật văn phòng từ trường đại học Santa Ana College.  Bà có bằng cử nhân ngành xã hội học và bằng cao học ngành quản trị hành chánh công quyền từ trường đại học California State University, Fullerton.  Bà còn có chứng chỉ sư phạm về dạy nghề của Sở Giáo dục hạt Orange.  Vào tháng Tư năm 2014 bà được Dân biểu Tiểu bang Tom Daly chọn là một trong những phụ nữ của năm.  Vinh dự này đánh dấu những nỗ lực và nguồn cảm hứng của bà trong các lãnh vực dấn thân phục vụ cộng đồng liên quan đến các quyền lợi của cựu quân nhân và việc học đại học.  Bà sống tại Santa Ana và có ba người con đã trưởng thành là Joseph, Jonathan và Marisa.

 

Ông Phillip E. Yarbrough được bầu vào Hội đồng Quản trị vào năm 1996 và đây là nhiệm kỳ thứ sáu của ông đại diện cho Khu vực số 6.  Ông hiện là chủ tịch Uỷ ban Tài chính/Kiểm toán (Board Fiscal/Audit Committee) và là thành viên Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security Committee) của hội đồng quản trị.  Ông cũng đại diện cho Hiệp hội Các Trường Đại học Cộng đồng tại California (California Community Colleges) làm thành viên hội đồng quản trị Cơ quan Giám sát Tái Phát triển của hạt Orange (County of Orange Redevelopment Oversight Agency).  Ngoài ra, ông còn viết cho tờ báo The Orange County Register trong các lãnh vực về gia đình, xã hội và chính sách.  Trước khi là thành viên hội đồng quản trị, ông dạy các lớp kinh tế học vào buổi tối tại các trường đại học Santa Ana College và Santiago Canyon College.  Ông hiện là chủ nhân của Nations Financial Mortgage Corporation và Pacific Estates & Investments, là các công ty về đầu tư và quản lý địa ốc. 

 

Luôn đặt tâm huyết vào việc cải thiện phẩm chất đời sống tại hạt Orange, ông Yarbrough trước đây là thành viên hội đồng điều hành tổ chức chống say rượu lái xe Mothers Against Drunk Driving và là thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ chi bộ Orange County (Orange County Chapter of the American Lung Association).  Ông còn là điều hợp viên vùng Orange County của The Concord Coalition, là tổ chức bất vụ lợi vận động giảm chi tiêu thâm thủng và cân bằng ngân sách liên bang.  Ngoài ra, ông từng là thành viên của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng Hoà (Republican Party Central Committee) và là thành viên hội đồng quản trị Cơ quan Giám sát Tái Phát triển của thành phố Orange (City of Orange Redevelopment Oversight Agency).  Ông Yarbrough từng là mục sư không theo giáo hội nào tại nhà thờ St. James ở thành phố Newport Beach, nơi mà ông làm mục sư cho người già và người không nhà ở. 

 

Ông có bằng cao đẳng từ trường đại học Fullerton College; bằng cử nhân ngành tài chính từ trường đại học California State University, Fullerton (CSUF); và bằng cao học ngành kinh tế học cũng từ trường CSUF.  Sinh ra tại thành phố Anaheim và lớn lên tại hạt Orange, ông là đời thứ ba trong gia đình sống tại hạt Orange.  Ông và vợ là Susan và hai con là Elliot và Grant hiện sống tại Santa Ana.

 

Bà Claudia C. Alvarez đã sống tại thành phố Santa Ana hơn 31 năm, nơi mà bà đã đi học tại trưởng tiểu học Fremont, trường trung cấp Spurgeon, và trường trung học Santiago.  Dù bắt đầu học đại học tại trường California State University, Fullerton (CSUF) ngành sinh vật học, bà sớm nhận ra rằng niềm đam mê phục vụ công chúng của bà sẽ thành hiện thực nếu bà học luật.  Bằng cách lấy cùng lúc các lớp chính tại trường đại học Santa Ana College, bà sau đó lấy bằng cử nhân từ trường CSUF chuyên ngành về công lý hình sự với ngành phụ là khoa học chính trị.  Bà lấy bằng tiến sĩ luật tại trường luật Loyola Law School và được Hội đồng Luật California cấp bằng hành nghề vào năm 1994.  Bà hiện là chủ tịch của Uỷ ban Lập pháp (Board Legislative Committee) và Uỷ ban An toàn & An ninh (Board Safety & Security) của hội đồng quản trị.

 

Trong đời sống chuyên môn, bà từng làm phụ tá chánh biện lý hạt Orange trong 17 năm.  Bà vẫn còn sinh hoạt tích cực trong nhiểu tổ chức cộng đồng.  Bà từng là cố vấn cho các chương trình Puente (Bridge) và Hermanita (Little Sister) và cũng hỗ trợ trong các vấn đề liên quan đến băng đảng.  Bà từng là hội trưởng Hội Luật sư gốc Trung Nam Mỹ (Hispanic Bar Association) và là phó chủ tịch của KinderCaminata, là chương trình hướng dẫn giới thiệu học sinh mẫu giáo thuộc các gia đình có thu nhập thấp đến với việc học đại học thông qua các trường đại học cộng đồng trong vùng.  Bà còn từng là hội trưởng Hội Phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ chi hội Orange County (MANA de Orange County), là tổ chức toàn quốc của phụ nữ gốc Trung Nam Mỹ, và từng là thành viên hội đồng quản trị của Community Service Programs (CSP), là tổ chức phục vụ cư dân hạt Orange qua các chương trình liên quan đến phòng ngừa băng đẳng, nạn nhân/nhân chứng, bạo hành gia đình, chỗ ở tạm trong thời gian chuyển tiếp và nơi ở cho trẻ em.

 

Bà Alvarez được bầu vào hội đồng nghị viên thành phố Santa Ana (Santa Ana City Council) vào tháng Mười Một năm 2000, tái đắc cử vào năm 2004 và năm 2008.  Vào năm 2002, bà tham dự chương trình huấn luyện lãnh đạo cấp cao trong chính quyền tiểu bang và địa phương của trường John F. Kennedy School of Government thuộc trường đại học Harvard.  Bà còn là đại biểu của hội đồng các nhà lãnh đạo trẻ (American Council of Young Political Leaders) viếng thăm Nhật Bản năm 2003.  Bà làm phó thị trưởng thành phố Santa Ana trong sáu năm (2006-2012).   Bà còn làm chủ tịch Uỷ ban An toàn Công cộng (Public Safety Committee) trong nhiều năm và là thành viên của Uỷ ban Vận chuyển (Transportation Committee).  Sau mười hai năm phục vụ trong hội đồng nghị viên thành phố Santa Ana, bà làm hết giới hạn tối đa các nhiệm kỳ vào tháng Mười Một năm 2012.  Bà cũng từng là thành viên hội đồng quản trị Sở Nước hạt Orange (Orange County Water District) trong sáu năm (2006-2012), với hai năm cuối nhiệm kỳ làm chủ tịch.  Bà Alvarez đại diện cho Khu vực số 5.  Bà đắc cử vào Hội đồng Quản trị RSCCD lần đầu vào năm 2012.  Đây là nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì của bà.

 

Vài nét giới thiệu về Rancho Santiago Community College District
Santa Ana College và Santiago Canyon College là các trường đại học cộng đồng công lập trực thuộc Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago (Rancho Santiago Community College District), phục vụ dân chúng sống tại Anaheim Hills, Orange, Santa Ana, Villa Park và một phần của Anaheim, Costa Mesa, Irvine, Fountain Valley, Garden Grove và Tustin.  Cả hai trường đều có chương trình đào tạo để sinh viên chuyển lên đại học trên và có nghề nghiệp, các lớp nâng cao kiến thức cá nhân hay trình độ chuyên môn, và các chương trình huấn luyện theo nhu cầu riêng của hãng xưởng và ngành nghề.

 

# # #

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.