Hôm nay,  

Cầu cá

10/10/201700:00:00(View: 8911)
Cầu cá
TT Thành
 

Đa số vùng quê ở miền tây Nam phần thường có ao nuôi cá tra (có nơi gọi là “cá vồ”) và cầu cá sau nhà.  Cầu cá giải quyết nhiều vấn đề  cho người dân quê nhưng đối với tôi sống ở thành thị từ nhỏ nên thấy không thấy thích kiểu cầu tiêu này vậy mà tôi bị đi cầu cá hơn một năm khi bị bắt ở trại tù vượt biển Bà Bèo.  

Ao nuôi cá phải dài hơn hai mươi lăm mét, rộng phải hơn mười mét do tù đào khi lập trại.  Một dãy cầu hơn mười ngăn làm bằng cây tràm và vách ngăn che bằng lá dừa nước.  Đưòng đi vào cầu cũng kết bằng cây tràm cong queo, hai bên có gác cây tràm để người đi vịn tay bước vào cầu cho khỏi té xuống ao.  Cá tra đưọc thả dưới hồ ăn phân của tù.  Mỗi sáu tháng được vớt lên để tính vào phần ăn của tù!

Mỗi ngày tù nữ được đi vệ sinh trước.  Tù phải sắp hàng có đội trưởng dẩn đầu.  Khi ra cổng có lính gác để tới nhà cầu, tù phải đếm số,  khi trở vào cũng phải đếm.  Mỗi lần như vậy là cả chục người phải chờ đợi ra công rồi lại phải chờ tới phiên khi ra tới cầu.  Khốn khổ cho ai bị chột bụng thì đây qủa thật là một cực hình.

Sau khi ra khỏi cổng, đi bộ quanh co một hồi rối mới ra tới ao cá.  Người nào mới bị đi cầu này lần đầu sẽ ớn sợ khi phải đi qua caí cầu khỉ bằng cây tràm cong queo, cắp vá để tới nhà cầu.  Mỗi khi trời mưa trơn trợt, đi qua cây cầu này không khác gì đi trên dây trong gánh xiệc.  Đã có người tù nữ bị trợt té xuống ao cá này.  Mỗi lần có người đi, đám cá tra tranh ăn quẩy nước bắn lên người ngồi.


Chưa hết.  Khoảng gần sáu tháng thì cá được vớt lên để phát và cưỡng bức bán cho người tù!  Tù nữ và tù có thăm nuôi đời nào họ chịu ăn cái loại cá nuôi bằng kit đó.  Chỉ có tù hình sự và tù mồ côi thăm nuôi phải rán ăn.  Ngày đó cả trại bay mùi thối nồng nặc khi cá được đem ra bờ kinh làm sạch ruột.

Tôi không biết những trại tù vượt biển khác tàn ác đền mức nào nhưng đối với tôi thì trại Bà Bèo này là vô nhân nhứt đối với tù nam lẫn tù nữ.  Chẳng những người tù bị nhốt đúng hạn hay hơn mà còn phải làm nô lệ lao động để đem lại tiền thu nhập cho bọn coi trại.  Sự thù hằn ngươì vượt biển thấy rõ qua thái độ của bọn cán bộ trại.  Chúng sẵn sàng hành hạ thẳng tay để trả thù [!?] những người không muốn sống với bọn chúng.  Bọn chúng nghĩ rằng bị hành hạ tàn ác như vậy không ai còn dám đi vượt biển nữa, Chúng đã lầm to!  Có những người bị bắt khi thả ra lại đi nữa như “bắt cóc bỏ vào dĩa”.  Không thiếu gì những người vượt biển năm lần bảy lượt cho đến khi nào thoát khỏi địa ngục của bọn chúng mới thôi.

Riêng tôi cũng thấy “ớn” khi bị hành hạ khi còn trong trại nhưng sau khi được thả ra một thời gian lại túi bị lên đường để xuống ghe tiếp.
 
TT Thành, WA

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.