Hôm nay,  

Tên Lửa Đối Hạm KCT-15 Của Việt Nam

01/10/201717:02:00(Xem: 11033)

TÊN LỬA ĐỐI HẠM KCT-15 CỦA VIỆT NAM



  1. TỔNG QUÁT

  2. THƯƠNG VỤ ĐÓNG CHIẾN CHO VIỆT NAM

  • TÀU SIGMA VỚI HÒA LAN

  • TÀU GEPARD 3.9 VỚI NGA SÔ

  1. THƯƠNG VỤ MUA TÊN LỬA CỦA VIỆT NAM

  • BRAHMOS VỚI ẤN ĐỘ

  • EXOCET VỚI PHÁP

  1. KỀT LUẬN


TỔNG QUÁT


Năm 2016, 2 tác giả Douglas Barrie và Tom Waldwyn thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS - Anh), đã có bài phân tích về việc Việt Nam đang thực hiện chương trình sản xuất phiên bản cải tiến KCT-15 thiết kế tên lửa hành trình 3M24 Uran (NATO định danh là SS-N-25 Switchablade) của Nga. Các chuyên gia phân tích của IISS cho rằng, tên lửa KCT-15 của Việt Nam đã được công khai xuất hiện lần đầu tiên hồi cuối năm 2015 trong một đợt triển lãm công nghệ quốc phòng với tập đoàn công nghệ viễn thông Viettel. Loại tên lửa bắt đầu sản xuất vào năm 2016 gồm 3 phiên bản Kh-35E bắn từ chiến hạm, phi cơ và phòng thủ bờ biển như là thành phần của hệ thống 3K60 Bal/SSC-6 Sennight. Theo chuyên gia của IISS, Hải quân Việt Nam đang vận hành các tên lửa 3M24 với mục đích chống tàu cho các tàu chiến lớp Gepard, 6 tàu tên lửa cao tốc 12418 Molniya cũng như cho 1 tàu hộ tống BPS-500. Ngoài phiên bản chống tàu, 3M24 còn có phiên bản phóng từ trên không khi gắn liền với loại radar dẫn đường chủ động, được sử dụng ở nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ, Algeria. Phiên bản này có tên gọi là Kh-35 được tích hợp vào các trực thăng và máy bay chiến đấu cánh cố định để đảm nhận nhiệm vụ tấn công trên biển.


Image result for tên lửa kct 15 của việt nam


Tên lửa KCT-15 được giới thiệu hồi năm 2015

Theo phân tích, tên lửa chống hạm KCT-15 do Việt Nam sản xuất mạnh hơn nguyên bản 3M24 của Nga:

  • Trong khi 3M24 Uran (SS-N-25 Switchblade) bắt đầu sản xuất từ đầu những năm 1980 có tầm xa 130 km (70 nmi) thì KCT-15 sản xuất năm  2015 được cho là có tầm hoạt động lên đến 260-300 km (160 nmi). Điều cần để ý là phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình đa năng Kalibr (3M54 và 3M-54E, ám danh NATO: SS-N-27 Sizzler) cũng do Nga Sô phát triển là có tầm bắn lên đến 660 km. Đòn tấn công ngày 7/10/2015 của Nga vào các mục tiêu tại Syria đã cho thấy "Kalibr" thực sự có tầm bắn ít nhất là 1,500 km.

  • Tên lửa được phóng ở trạng thái thẳng đứng với sự trợ giúp của động cơ tăng cường nhiên liệu rắn với tốc độ bay cận âm. Hệ  thống dẫn đường được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (INS), hệ thống INS/Định vị toàn cầu trên hành trình bay, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu trang bị radar chủ động ARGS-14 đem lại độ chính xác rất cao, trong vòng 3 m.

  • Dẫn nguồn từ Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV), Defenceblog cho biết, Moskva đã chuyển giao các thiết kế phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của Việt Nam. Ngoài tên lửa chống hạm, tên lửa phóng từ trên không Kh-35, Việt Nam còn có thể được phép chế tạo cả phiên bản phòng thủ bờ biển được tích hợp vào trong hệ thống 3K60 Bal. Dù chưa rõ 2 bên góp vốn như thế nào, nhưng tên lửa sẽ được sản xuất tại Việt Nam với số lượng rất lớn với khoảng 3,000 tên lửa chống hạm KCT-15. Hiện nhiều thông chi tiết chưa được tiết lộ rõ ràng, nhưng chương trình này có thể sẽ nhằm tới việc thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo vũ khí nội địa. Điều đó sẽ giúp cho việc đơn giản hóa các dịch vụ hỗ trợ cho việc sử dụng tên lửa 3M24 cho Hải quân Việt Nam. Thông thường, Việt Nam có thể lần lượt chia tiến trình sản xuất thành nhiều phiên bản khác nhau để có thể liên tục đưa vào những cải tiến cần thiết. Các chuyên gia Anh cho rằng, với KCT-15 Việt Nam sẽ là nước thứ hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt tay vào việc sản xuất nội địa tên lửa dựa trên 3M24 Uran của Nga. Trước đó Triều Tiên đã sản xuất một loại tên lửa tương tự như tên lửa chống hạm tầm trung 3M24 Uran. Tuy nhiên, Triều Tiên không có lợi thế như Việt Nam có quan hệ với nhiều đối tác.  

  • Ngoài ra, Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu sang bất kỳ nước nào, giống như trường hợp Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos.

 

blank

 

KCT-15 được giới thiệu với cái tên mới VCM-01 vào tháng 3/2017


THƯƠNG VỤ ĐÓNG CHIẾN CHO VIỆT NAM


Thương vụ đóng tàu chiến cho Việt Nam liên quan đến 2 quốc gia: Hòa Lan và Nga Sô.


Tàu Sigma với Hòa Lan

Ngày 22/8/2013, xưởng đóng tàu Gorinchem, một đơn vị của Damen cho biết Hòa Lan đã đạt được một thỏa thuận với Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA  9814 cho Hải quân Việt Nam. Theo tiết lộ, thỏa thuận cung cấp 2 tàu chiến SIGMA cho Việt Nam sẽ được thông qua vào cuối năm, mở ra dấu mốc đặc biệt cho Tập đoàn đóng tàu Damen Schelde (DSNS) của Hòa Lan trong việc mở rộng thị trường hợp tác quốc tế. Tổng trị giá uớc lượng 1.5 tỷ USD liên quan đến 4 chiếc, 2 chiếc đóng tại Hòa Lan, 2 chiếc đóng tại Việt Nam. Giá trị của thỏa thuận về 2 chiếc đóng tại Hòa Lan có thể đạt tới nửa tỷ Euro (tương đương  668 triệu  USD), trong đó, có sự tham gia "tài trợ" của cả Chính phủ Hòa Lan.


1,5 tỷ USD dừng dự án Sigma, VN đóng được bao nhiêu Gepard-3.9? - Ảnh 1.


Tàu hộ vệ tên lửa Sigma của Tập đoàn Damen được giới thiệu với Hải quân Việt Nam


Tuy nhiên từ những tin tức mới nhất, dự án đóng 4 tàu tên lửa tàng hình Sigma bị tạm dừng có thể vì lý do kỹ thuật và giá cả. SIGMA  9814 trên thực tế cũng chỉ tương đương như tàu Gepard 3.9 lớp đầu của Nga.


Tàu Gepard 3.9 với Nga Sô


Bắt đầu từ 2007, Nga khởi sự đóng cho Việt Nam 2 chiếc Gepard 3.9 đầu tiên, về đến Việt Nam năm 2011. Sau khi nhận 2 tàu Gepard đầu tiên năm 2011, việc bàn giao cặp tàu Gerpard thứ 2 bị trở ngại vì công ty ở Ukraine cung cấp động cơ Turbin khí cho cặp tàu này, tuy nhiên việc giao hàng bị hoãn sau khi Nga sáp nhập Crimea đầu năm 2014. Sau nhiều lần đàm phán, phía Ukraine mới đồng ý cung cấp động cơ cho Việt Nam để Việt Nam chuyển cho nhà máy Zelenodolsk lắp ráp. Sự cố về việc trì hoãn giao động cơ từ phía Ukraine đã ảnh hưởng đến ý định của Việt Nam đặt đóng cặp tàu chiến Gepard thứ ba. Phía Nga Sô cho hay việc đàm phán đặt đóng hai chiếc Gepard nữa sẽ chỉ được nối lại sau khi Nga bàn giao 2 chiếc Gepard hiện tại cho Việt Nam.


Cặp tàu Gerpard thứ 2 sẽ về Việt Nam cuối năm 2017 và đầu năm 2018. So với cặp tàu Gepard đầu tiên thì cặp thứ hai chỉ có một thay đổi đáng kể đó là đã được bổ sung chức năng chống ngầm. Tuy nhiên sang đến cặp thứ ba, rất có thể chúng sẽ có sức mạnh cả tấn công lẫn phòng thủ tương đương với các khu trục hạm 4,000 tấn, điều này cũng phù hợp với đường hướng phát triển và  khả năng của Việt Nam.

Các chuyên viên Nga Sô cho biết, các tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam được trang bị tên lửa cận âm Uran đủ sức tiêu diệt các tàu có lượng giãn nước tới 5,000 tấn ở khoảng cách lên tới 300 km. Song khi đặt Nga đóng cặp tàu Gepard thứ ba, phía Việt Nam bày tỏ ý muốn để cặp tàu mới được trang bị không phải tên lửa Uran mà các hệ thống tên lửa Kalibr với tầm xa 1,500-2,000 km. Điều đặc biệt là cặp tàu thứ 3 (chiếc số 5 và 6) sẽ được đóng ở Nga, cặp tàu thứ 4 (chiếc số 7 và 8) được đóng ở Việt Nam.


Image result for Một mô hình nâng cấp khác của tàu hộ vệ tên lửa Gepard


Mô hình tàu hộ vệ tên lửa Gepard nâng cấp với bệ phóng thẳng đứng đa năng UKSK mang 8 tên lửa Klub được lắp đặt phía trước phần thượng tầng


THƯƠNG VỤ MUA TÊN LỬA CỦA VIỆT NAM


Brahmos với Ấn Độ


Đây là dòng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh do Công ty Liên doanh Brahmos Aerospace giữa Nga và Ấn Độ chế tạo với tầm bắn lên tới 290 km, mang theo đầu nổ có trọng lượng từ 200 tới 300 kg. Loại tên lửa này có vận tốc 2.5 đến 2.8 Mach với khả năng bay hình chữ "S". Nó nhanh hơn 3.5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ vốn bay dưới tốc độ âm thanh. BrahMos có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.


Chương trình được phát triển từ 2004 dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển BrahMos Aerospace Private Limit thuộc Bộ quốc phòng của Ấn Độ. Phiên bản đối đất đã được Ấn Độ trang bị cho lực lượng trên bộ từ năm 2007 và sau đó nghiên cứu tiếp các phiên bản trang bị cho chiến hạm, tàu ngầm và máy bay. Trong khi Ấn Độ thì muốn BrahMos lấy nền tảng từ tên lửa hành trình tầm trung P-700 Granit còn Nga thì muốn nó nên là anh em với tên lửa hành trình tầm ngắn P-800 Oniks (Yakhont) để thích hợp với hiệp định kiểm soát công nghệ tên lửa mà Nga đã ký vào. Động cơ đẩy được lấy nền từ tên lửa của Nga trong khi hệ thống dẫn đường được phát triển bởi BrahMos Corp.


BrahMos sơ khởi nặng 3,000 kg, sau đó được cải tiến thành BrahMos-A với trọng lượng 2,500 kg. Biến thể hiện đại hóa BrahMos-M được giới thiệu vào năm 2014, chiều dài tên lửa được rút từ 8.4 m xuống còn 6 m, trọng lượng được giảm xuống còn 1,500 kg để máy bay mang dễ dàng hơn. Tầm bắn giữ nguyên và có vận tốc đạt Mach 3.5, cao hơn 20% so với phiên bản đầu.


Image result for BrahMos-M


Kích thước Brahmos và Brahmos-M

 

Khi bắt đầu sản xuất, Ấn Độ công bố đơn giá ban đầu vào khoảng 4.5 triệu USD cho một tên lửa; hoặc 900 triệu USD cho mỗi tổ hợp BrahMos đất đối hải bao gồm 2 trạm chỉ huy, 5 xe mang phóng tự hành cùng 67 tên lửa, đã có nhận định rằng New Delhi sẽ rất khó xuất khẩu. Nhưng hiện nay, khi bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt với số lượng cực lớn thì giá thành của BrahMos đã giảm đi rất nhiều. Hãng tin Reuters từng ước tính Hải quân Ấn Độ chỉ phải bỏ ra số tiền dao động quanh mức 3 triệu USD cho mỗi quả BrahMos phiên bản triển khai từ tàu mặt nước, thậm chí con số này sẽ tiếp tục hạ xuống chỉ còn 2.3 triệu USD. Điều này cũng hợp lý khi chi phí nghiên cứu phân bổ đều trên số lượng xuất xưởng.

 

Cả Nga và Ấn Độ đều "bật đèn xanh" cho việc xuất khẩu tổ hợp vũ khí này sang nước thứ 3 dù rằng việc chuyển giao tên lửa BrahMos cho các nước trong khu vực thường vấp phải sự phản đối của Trung Quốc. Hiện nhiều nước đang quan tâm tới khả năng sở hữu tên lửa BrahMos, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á mà đứng đầu là Việt Nam. Tin tức về việc Ấn Độ bán hỏa tiễn Brahmos cho Việt Nam đã được đề cập nhiều lần trong mấy năm gần đây sau khi liên doanh Ấn-Nga phát triển thành công loại hỏa tiễn tầm xa này. Năm 2016, đã có tin Ấn Độ thỏa thuận nguyên tắc để cung cấp cho Việt Nam cả hỏa tiễn tầm xa Brahmos và hỏa tiễn phòng không tầm trung Akash. Nhưng đến nay vẫn không thấy có tin tức chính thức nào từ cả hai phía xác nhận. Với Hà Nội, các vụ mua bán võ khí và trang bị quốc phòng thường bị bưng bít vì là “bí mật nhà nước.” Tại triển lãm LIMA 2017, ông Alexander Maksichev - người phát ngôn của Công ty Liên doanh Brahmos Aerospace xác nhận hợp đồng xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh Bramos cho khách hàng nước ngoài đầu tiên sẽ được ký vào trước cuối năm nay. Trong cuộc họp báo ngày 17/8/2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN khi được yêu cầu xác nhận nguồn tin từ báo ngoại quốc nói chính phủ Ấn Độ đã bán hỏa tiễn chống hạm siêu thanh Brahmos cho Việt Nam, đã trả lời nước đôi, không phủ nhận và cũng không xác nhận. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ sau đó cũng phủ nhận tin chính phủ nước này đã bán loại hỏa tiễn chống hạm hành trình siêu thanh BrahMos cho Việt Nam.

 

Exocet của Liên Âu

Ông Daniel Petit, giám đốc tiếp thị của tập đoàn quốc phòng MBDA ngày 29/8/2017,  tuyên bố tại Triển lãm Quốc tế về An ninh (HSE) 2017 diễn ra tại Hà Nội rằng "MBDA đang sở hữu những công nghệ vũ khí tốt nhất từ Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Chúng tôi sẵn sàng bán những tên lửa chiến thuật hiện đại nhất để phục vụ quá trình hiện đại hóa nền quốc phòng Việt Nam", Ông Petit khẳng định tập đoàn MBDA, có trụ sở tại Pháp, sẽ giới thiệu nhiều giải pháp trang bị cho Việt Nam, bao gồm những vũ khí như tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 cho tàu chiến, tổ hợp tên lửa phòng không VL-MICA dùng ống phóng thẳng đứng cho tàu nổi và bệ phóng mặt đất. Khi được hỏi về khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa, đại diện MBDA cho rằng quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mong muốn của phía Việt Nam. "Mọi chuyện đều có thể. Chúng tôi coi Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng hợp tác", ông Petit khẳng định.

MBDA là một trong những tập đoàn phát triển và chế tạo tên lửa lớn nhất châu Âu, được thành lập từ sự hợp nhất của hãng Aérospatiale-Matra Missiles trực thuộc Airbus Defence (Pháp - Đức), Alenia Marconi Systems (Ý) và Matra BAE Dynamics (Anh). Tập đoàn này đã cung cấp vũ khí cho 90 lực lượng vũ trang trên toàn thế giới.


KỀT LUẬN

Hiện nay, Liên Âu phải cạnh tranh với Nga Sô và ngay cả Ấn Độ, Do Thái về kỷ thuật, giá cả cũng như khả năng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Việt Nam cần phải nghiên cứu những ưu khuyết điểm giữa 3 loại tên lửa Kalibr/Klub của Nga, BrahMos của liên doanh Ấn-Nga và Exocet của Liên Âu để có sự chọn lựa thích hợp. Nếu không mua công nghệ toàn phần, Việt Nam vẫn có thể mua từng thành phần riêng lẻ, hay tham khảo qua cách làm của Ấn Độ. Tên lửa BrahMos - sản phẩm hợp tác với Nga được Moskva cung cấp động cơ còn New Delhi phát triển hệ thống dẫn đường. Nhưng trình độ có hạn của phía Ấn Độ đã khiến thời gian đầu xác suất trúng mục tiêu của BrahMos PJ-10 rất thấp. Để nhanh chóng cải thiện tình hình, Quốc Vụ khanh phụ trách quốc phòng Ấn Độ - ông Inderjit Rao Singh trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian năm 2015 đã đề nghị Paris trợ giúp kỹ thuật. Kết quả thu được là rất đáng khích lệ, tỷ lệ trúng đích của BrahMos hiện nay đã lên tới 100%. Có lẽ cũng nên tham khảo cách làm của Ấn Độ bằng việc nhập khẩu công nghệ dẫn đường của tên lửa Exocet rồi tích hợp lên KCT-15, điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc, thậm chí còn giúp tên lửa này sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả Kh-35 nguyên bản. Cách làm này sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận công nghệ Exocet dễ dàng hơn so với mua toàn bộ hệ thống, đồng thời kinh phí cũng được tiết giảm ở mức tối ưu.

THAM KHẢO

  1. 3M-54 Klub - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  2. BrahMos - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  3. Bài viết “Vietnam produced KCT-15 anti-ship missile with big volume” trên mạng Today News ngày 29/5/2016.

  4. Bài viết “Lộ diện tên lửa đối hải lợi hại mới do Viettel chế tạo” trên mạng Sputnik VN ngày 30/3/2017.

  5. Bài viết “Báo Anh: Tên lửa KCT-15 Việt Nam mạnh hơn 3M24 của Nga” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 30/8/2017.

  6. Bài viết “KCT-15 Việt Nam sẽ trang bị công nghệ dẫn đường của Exocet?” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 30/8/2017.

  7. Bài viết “Ấn Độ phủ nhận tin đã bán hỏa tiễn BrahMos cho Việt Nam” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 20/8/2017.

  8. Bài viết “Đã có Gepard, Việt Nam cần gì ở chiến hạm Sigma?” trên mạng Trandaiquang.Org ngày 23/3/2015.

  9. Bài viết “1.5 tỷ USD dừng dự án Sigma, VN đóng được bao nhiêu Gepard-3.9?” trên mạng SOHA ngày 12/5/2016.

  10. Bài viết “Tập đoàn Pháp muốn bán tên lửa diệt hạm tối tân cho Việt Nam” trên mạng VNE ngày 29/8/2017.


File: ITN-100117-VN-QS-Tên lửa đối hạm KCT-15 của Việt Nam.doc



Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 1 tháng 10 năm 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.