Hôm nay,  

Cầu cá

10/10/201700:00:00(View: 8895)
Cầu cá
TT Thành
 

Đa số vùng quê ở miền tây Nam phần thường có ao nuôi cá tra (có nơi gọi là “cá vồ”) và cầu cá sau nhà.  Cầu cá giải quyết nhiều vấn đề  cho người dân quê nhưng đối với tôi sống ở thành thị từ nhỏ nên thấy không thấy thích kiểu cầu tiêu này vậy mà tôi bị đi cầu cá hơn một năm khi bị bắt ở trại tù vượt biển Bà Bèo.  

Ao nuôi cá phải dài hơn hai mươi lăm mét, rộng phải hơn mười mét do tù đào khi lập trại.  Một dãy cầu hơn mười ngăn làm bằng cây tràm và vách ngăn che bằng lá dừa nước.  Đưòng đi vào cầu cũng kết bằng cây tràm cong queo, hai bên có gác cây tràm để người đi vịn tay bước vào cầu cho khỏi té xuống ao.  Cá tra đưọc thả dưới hồ ăn phân của tù.  Mỗi sáu tháng được vớt lên để tính vào phần ăn của tù!

Mỗi ngày tù nữ được đi vệ sinh trước.  Tù phải sắp hàng có đội trưởng dẩn đầu.  Khi ra cổng có lính gác để tới nhà cầu, tù phải đếm số,  khi trở vào cũng phải đếm.  Mỗi lần như vậy là cả chục người phải chờ đợi ra công rồi lại phải chờ tới phiên khi ra tới cầu.  Khốn khổ cho ai bị chột bụng thì đây qủa thật là một cực hình.

Sau khi ra khỏi cổng, đi bộ quanh co một hồi rối mới ra tới ao cá.  Người nào mới bị đi cầu này lần đầu sẽ ớn sợ khi phải đi qua caí cầu khỉ bằng cây tràm cong queo, cắp vá để tới nhà cầu.  Mỗi khi trời mưa trơn trợt, đi qua cây cầu này không khác gì đi trên dây trong gánh xiệc.  Đã có người tù nữ bị trợt té xuống ao cá này.  Mỗi lần có người đi, đám cá tra tranh ăn quẩy nước bắn lên người ngồi.


Chưa hết.  Khoảng gần sáu tháng thì cá được vớt lên để phát và cưỡng bức bán cho người tù!  Tù nữ và tù có thăm nuôi đời nào họ chịu ăn cái loại cá nuôi bằng kit đó.  Chỉ có tù hình sự và tù mồ côi thăm nuôi phải rán ăn.  Ngày đó cả trại bay mùi thối nồng nặc khi cá được đem ra bờ kinh làm sạch ruột.

Tôi không biết những trại tù vượt biển khác tàn ác đền mức nào nhưng đối với tôi thì trại Bà Bèo này là vô nhân nhứt đối với tù nam lẫn tù nữ.  Chẳng những người tù bị nhốt đúng hạn hay hơn mà còn phải làm nô lệ lao động để đem lại tiền thu nhập cho bọn coi trại.  Sự thù hằn ngươì vượt biển thấy rõ qua thái độ của bọn cán bộ trại.  Chúng sẵn sàng hành hạ thẳng tay để trả thù [!?] những người không muốn sống với bọn chúng.  Bọn chúng nghĩ rằng bị hành hạ tàn ác như vậy không ai còn dám đi vượt biển nữa, Chúng đã lầm to!  Có những người bị bắt khi thả ra lại đi nữa như “bắt cóc bỏ vào dĩa”.  Không thiếu gì những người vượt biển năm lần bảy lượt cho đến khi nào thoát khỏi địa ngục của bọn chúng mới thôi.

Riêng tôi cũng thấy “ớn” khi bị hành hạ khi còn trong trại nhưng sau khi được thả ra một thời gian lại túi bị lên đường để xuống ghe tiếp.
 
TT Thành, WA

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.