Hôm nay,  

Ai Thông Đồng Với Ai?

11/7/201700:00:00(View: 13033)
Vũ Linh

 
...hỏi bác công tố Mueller, bác có điều tra mấy vụ liên quan đến bà Hillary không...

 
Câu chuyện đình đám mà cả thiên hạ đang la làng là công tố viên Robert Mueller đang điều tra về việc Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống, đã vừa cho FBI bắt ông Paul Manafort, cựu giám đốc vận động tranh cử của TT Trump.

TTDC khua chiêng trống rầm rộ dĩ nhiên, nhưng đã không đủ lương thiện để nói hết sự thật về toàn bộ câu chuyện.

Năm 2007, ông Trump ra tranh cử một mình một ngựa, chẳng có ban tham mưu hay cố vấn hay tình nguyện viên địa phương gì hết. Nghiã là chẳng có quan cũng chẳng có lính luôn. Thời gian đầu, ông dùng ông Corey Lewandowski làm giám đốc ban vận động. Nhưng ông này chỉ là một nhà bình luận chính trị, không biết gì về tổ chức tranh cử tổng thống. Qua sự giới thiệu của một cố vấn, ông Trump gặp ông Manafort. Ông này có kinh nghiệm tổ chức vận động tranh cử cho các ứng viên tổng thống CH từ Gerald Ford đến Bob Dole trước đây. Ông Trump bổ nhiệm ông Manafort làm giám đốc ngay vì không biết ai khác.

Nhưng chẳng bao lâu sau, ông Trump nhìn rõ quá trình với nhiều vết đen đáng ngờ của ông Manafort, giải nhiệm ông này để bổ nhiệm bà Kellyane Conway (trước đó là người của ông Ted Cruz) làm tân giám đốc, trước khi bổ nhiệm ông Steve Bannon làm tổng giám đốc.

Tóm lại quan hệ giữa ông Trump và ông Manafort kéo dài chưa tới 2 tháng, từ tháng Sáu tới tháng Tám, 2016, không như CNN gọi ông Manafort là “phụ tá cao cấp lâu năm” của TT Trump.

Ông Manafort bị truy tố 12 tội, như trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp, rửa tiền bất chính,... qua những giao thương với Ukraine từ cả chục năm trước cho tới 2015, chẳng sơ múi gì đến bầu cử năm 2016 hay ông Trump hay Nga luôn.

Như cột báo này đã viết cách đây khá lâu, cho dù không tìm được dấu vết thông đồng nào thì ông công tố Mueller cũng phải cố vồ cho được vài con vịt đẹt, bất kể tội gì, ít ra cũng để biện minh cho thiên hạ thấy cái đám luật sư của ông dù sao cũng đã làm được gì đó cho xứng đáng với đồng lương trên trời của họ. Kết quả y như rằng, ê-kíp Mueller tung lưới lùng hùm beo, bắt được ba con ruồi.

Câu hỏi quan trọng nhất: ông Mueller đang làm gì vậy? Ông được trao trách nhiệm điều tra về việc Nga can dự vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, tại sao lại nhẩy qua bắt người về tội gian trá kinh doanh cách đây cả chục năm với Ukraine? Ông có đọc lộn sự vụ lệnh không vậy?

Sự thật là ông Mueller biết rõ hơn ai hết truy tố ông Manafort chẳng ăn nhậu gì đến vụ bầu tổng thống. Nhưng ông thộp cổ ông Manafort để chơi trò áp lực: “tôi đang chuẩn bị tặng ông 500 năm tù, nhưng nếu ông chịu tố giác Trump hay vài tay tổ nào đó, thì tôi sẽ xin cho ông ba ngày tù treo thôi, ông lựa đi”. Ông Manafort thừa hiểu chuyện này, nhưng bù lại, ông cũng nhìn thấy tổng thống có quyền ân xá bất cứ ai vì bất cứ tội gì.

Ông Mueller cũng tố thêm hai ông nữa là Rick Gates và George Papadopoulos về vài tội khác. Thế là hai ông này được TTDC đôn ngay lên hàng ‘phụ tá cao cấp’ của ông Trump cho dù cả thế giới trước đây chẳng ai biết hai ông này là ma nào?

Ông Gates là trợ tá kinh doanh lâu năm của ông Manafort, không dính dáng gì nhiều đến chính trị. Ông Papadolous, khi đó 28 tuổi, là tình nguyện viên không lương trong ban vận động tranh cử nhưng được TTDC phong làm ‘cố vấn chính sách đối ngoại’ của Trump. TT Trump gọi anh này là ‘coffee boy’, chỉ có trách nhiệm đi pha cà phê cho các ông lớn, nhưng chuyên bốc phét, tự quan trọng hóa mình, đi đâu cũng khoe có quan hệ với Putin và các quan lớn Nga. Tội của anh Papadopoulos? Khai không đúng ngày anh gặp một viên chức Nga! Gọi là khai man, kinh khủng chưa? Hai anh Gates và Papadopoulos cũng chỉ là loại tép ông Mueller dùng để câu tôm hùm nào đó thôi.

Chỉ chứng tỏ ít nhất cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được sự thông đồng nào giữa ông Trump với Nga.

Mấy ngày gần đây, hệ thống truyền thông tỵ nạn lên cơn sốt nhẩy tưng tưng, emails được gửi tràn lan, thông báo tin thăm dò của Washington Post (chứ còn ai nữa?!) cho thấy “gần 50% dân Mỹ tin TT Trump có tội”. Ủa, sao lạ vậy nhỉ? Bà Hillary được 52% phiếu, đúng ra thì phải có 52% dân Mỹ tin là Trump có tội, chứ sao lại chỉ có “gần 50%”? Hay là một số cử tri của bà Hillary không tin là Trump có tội?

Thật ra, các con số trên coi như thuốc bổ cho TTDC uống lấy sức để bôi bác Trump chứ chẳng nghiã lý gì hết. TT Trump có tội hay không có tội chỉ ăn thua có đúng một người, là ông Mueller thôi. Tin kém vui cho ông Mueller là xứ Mỹ là xứ pháp trị, không phải ông múa gươm kiểu gì cũng được. Bên ông Trump không thiếu gì luật sư lão làng.

Một điều lạ là cuộc điều tra về Nga can dự vào chính trường Mỹ chỉ xoáy vào phiá ông Trump mà hình như chẳng đả động gì đến quan hệ giữa Putin và bà Hillary. Điều tra một chiều về ông Trump vì cái tội đã… thắng? Tại nước ‘đỉnh cao’ của ta, bên thua cuộc là bên có tội, đi ‘cải tạo’ mọt gông, tại xứ văn minh Cờ Hoa này, bên thắng cuộc mới là bên có tội.

Những tin mới nhất được xì ra cho thấy vụ Nga can dự to lớn và rắc rối hơn xa mọi tưởng tượng. Về phiá ông Trump thì TTDC đã khui quá nhiều chuyện với đầy đủ mắm muối tương cà, khỏi bàn thêm. Về phiá bà Hillary thì mọi sự có vẻ kín đáo hơn, cho đến cách đây vài tuần thì nổ đùng ra như trái bom CBU chính trị mới. Đúng ra là tới hai trái bom CBU chứ không phải một.

Cả đời bà Hillary luôn dính dáng vào xì-căng-đan. Bây giờ, hết thời rồi mà vẫn bị xì-căng-đan mới bám theo. Ta xét lại xem cho vui.

 

CBU SỐ MỘT: FUSION GPS

Trái bom này thật ra đã được tung ra từ những ngày còn vận động tranh cử, nhưng khi đó bom bị xì, bây giờ bất ngờ nổ lại.

Câu chuyện nghe qua rất bẩn thiủ và dấm dớ. Đại khái, theo tin từ đài phát thanh ‘bia miệng’, thì Putin cho người theo dõi Trump khi ông này qua Nga năm 2013, ngay sau khi TT Obama chính thức thăm viếng Nga. Gián điệp của Putin theo dõi và bắt quả tang Trump đã thuê căn phòng khách sạn mà TT Obama đã ở trước đó, rồi thuê một số chị em ta đến, nhẩy lên giường TT Obama đã ngủ, tè lên giường cho bõ ghét. Nội vụ được gián piệp của Putin báo cáo đầy đủ, gọi là Hồ Sơ Nga (Russia Dossier), ba năm sau lọt vào tay một anh trước đây là gián điệp Anh, Christopher Steele, được anh ta trao lại cho một công ty tên là Fusion GPS, chuyên mua bán những tin xe cán chó kiểu này.

Sau đó, hồ sơ lọt vào tay TNS John McCain. Ông này mau mắn trao cho FBI để điều tra. Đồng thời, hồ sơ cũng được gửi cho cả chục cơ quan truyền thông Mỹ. Không báo nào đăng hết vì không kiểm chứng được gì, chẳng có hình ảnh hay phim video hay bằng chứng cụ thể gì. Đã vậy, chẳng ai giải thích được tại sao năm 2013, Putin lại cho gián điệp theo dõi ông Trump, khi đó chỉ là một doanh gia qua Nga lo tổ chức thi hoa hậu, là một hình thức quảng bá cho Nga, chứ không phải chống báng Nga đến độ Putin phải theo dõi. Nhưng có một báo lá cải phổ biến Hồ Sơ bá láp này, đó là báo mạng BuzzFeed. Và CNN vội vàng chạy theo. Tin bôi bác Trump quá sốt dẻo, sao nhịn nổi.

Ứng viên Trump dĩ nhiên chối bỏ toàn bộ câu chuyện, cho rằng chỉ là chuyện phỉ báng dựng đứng. Ông lên tiếng thắc mắc không hiểu ai đứng sau lưng vụ này, ai cung cấp tài liệu phiạ, ai tài trợ cho việc ngụy tạo tin bôi bác?

Rồi câu chuyện xì hơi vì tính cách tào lao.

Báo phe ta Washington Post, có thể vì muốn tìm chứng cớ đánh Trump đến cùng, cho điều tra xâu hơn. Để rồi khám phá ra họ đã chui vào một bãi rác của... bà Hillary.

Theo WaPo, có một văn phòng luật, tên là Perkins Coie của luật sư Marc Elias, làm việc cho ban vận động của bà Hillary và Ủy Ban Quốc Gia (UBQG) của đảng DC, lãnh hơn 9 triệu đô. Văn phòng này thuê công ty Fusion GPS rồi Fusion thuê anh gián điệp Anh và anh này mua được Hồ Sơ Nga không biết từ đâu, đưa lại cho Fusion. Chưa hết. Báo The Federalist cũng vừa khui ra tổ chức Obama for America (bây giờ đổi tên là Organization for Action) khi đó cũng đã chi cho văn phòng Perkins Coie gần một triệu đô.

Sau đó, hồ sơ được chuyển tới TTDC và ông McCain. Cái ngộ nghĩnh là một trong những người sáng lập ra Fusion là ông Michael Goldfarb, chủ bút của The Weekly Standard, một tạp chí bảo thủ chống Trump mạnh, cũng là cựu giám đốc thông tin của TNS McCain. Bây giờ thì ta hiểu sao Hồ Sơ Nga đến tay ông McCain.

Tóm lại là gì? Là ban vận động của bà Hillary, UBQG của đảng DC và TT Obama đã trả 10 triệu đô để lùng tin xấu bôi bác ứng viên Trump. Cuối cùng mua được một tin lếu láo, có thể do Putin ngụy tạo và cung cấp, mau mắn chuyển cho TTDC để phổ biến và cho ông McCain để ông này đưa cho FBI điều tra ông Trump. Không có vẻ gì là Putin đang thông đồng với ông Trump hại bà Hillary như ta vẫn nghe từ cả năm nay.

Quý độc giả hẳn còn nhớ TTDC từng làm rùm beng chuyện con trai và con rể của ông Trump đi gặp một bà luật sư Nga để hy vọng có tin xấu về bà Hillary. Câu chuyện chẳng có gì cụ thể và cuối cùng chẳng đi đến đâu, không có một tin xấu nào được trao đổi, không có một đồng nào được trả. Nhưng TTDC làm như đây là chuyện thông đồng vô đạo với ngoại thù. Cựu ứng viên phó của bà Hillary, ông Tim Kaine, la ầm ĩ đây là chuyện phản quốc, cần phải đàn hặc, bỏ tù hết.

Điểm quái lạ nữa, vẫn theo WaPo, là khi FBI nhận được tin về vụ Hồ Sơ Nga thì thay vì bắt điều tra anh gián điệp Steele thì FBI, khi đó dưới quyền GĐ Comey, trực thuộc chính quyền Obama, lại trả tiền cho anh tiếp tục đi lùng tin xấu về Trump cho FBI. Không may là anh này chưa tìm thấy gì thì TT Trump bất ngờ đắc cử, FBI đành xếp hồ sơ lại.

Hai ông xếp của Fusion ra điều trần trước quốc hội đã viện dẫn Tu Chính Án số 5 (Fifth Amendment), không khai những gì có thể có hậu quả bất lợi cho mình, tức là gián tiếp nhận đã nhận tiền. Ông John Podesta, chủ tịch Ban Vận Động của bà Hillary, bà Wasserman Schultz, khi đó là chủ tịch UBQG của đảng DC, bà Hillary, rồi cả TT Obama, tất cả đều nói không hay biết gì về chuyện Hồ Sơ Nga ngoài những tin đăng trên báo.

Không ai biết gì hết, thế thì ai quyết định trả 10 triệu đô cho Fusion? Chắc anh gác dan trụ sở đảng DC?

Chưa nghe ông Kaine tố ai là phản quốc.

 

CBU SỐ HAI: MUA URANIUM VÀ QUỸ CLINTON FOUNDATION

Câu chuyện này rắc rối hơn nhiều, vì liên quan luôn cả đến TT Obama. Đại khái là trong thời gian bà Hillary làm ngoại trưởng, chính quyền Obama phê chuẩn cho Nga - qua trung gian một công ty Kazakhstan (một xứ độc tài Đông Âu, chư hầu của Nga) và một công ty Gia Nã Đại- mua một công ty đang khai thác mỏ uranium tại Wyoming và Utah, sản xuất khoảng 20% tổng số lượng uranium của Mỹ.

Uranium là tài nguyên chiến lược vì là nguyên liệu căn bản để chế bom nguyên tử, nhưng cũng có nhiều công dụng khoa học khác. Mỹ có mỏ uranium rất nhỏ, chưa đáp ứng 1/10 nhu cầu, mỗi năm phải nhập cảng cả trăm triệu đô uranium, khiến nhiều người thắc mắc sao TT Obama lại bán cho Nga quyền khai thác 20% uranium của Mỹ (lý do sẽ được bàn ở dưới).

Mặt khác, ngay trước khi chính quyền Obama chấp nhận bán mỏ uranium cho Nga, các chính quyền Nga và Kazakhstan, qua trung gian của 9 công ty và doanh gia, đã ‘ủng hộ’ cho Quỹ Clinton Foundation tổng cộng 145 triệu đô không biết để làm chuyện phước thiện gì, trong khi cựu TT Clinton được mời qua Nga đọc một bài diễn văn một tiếng đồng hồ, lãnh 500.000 đô (kỷ lục thế giới) do một ngân hàng có quan hệ mật thiết với Putin trả, sau đó đi gặp riêng Putin không ai biết để nói chuyện gì, nhưng có nhiều triển vọng không phải để bàn về bệnh AIDS bên Uganda.

Câu hỏi dĩ nhiên là tại sao Kazakhstan lại đóng góp quá nhiều tiền như vậy, sao chính quyền xứ này không dùng số tiền này để lo cho dân mà lại phải tặng cho ông bà Clinton làm chuyện phước thiện không biết ở đâu?

Không ai chối cãi một phần số tiền Quỹ Clinton Foundation thu được đã được chi dùng vào nhiều mục tiêu phước thiện thật, nhưng cũng không ai mờ mắt đến độ không nhìn thấy phần lớn những số tiền yểm trợ thật ra là tiền mua ảnh hưởng chính trị. Nếu bà Hillary không phải là ngoại trưởng và không có hy vọng làm tổng thống thì Kazakhstan có yểm trợ như vậy không? Quý độc giả tự trả lời. Còn tiền diễn văn của TT Clinton thì mang tính cách đấm mõm lộ liễu, khỏi cần bàn thêm. Sau ngày bà Hillary thất cử, cả hai ông bà Clinton đều không còn được ai mời đọc diễn văn nữa, và Quỹ Clinton Foundation bị khủng hoảng vì cạn nguồn yểm trợ, phải sa thải nhân viên hàng loạt.

Báo Newsweek bào chữa cho bà Hillary, cho biết quyết định bán uranium không phải do bà Hillary lấy, mà là do một ủy ban nội các gồm 9 bộ, trong đó bộ Ngoại Giao của bà Hillary chỉ là một.

Trong nội các Mỹ, ngoại trưởng là người đứng đầu, chỉ sau tổng thống vì không có thủ tướng. Sau đó, vụ này liên quan đến bang giao Mỹ-Nga-Kazakhstan-Canada, do đó tiếng nói của bà ngoại trưởng dĩ nhiên nặng ký hơn xa tiếng nói của bộ trưởng Thương Mại hay Giao Thông chẳng hạn. Cuối cùng, ai cũng biết uy tín và ảnh hưởng của bà Hillary trong chính quyền Obama chỉ thua có TT Obama, và bà cũng là người tất cả mọi người đều nghĩ sẽ là tổng thống kế nhiệm TT Obama. Do đó, khi bà Hillary nói OK thì đố ai dám trái lời? Cho bà Hillary chỉ là 1 trong 9 người, ngang hàng với 8 người khác là ngụy biện của Newsweek chẳng thuyết phục được ai.

Đại ý theo Newsweek thì đây là quyết định chung của cả chính quyền Obama chứ không phải của riêng bà Hillary. Thế thì vấn đề lại càng rắc rối hơn nữa. Tại sao TT Obama lại chấp nhận bán uranium cho Nga trong khi Mỹ vẫn phải nhập cảng uranium?

Câu trả lời không khó lắm. Khi đó cũng là lúc TT Obama đang thương lượng với Iran về thỏa ước chống khai thác vũ khí nguyên tử. Nga khi đó là đồng minh mạnh và có ảnh hưởng lớn trên chính quyền Iran và TT Obama muốn nhờ Putin làm trung gian điều đình với các giáo chủ Iran. Thỏa mãn Nga trong vụ bán mỏ uranium dĩ nhiên là cách hợp pháp và hợp tình nhất để lấy hậu thuẫn của Putin. Công ty Nga Rosatom là công ty mua mỏ uranium của Mỹ, đồng thời cũng là công ty giúp Iran phát triển năng lực nguyên tử. Ngẫu nhiên không? Câu hỏi đố ai trả lời được: TT Obama có phải đã chấp nhận gián tiếp cung cấp uranium cho Iran qua trung gian của Rosatom không?

Cái rắc rối lớn là toàn bộ câu chuyện bán mỏ uranium và tiền yểm trợ Quỹ Clinton Foundation đã được FBI điều tra từ ngay khi đó, bởi ông Mueller, giám đốc FBI khi đó, hiện nay đang điều tra quan hệ Nga-Trump. Nhưng rồi ông Mueller không làm gì hết. Tại sao? Cùng thông đồng với chính quyền Obama và bà Hillary?

Nhìn vào câu chuyện, dường như đây là trường hợp quyền lợi cá nhân của bà Hillary trùng hợp với ý muốn của TT Obama (tình cờ?!!!) nên cuộc kinh doanh trôi chảy thật dễ dàng, vì ông Mueller lạnh cẳng, không dám đào xâu vào chuyện hối lộ Quỹ Clinton Foundation nữa.

Nhưng cũng chính vì quan hệ đặc biệt này mà phe CH đang đòi ông Mueller từ chức, không thể tiếp tục điều tra việc Nga can thiệp vào chính trị Mỹ được. Chẳng lẽ ông lại phanh phui ra chuyện ông trước đây tiếp tay ém nhẹm vụ bà Hillary nhận hối lộ bán mỏ uranium cho Nga?

Những chuyện mờ ám trên không khỏi đưa đến một câu hỏi khác: trong hơn 30.000 emails mà bà Hillary tự ý xoá, có cái nào bàn về những cuộc thương thảo này không? Một câu hỏi không bao giờ có câu trả lời vì emails đã bị xoá sạch hết rồi.

Thôi thì ta chấp nhận ông Mueller, nhưng xin hỏi bác công tố Mueller, bác có điều tra mấy vụ liên quan đến bà Hillary không hả bác? Cái xâu chuỗi Hillary-UBQGDC-Elias-Fusion-Hồ Sơ Nga-McCain-Comey-CNN, và cái vòng xích Nga-Uranium-Quỹ Clinton-Hillary-Obama-Iran, tất cả rối hơn mớ tóc của anh football Kaepernick, xin bác Mueller gỡ rối ra được không? Hay là bác thông qua để chỉ xoi mói chuyện ông Trump thôi?

Trong khi những vụ lộn xộn Fusion-Uranium nằm chình ình trước mắt thì TTDC vẫn không nhìn, không nghe, không nói gì hết, mà chỉ lo la hoảng về những thông đồng giữa TT Trump với Nga thôi, cho dù chẳng có bằng chứng cụ thể nào hết.

Hệ thống truyền thông tỵ nạn của vài cụ tỵ nạn chuyên đóng vai thông tín viên Việt ngữ không lương của CNN-WaPo-NYT, cũng áp dụng sách lược diện bích tịnh khẩu, không đả động đến những xì-căng-đan mới của bà Mai Siêu Phong Hillary, chỉ lo chuyển tin vụn vặt bôi bác Trump, mà phần lớn đều là fake news, để ... tự sướng.

Tin kém vui cho bà Hillary là quốc hội cũng đang có hai ba tiểu ban đang điều tra về những vụ lộn xộn trên.

Dù sao thì mấy cái chuyện Nga thâm nhập phá bầu cử cũng chỉ thu hút được sự chú ý và khai thác của TTDC và một ít người cuồng của cả hai phiá, chứ đại đa số dân Mỹ không nhìn vào những chuyện này khi đi bỏ phiếu. Đây không phải là kết luận của kẻ hèn ngu ngơ này, mà là nhận định của chủ tịch đảng DC tại Ohio, khẩn khoản kêu gọi đảng DC nên nhìn vào thực tế để chuẩn bị kế hoạch chiếm lại quốc hội vào cuộc bầu giữa mùa năm tới. Theo ông, cứ chằm hăm nhìn vào mấy chuyện Nga thông đồng vớ vẩn sẽ không đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, không đáp ứng được nhu cầu công ăn việc làm, bảo hiểm y tế quá đắt,.. của khối dân thợ thuyền vùng Đại Hồ, và DC sẽ gặp thảm họa tiếp thôi. Chẳng những thảm họa cho cuộc bầu quốc hội năm tới, mà còn đại họa cho cuộc bầu tổng thống năm 2020 luôn. (05-11-17)

 

Vũ Linh

 

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: [email protected]. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.


Đính chính: TT Trump bắt đầu ra tranh cử năm 2015, chứ không phải 2007 như ghi trong bài. Tác giả xin cáo lỗi vì sơ xuất này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, chẳng cần nói nhiều, đã là một bài học rất lớn cho Hoa Kỳ, và có lẽ nó sẽ được dùng làm chuẩn mực cho những xung đột trong tương lai giữa Hoa Kỳ và các thế lực thù địch trên thế giới...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
✱ Reuters: Nga đang hy vọng rằng đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội - Chính quyền Biden sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua các chương trình viện trợ cho Kyiv. ✱ Military: Các nhà vận động hành lang làm việc cho các nhà thầu quốc phòng, đã từng làm việc cho chính phủ liên bang trước đây - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã từng làm việc văn phòng quan hệ chính phủ của Raytheon. ✱ Al Jazeera: Nhiều dự luật trong quá khứ, đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong nhiều thập kỷ mà không bị thất bại. ✱ Bilderbergmeetings Co. UK: Chính quyền Biden đã coi Nga và Trung Quốc là đối tác trong thách thức đối với “trật tự thế giới”- Sự cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc đang trở thành một nguyên tắc trong các chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh của Hoa Kỳ...
Nhiều người nghĩ ngay đến con số 18 tỷ kiều hối USD chuyển về Việt Nam năm 2021. Đó thật ra không phải là điều nên mất thời gian bàn tính vì đó là một thực thể không thay đổi được. Những người gởi có những lý do riêng không ai lay chuyển được và người Việt trong nước đều muốn nhận những đồng tiền gởi về. Nhưng còn những món tiền khổng lồ khác từ những chương trình viện trợ đủ mọi kiểu cho dân VN từ những chính phủ Âu-Mỹ mà người dân không hay biết, những nguồn tài trợ đã từ lâu bị thất thoát, hoặc cả biến mất mà không ai đặt câu hỏi. Đây là một địa hạt cần soi giọi.
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.