Hôm nay,  

Sài Gòn, tôi và chút kỷ niệm còn lại trong đời

26/10/201713:18:00(Xem: 11129)
Sài Gòn, tôi và chút kỷ niệm còn lại trong đời
 
* Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu

 
   blank

 

 

Vốn là người miền Trung, lúc tuổi còn ấu thơ mải vui đùa với bạn bè trong xóm nên khi bắt đầu vào bậc trung học đệ nhất cấp tôi mới lưu ý đến thành phố Sài Gòn, lý do là quí thầy cô khi đến nhậm chức thường hay giới thiệu từ đâu đến. Có Thầy tốt nghiệp đại học sư phạm đến từ Huế, Đà Lạt và có Thầy Cô từ Sài Gòn. Kể từ đó thủ đô Việt Nam Cộng Hoà mang tên Sài Gòn hiện hữu trong tâm trí của tôi.

 

Sau này vì lý do nghề nghiệp Ba Má tôi thỉnh thoảng vào Sài Gòn (SG) và mỗi lần về nhà kể lại cho nghe chuyến đi, nhờ vậy chúng tôi mới biết thêm về Sài thành, biết là thành phố SG sầm uất, với những ngôi nhà “cao chọc trời”, với những con đường dập dìu xe cộ, với nhiều cửa tiệm đầy hàng hóa đẹp được nhập cảng từ ngoại quốc v.v… qua sự tưởng tượng của trẻ thơ. Tóm lại Sài Gòn có rất nhiều cái lạ, cái đẹp, phố xá nhộn nhịp, ngựa xe đông đúc mà Thị xã nhỏ nơi tôi lớn lên không có và không thể nào so sánh được:

 

          Ai đến Sài Gòn cũng khen Sài Gòn lớn
          Ai đến Sài Gòn thấy chi cũng lạ hơn
          Người đông xe đông đường phố mênh mông

           …

 

Ước mơ được ghé thăm Sài Gòn chớm nở trong tôi từ khi nghe ba má nói về Sài Gòn nhưng … mãi đến khi học xong đệ tam, lần đầu tiên nhân dịp nghỉ hè tôi mới có cơ hội vào thăm vài tuần. Lúc đó tôi được ba gởi vào ở nhà của người bạn gần Việt Nam Quốc Tự nên đã có cơ hội làm quen với SG, một thời được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

 

Vào trú ngụ ở khu bàn cờ nhưng đâu biết tại sao người ta gọi như thế, rồi cũng đi dạo phố, xem phim ở rạp hát Kỳ Đồng, đi thăm sở thú, chợ Bến Thành v.v… và điều mà tôi không quên được là những ngày ở đây tôi “đã khóc” hơi nhiều vì hầu như ngày nào cũng ngửi hơi lựu đạn cay bởi các cuộc biểu tình liên tục trước khu Việt Nam Quốc Tự và cảnh sát muốn giải tán đoàn người biểu tình cho nên hay sử dụng loại vũ khí này. Dầu vậy trong trí óc của cậu học trò trung học lúc bấy giờ tôi vẫn còn giữ lại vài hình ảnh khó quên, đúng như nhạc sĩ Văn Phụng diễn tả:

 

          Cùng nhau đi tới Saigon
          Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
          …

          Cùng nhau đi tới Saigon
          Là nơi du khách dập dồn …

          Người dân no ấm sống đời tự do
          (Ghé Bến Sài Gòn của NS Văn Phụng)

 

Lần thứ hai tôi vào Sài Gòn (SG) sau khi học xong bậc trung học. Lần này ở SG lâu hơn nên tôi có thời giờ để thăm viếng thành phố nhưng dù gì cũng chỉ là “khách phương xa” vì thế không dám nói nhiều về Sài thành. Vài tháng sau tôi từ giã gia đình, tạm biệt bạn bè rời VN đi xa, thật xa với lời hứa hẹn đơn sơ là sẽ có ngày trở lại. Trong suốt chuỗi ngày bôn ba xứ người thỉnh thoảng một mình trong căn phòng trọ nhỏ tôi vẫn thường nghĩ về quê hương VN, nhớ gia đình bên kia bờ đại dương, để rồi thỉnh thoảng đêm đêm ngồi ôn lại quá khứ và dĩ nhiên làm sao quên được thành phố Sài Gòn, chỉ khác tác giả là tôi chưa có người yêu lúc đó để nhớ thương:

 

          Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi
          Nhớ Sài Gòn như nhớ người thương,
          Bao năm xa cách thiết tha miên trường
          Xuân sắc một thời em xinh như mộng,
          Đẹp ơi là đẹp, Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông
          (Nhớ Sài Gòn của Ns Bùi Kim Cương & Nhất Tâm)

 

Tôi nói riêng lại nhớ đến SG nhiều hơn nữa mỗi lần nhận được thư bạn bè từ VN gởi sang (thời đó chưa có internet). Mà không nhớ sao được khi vài cô bạn gái đàn em “chơi ác” nhắc khéo:

 

          Anh còn nhớ không anh ?
          Nhớ Sài Gòn mưa rơi thật nhiều
          Nhớ Sài Gòn bao nhiêu là chiều
          Nhớ Sài Gòn từng tiếng hát đêm
          (Sài Gòn 2 mùa)

 

Tuy chưa có dịp tìm hiểu nhiều về Sài Gòn vì chỉ ở đó hơn 5 tháng nhưng cũng đã từng dạo phố những chiều thu. So với cái lạnh chết người xứ mà tôi (bất đắc dĩ) tìm đến chẳng thấm vào đâu dù rằng cũng trải qua cái lạnh nhè nhẹ cuối năm của Sài Gòn ngày nào:

 

          Khoác chút áo màu ra phố
          Lang thang mùa Đông Sài Gòn
          Anh đi đâu mùa khốn khó
          Tôi (*) cô đơn đến ngại ngùng
          (Mùa đông Sài Gòn của Ns Nguyễn ngọc Thiện)
          *) Nguyên văn là: Em cô đơn đến ngại ngùng

 

Ngoài ra còn có vài kỷ niệm nhỏ, khác nữa khi trên đường đáp "xe Lam" xuống phố tò mò dừng chân ghé chợ Trương Minh Giảng, có thể nói đường đi xe Lam SG - Lăng Cha Cả trở nên quen thuộc đối với tôi trong suốt chuổi ngày sống tại đây. Nhiều lần đến Bưu Điện SG gởi thơ, sao mà đẹp và rộng lớn hơn bưu điện của Thị xã tôi ở, mới tận mắt nhìn thấy Ngã Sáu SG xe cộ qua lại sầm uất và nhờ lang thang hầu như mỗi ngày trên phố dạo đó nên đã có dịp biết đến khu Nhà Thờ Đức Bà, mới in gót giày của mình hai bên đường phố Nguyễn Huệ mà tôi từng thả bộ lui tới ngắm hoa, ngắm người người (thanh niên, thiếu nữ …) qua lại, xem tranh ảnh, báo chí sách vở, điã nhạc bày bán bên lề đường, để rồi khi thấy mỏi chân dừng lại bên chiếc xe bên lề uống một ly trà chanh, hoặc ăn trái cóc, ăn ly kem trong cái quán gần đó có máy điều hòa không khí, tránh nắng hè Sài Gòn tí xíu rồi sau đó đi dạo tiếp. Trưa nào không về nhà trọ thì ăn tô mì hay tô hủ tiếu hoặc phở tại các xe bán hàng cạnh bên. Phải công nhận, thời bình của miền Nam dân chúng có đời sống rất an lành, khó quên. Tôi có ghé thăm cư xá của Đại Học Khoa Học Sài Gòn để biết đời sống sinh viên mà người quen tôi may mắn được ở đó. Rất tiếc chưa biết đến các trường ĐH Sư Phạm, Luật-Văn Khoa hay ĐH-Nha-Y-Dược SG … Nói ra chắc có người sẽ cười nhưng nhờ vào Sài Gòn tôi mới có dịp đi xe Taxi, Xích Lô máy, đúng là dân "miền quê" mới lên tỉnh có khác nên thử cho biết, nhất là Xích Lô máy vì SG rộng hơn Thị Xã tôi lớn lên nhiều lắm.

 

Chưa hết, ở trọ gần Nhà Thờ Ba Chuông nên ít nhất một buổi chiều trong tuần tôi thường ghé quày bán hủ tiếu trên đường Huỳnh Quang Tiên ăn tô mì. Ăn mãi nên cô gái trông cũng dễ thương phụ mẹ chiều ra bán quen mặt luôn làm cô ta ngạc nhiên tí xíu theo cảm nhận của tôi. Thú thật, tôi vốn cù lần sợ gái lắm vì biết mình chưa có công danh sự nghiệp, cũng chưa là sinh viên hay sinh viên Sĩ Quan … nên chỉ trả lời khi được hỏi là tôi ở trọ gần đây, ăn uống "ở nhà trọ" thường quá rồi nên thay đổi không khí ăn phở, dùng mì và uống nước sinh tố của xe bán ngay bên cạnh. Ôi thôi biết bao nhiêu kỷ niệm nhỏ, đẹp của thời mới lớn với Sài Gòn ngày nào đối với mình vốn từ miền Trung VN vào. Lần cuối cùng sau khi ăn tô hủ tiếu mà tình cờ hôm đó cô ta múc bán tôi can đảm lên tiếng nói:"cám ơn cô là đã cho tôi có dịp thưởng thức những tô mì, tô hủ tiếu thơm ngon và nay xin từ giã cô và có lẽ đây là tô hủ tiếu chót tôi ăn vì … ngày mai tôi sẽ rời SàiGòn, đi xa, chưa rõ khi nào trở lại". Tôi không nói là đi đâu dù có thấy ánh mắt cô ta nhìn ngạc nhiên, lý do lâu nay tôi hầu như im lặng, không trò chuyện và chẳng nói mình là ai ngoài việc trả lời đến từ miền Trung khô cằn sỏi đá, ăn xong trả tiền cám ơn, rồi quay đi.

 

Tôi khăn gói rời SG VN vào cuối tháng 12, trời đang Đông. Thời gian trôi đi nhanh thật, sau vài năm xa xứ, giữ đúng lời hứa tôi đã trở lại quê hương, ghé thăm Sài Gòn vào mùa Xuân 1975 (và lần này ở gần Ngã Tư Bảy Hiền), phản ảnh phần nào tâm trạng của Nhạc Sĩ Khúc Lan:

 

          Sài Gòn nơi đi Sài Gòn chốn đến

          Ai bước chân đi chẳng mong ngày về

          Tàu nào ra khơi mà không nhớ bến

          Trở lại quê xưa vẹn một lời thề.

          (Sài Gòn Niềm Nhớ của Ns Khúc Lan)

 
Đây là lần thứ tư tôi đặt chân đến Sài Gòn sau nhiều năm cách biệt. Rất tiếc tình hình chính trị VN vào thời điểm này quá căng thẳng nên chỉ về miền Trung được vỏn vẹn có một tuần lễ thăm gia đình là tôi phải vào lại SG, và ở đó cho đến khi đổi được vé máy bay từ giã thành phố SG, sau khi Vùng I di tản, vùng II thất thủ và Cao Nguyên, Nha Trang bỏ ngỏ. Riêng tôi không bao giờ quên được thảm cảnh người dân miền Trung, Nam Trung phần và Lục Tỉnh của miền Nam di tản, họ bỏ tất cả, rời mái nhà ấm cúng, đau lòng nhìn cảnh vợ chồng bồng bế, gánh con cái trốn chạy cộng sản tìm đường vào Nam, hay đúng hơn là Sài Gòn. Gia đình thân nhân tôi cùng chung số phận và "tạm xa lánh Thị xã chúng tôi sống", với hy vọng tình hình lắng dịu để trở lại quê cũ. Nhưng không ngờ lần chia tay này cũng là lần chót vì sau đó VNCH thua trận, miền Nam VN bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm. Tôi mất nước từ 30.4.1975, xin tị nạn xứ người và thủ đô của VNCH ngày nào đã bị đổi tên. Dầu vậy, mỗi lần nhắc đến Hòn Ngọc Viễn Đông thì Sài Gòn vẫn là cái tên luôn ngự trị trong tim, không bao giờ phai nhạt đối với tôi nói riêng:

 

          Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

          như giòng sông nước quẩn quanh buồn

          như người đi cách mặt xa lòng ta hỏi thầm em có nhớ không

          …

          (Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Ns Nguyễn Đình Toàn)


Cưỡng chiếm miền Nam VN xong - (tôi phải sử dụng từ "cưỡng  chiếm" cho dù ai đó vì lý do này hoặc lý do khác tránh né hay cho rằng cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến. Nội chiến sao được (?) khi quá rõ ràng rằng cộng sản Bắc Việt nhờ sự tài trợ, giúp đỡ về mọi mặt của khối cộng sản thế giới, nhờ Nga, Tàu cộng trang bị xe tăng, vũ khí vượt Trường Sơn tràn vào miền Nam đánh chiếm, trong khi VNCH chỉ tự vệ và chỉ muốn bảo vệ phần đất Tự Do có đời sống nhân bản (?), chứ không ngược lại mà sự thật đã được bạch hóa qua nhiều tài liệu (sic), ngay cả Cuba (nếu không nhầm) cũng đã giúp quân sự để rồi chúng ta sau 1975 mọi người đều rõ csVN đã gởi hàng loạt lao công sang làm việc để trả nợ cho Tiệp, DDR, Ba Lan, Nga sô …) thì cuối cùng cộng sản áp đặt sự thống trị trên phần đất miền Nam chúng chiếm được. Quân-Cán- Chính VNCH hết lớp này đến lớp khác bị đẩy vào các trại cải tại, ra đi mà chẳng biết ngày về, gia đình ly tán. Ngoài ra, biết bao người miền Nam bị chúng tống đi vùng kinh tế mới, nhường nhà cửa lại cho cán bộ cộng sản hay bộ đội. Chưa đủ, cộng sản đã xóa luôn tên thủ đô VNCH. Hãy nghe nhạc sĩ Trần Quang Lộc bùi ngùi tiếc thương dùm cho đồng hương miền Nam:

         

          Sài Gòn giờ đã thay tên

          Cũng như em đã đổi họ năm nào

          Sài Gòn vui buồn dấu trong tim

          Chỉ biết thương nhau bằng ánh mắt nhìn

          (Trả Lời Thư Em của Ns Trần Quang Lộc)

 

Một làn sóng tị nạn bộc phát trước và nhất là sau 30.4.1975. Người dân miền Nam vốn quen rồi với nếp sống Dân Chủ nên hàng triệu người đã liều chết vượt biển tìm Tự Do vì không thể nào sống an bình được dưới chế độ mới. Và sau khi sang được đến bờ Tự Do, định cư tại một đệ tam quốc gia nào đó, người Việt tị nạn cộng sản - trong đó có người viết là người xin tị nạn chính trị vì cs - vẫn không quên thành phố Sài Gòn. Càng sống lâu nơi đất lạ, người Việt tị nạn mới có thể so sánh để rồi lại nhớ thương hơn về quê mẹ, về Sài Gòn của chúng ta thưở nào. Dẫu đang đi giữa thành phố hoa lệ Paris, Berlin, London, Amsterdam, Sydney … mà ngày nào từng mơ ước có dịp ghé thăm nhưng hình ảnh Sài Gòn còn lờn vờn trước mặt, kỷ niệm cũ chợt quay về…

 

Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng đã mượn lời nhạc phác họa cho chúng ta thấy vài hình ảnh của Hòn Ngọc Viễn Đông ngày xưa và nếu ai tình cờ nghe nữ ca sĩ Xuân Thanh với tiếng hát điêu luyện, ngọt ngào của “người con gái miền sông Hương núi Ngự” trình diễn bài hát này do Quốc Dũng hòa âm thì có lẽ sẽ giống tôi, nhớ Sài Gòn ghê lắm:

 

          Nhớ đến em nhiều này Sài Gòn ơi.

          Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng.

          (Nhớ Sài Gòn của Ns Phạm Anh Dũng)

 

Xin giới thiệu Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=CWf3YLZuxic

 

Khi rời Sài Gòn lần sau cùng thì tôi còn là một thanh niên trẻ. Thắm thoát đã hơn 42 năm biệt xứ kể từ tháng Tư năm 1975, chưa lần về thăm lại nên tôi nói riêng rất thích nghe các bản nhạc viết về SG (rất nhiều nhưng vì bài viết giới hạn nên chỉ giới thiệu vài bản nhạc tiêu biểu kể trên) hay thưởng thức những vần thơ do các thi sĩ sáng tác mà nội dung phản ảnh đúng phần nào tâm trạng của chính mình!. Tình yêu dành cho Quê hương, cho thành phố Sài Gòn nói riêng không vì sống lưu vong lâu năm xứ người mà phai nhòa trong tôi. Ngược lại là khác.

 

Nhiều Thi-Văn-Nhạc Sĩ mượn lời thơ dòng nhạc để viết về Sài Gòn, để tiếc thương một thành phố đã ăn sâu vào tâm thức người miền Nam VN nói chung dù bị đổi tên. Tâm trạng đó được Thi sĩ Miên Thụy (Hòa Lan) diễn tả qua thi phẩm “Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa” tôi tình cờ thấy.

Vâng tôi đã xa Sài Gòn khá lâu, giống tâm trạng của cô em thi sĩ tôi quen, nên chẳng biết:

 

          Sài Gòn bây giờ mưa hay nắng
          Anh về chốn ấy đến bao lâu
          Nhớ nhặt dùm em chùm phượng thắm
          Vần thơ góp lại thưở ban đầu

           ….

           ….

          Sài Gòn anh về chiều rưng rưng
          Nơi đây em nhớ thương khôn cùng
          Kỷ niệm bao giờ em quên được
          Nơi đã nuôi em ngày lớn khôn

          (Còn Đây Một Chút Nắng Mưa của Miên Thụy_Hòa Lan)

 

Sài Gòn không nuôi tôi khôn lớn như đã nuôi tác giả MiênThụy. Tôi chỉ là khách lạ đến ở thời gian ngắn rồi đi, tuy vậy may mắn có vài kỷ niệm nhỏ, đẹp, khó quên với thành phố này. Cũng vì nỗi nhớ Sài Gòn nên tôi - ( hoàn toàn không phải là nhạc sĩ vì tự học mò hàm thụ cấp tốc để giải trí cho tuổi xế chiều ) kiểu điếc chẳng sợ súng mạo muội phổ bài thơ trên thành bản nhạc và đặt tên là "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" (đính kèm cuối bài viết).

Gần đây ngẫu nhiên thấy thêm bài thơ khác trên Internet, của Thi Sĩ Á Nghi (Canada). Nội dung bài thơ này khác với thi phẩm của Thi Sĩ MiênThụy, tuy cũng liên quan đến Sài Gòn.


          Phất phơ tà lụa trắng tinh

          Em đi ngang ngõ, bình minh mỉm cười

          Cặp ôm hưởng ấm hơi người,

          Mềm buông mái tóc, nền trời mây ghen,

          Đơn sơ guốc mộc thân quen,

          Môi em chúm chím ngoan hiền mạch nha.

          (Nữ  Sinh Sài Gòn của Á Nghi_Canada)

 

Bài thơ trên làm tôi nhớ đến các cô nữ sinh của Sài Gòn thưở nào!. Trong suốt 4-5 tháng sống ở đó cho đến khi giã từ SG hầu như ngày nào tôi cũng đi Xe Lam từ "nhà trọ" xuống phố. Thích thì sáng ghé đến tiệm ở khu phố chính (xin lỗi lâu quá quên tên) uống café, kêu dĩa xíu mại ăn với bánh mì và sau đó dạo phố nên thấy nhiều thiếu nữ xinh xắn - có thể là sinh viên hay nữ sinh Trung Học - trong ta áo trắng đi xe Lam hoặc xe đạp, Velosolex, Vespa/Honda Dame 50cc… đến trường. Trưa tan trường về thì cũng không thiếu những nữ sinh cho tôi âm thầm nhìn trộm, tình cờ cùng ngồi trong xe Lam từ Lăng Cha Cả xuống phố và ngược lại.

"Kẻ ở miền Xa" đến không rành cho nên tôi chỉ có thể đoán là nữ sinh Lê Bảo Tịnh mà tôi tình cờ nghe nhắc đến khi xe Lam dừng lại ở Cổng Số Sáu, hay là nữ sinh Trường Nguyễn Bá Tòng khi vài cô nữ sinh vén áo dài bước xuống mỗi lần xe Lam ngửng gần hai trường này ….

 

Và trên con đường Nguyễn Huệ quen thuộc cũng không thiếu bóng dáng các nữ sinh duyên dáng, trông rất ngoan hiền thời đó vì hầu như ngày nào tôi cũng tà tà trên phố hay ghé thăm nhà sách Khai Trí tìm mua trước khi đi xa vài cuốn sách để mang theo đọc giải trí. Hai ba lần ghé Thảo Cầm Viên, dọc theo con đường Duy Tân dưới bóng mát nhờ hàng cây hai bên đường cũng có dịp ngắm mấy cô nữ sinh xinh đẹp với tà áo trắng, chắc là nữ sinh Trưng Vương.

 

Đi từ vài kỷ niệm nho nhỏ khó quên này và vì cái tính xí xọn không chừa, tính lựu đạn của dân miền Trung vẫn còn ít nhiều trong máu dù sống ở xứ người khá lâu vì vậy tôi cũng mạo muội phổ nhạc bài thơ " Nữ Sinh Sài Gòn" ghi trên (đính kèm cuối bài).

 

Chỉ mong rằng hai Nữ Thi Sĩ Miên Thụy và Á Nghi mà quý vị ít nhiều cũng nghe tiếng, nhất là những ai ưa thích Thơ-Văn có lần đọc qua các vần thơ mượt mà, trữ tình có, về quê hương chẳng thiếu và đặc biệt phản ảnh thân phận của người Việt tỵ nạn cộng sản đang sống lưu vong kháp nơi, hoan hỷ cho mọi sự nếu tôi lỡ làm hư bột hư đường Thơ của hai thi sĩ khi mình không phải là nhạc sĩ, vốn chỉ là người tự học mò xí xọn soạn tài tử thành nhạc (giải trí). Xin đa tạ.

 

Những người Việt tỵ nạn nào đang sống lưu vong như tôi chắc chắn luôn nhớ đến Quê hương Việt Nam, nhớ nơi mình sinh ra, lớn lên và quý vị nào một thời sống ở Sài Gòn từ thưở lọt lòng hay có lần dừng chân, ghé thăm chắc không quên được Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông xưa.

Vì vậy người viết chỉ biết hy vọng rằng một ngày không xa, VN sẽ được có Tự Do, Dân Chủ, không còn cộng sản hiện hữu; biến ước mơ thành sự thật, để có dịp:


          Thấy mình vừa trở lại quê hương

          Đã gặp người một trời yêu thương, cho lòng thêm chút ấm

          Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau,

          Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

và lúc đó chúng ta sẽ cùng nhau quây quần nắm tay vui mừng cất tiếng hát vang bản nhạc “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân:


     Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi ! Sài Gòn ơi !

     Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi ! Sài Gòn ơi !

 

.
© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Giữa Thu, Chiều ngày 26.10.2017)

- (Hình internet & tự minh hoạ)

- Xin đính kèm 2 bản nhạc "Sài Gòn Còn Đây 1 Chút Nắng Mưa" và "Nữ Sinh Sài Gòn"

 
blank


blank

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.