Hôm nay,  

Phim tài liệu The Vietnam War: Cuộc thảm bại tái diễn

24/09/201700:02:00(Xem: 15325)

Phim Vietnam War.

  Trong công việc sưu tầm tài liệu cho Việt Museum, chúng tôi phải xem và đọc biết bao nhiêu tài liệu, đặc biệt phim về chiến tranh Việt Nam. Hết sức đau lòng. Xem bộ phim Vietnam War mới đây lại thêm đau lòng. Vẫn hiểu rằng đây là phim của người Mỹ làm cho khán giả Mỹ. Không phải dành cho người Mỹ gốc Việt. Tôi viết bài nhận xét sau đây, đã phổ biến nhưng phần lớn không đến tay các bạn. Xin gửi lại thêm một lần nữa. Nếu nhận được xin vui lòng cho biết. Cảm ơn.


Phim tài liu Vietnam War  

Cuc thm bi tái din

Giao Ch, San Jose

  

blank

Tin tức thời sự chính trị nước Mỹ vẫn tràn ngập trên diễn đàn truyền thông. Thiên tai vừa trải qua với cuồng phong và mưa bão tại miền Đông Nam Hoa Kỳ rồi tiếp đến động đất Mễ Tây Cơ. Bộ phim 10 tập 18 giờ do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏra mười năm với 30 triệu mỹ kim mới hoàn tất vẫn làm xôn xao dưluận. Phần lớn các nhà bình luận, các chính khách và nhân vật cộng đồng Hoa Kỳ đều hết lòng khen ngợi. Riêng phần chúng tôi có nhận định khác biệt. Là quân nhân của phe bại trận với niềm đau thương gặm nhấm suốt cuộc đời. Mất nước là mất tất cả. Một lần bại trận và phải đào thoát ngay trên quê hương. Từ đó thấy lại biết bao lần thảm bại tái diễn trên phim ảnh, làm sao mà vui mừng khi nhìn lại vết thương. Sau 42 năm phe tự do thua trận, với bộ phim công phu phổ biến năm nay, cuộc thảm bại trên chiến trường Việt Nam lại một lần nữa tái diễn. Xin có đôi lời đóng góp ý kiến như sau.         
                                            

 1) Vẫn hình ảnh đau thương cũ:  
Các nhà làm phim mới đã soạn lại tài liệu cũ. Thêm tài liệu sưu tầm trong thập niên qua. Cắt ráp và bình luận công phu, nhạc đệm xuất sắc. Phỏng vấn khoảng 100 người trong đó có chừng 30 nhân vật từ cả hai phía quốc cộng Nam Bắc Việt Nam. Đặc biệt có những hình ảnh và lời bình luận khen chê cả hai bên. Lần đầu tiên có đề cập đến vai trò của chiến binh Việt Nam Cộng Hòa cũng như vụ Việt cộng thảm sát Mậu Thân. Nhưng sau cùng khán giả của thế hệ hôm nay thuộc thế kỷ21 đều thấy rằng những nhà làm phim đã gián tiếp xác định sựchiến thắng của Cộng sản Việt Nam là hữu lý và tất yếu. Hình ảnh sau cùng vẫn là một dân tộc chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Dù hy sinh bao nhiêu họ cũng vẫn khoác danh hiệu chống Pháp xâm lược, chiến thắng trận Điện Biên thần thánh. Dủ chết thêm bao nhiêu cũng giữ được hào quang đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bốn mươi năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn còn vẳng nghe tiếng hô vang của hàng triệu thành viên phản chiến. Thế hệ Hoa Kỳ ngày nay làm sao hiểu được những khúc mắc phức tạp của cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Trong lãnh vực truyền thông, hình ảnh sống động vẫn có khả năng thuyết phục hơn cảngàn lời nói. Một bên là chiến binh đồng minh dù là lính Pháp, lính Mỹ hay chiến binh miền Nam mặc quân phục, trang bị đầy đủ được yểm trợ bằng phi pháo hùng mạnh. Phía bên địch toàn là hình ảnh nữ dân quân, vũ khí thô sơ, chân dép áo nâu quyết tâm chiến đấu. Phe ta thua trên từng thước phim. Hình ảnh hàng ngũ lãnh đạo miền Bắc. Ốm yếu khắc khổ, cuộc sống thanh đạm và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Tất cả đều đã vào tù ra khám. Trong khi đó phe ta là hình ánh quan lại, xiêm áo lịch sự, xa cách quần chúng, không chứng tỏ được tinh thần hy sinh cho dân và quyết tâm bảo vệ đất nước. Hình ảnh vị tướng VNCH đích thân lạnh lùng xử bắn tù binh trước ống kính của báo chí quốc tế, hình em bé trần truồng chạy bom. Những bức hình đã mang danh hiệu biểu tượng đau thương của cả thế kỷ. Và rất nhiều hình ảnh sẵn có phô diễn những sai lầm dã man của phe ta mà không có chứng tích tội ác của đối phương. Không thể nào có đủ lời lẽđể giải thích nguồn cơn. Dù 40 năm trước hay bốn mươi năm sau, một lần nữa chúng ta thua trận trên từng thước phim.
 

2) Không th tranh lun được vi s thành công.  
Chúng ta phải chấp nhận rằng phe cộng sản đã chiến thắng phe tự do trong cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ từ tổng thống Johnson thực sự đã từng quyết tâm chiến thắng. Sau vụ hỏa mù trên Vịnh Bắc Việt, quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết đồng thuận cho tổng thống toàn quyền. Nhưng sau cùng ý chí của chính phủ Mỹ thua ý chí của phe cộng sản. Nga, Tàu và Việt cộng không hề nao núng. Phong trào phản chiến đánh gục ý chí của chính phủ Hoa Kỳ. Mỹ thua trận ngay từ trong lòng dân chúng quốc nội.. Tiếp theo chính thức thua trận trên giấy tờ ký hiệp định Paris 1973. Sau cũng là cuộc bỏ chạy cùng Việt Nam Cộng Hòa trên nóc tòa đại sứ. Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã thua hết sức cay đắng, nhưng vẫn còn vượt qua được vì đây chỉ là một chiến dịch trong chiều dài của lịch sử Hoa kỳ. Đối với Mỹ, Việt Nam chỉ là một mặt trận. Một cuộc chiến. Thế giới Tự do thua trong một cuộc chiến nhưng 20 năm sau đã toàn thắng khi liên bang Sô viết xụp đổ tại Nga. Với Nam Việt Nam năm 1972 thắng trận Bình Long, Kon Tum và lấy lại được Quảng Trị. Nhưng thua trận 75 là mất tất cả. Dù sau này một lần hay là 10 lần cờ đỏ phải hạ xuống ở điện Cẩm Linh thì Việt Nam Cộng Hoà cũng đã mất tất cả. Bao nhiêu sự hy sinh trong 21 năm chiến đấu và xây dựng 2 nền cộng hòa của miền Nam đều đổ ra sông ra biển.


 

3) Vì đâu nên nỗi: 
Phía Hoa Kỳ sai lầm hẳn đã học được bài học chiến tranh Việt Nam. Dù trở thành cơn ác mộng nhưng người Mỹvẫn còn sống. Nam Việt Nam thì hoàn toàn đã chết qua sự sai lầm trong chiến tranh. Đối với miền Nam Việt Nam thì việc thất trận là một thảm kịch vô cùng đau thương, không có điều gì có thể bào chữa ngoài lý do duy nhất là lỗi ở chính chúng ta. Kết quả mất nước là mất tất cả. Lỗi lầm không phải tại đồng minh không quyết tâm, cũng không phải bởi kẻ thù quá mạnh. Lỗi lầm là lãnh đạo ta không đủ sức vượt qua những khó khăn lớn lao và toàn dân không được vận động để quyết tâm tham chiến. Trong cuộc chiến 2 thập niên, trong khi miền Bắc vận dụng toàn dân tấn công thì miền Nam chỉ xử dụng được một phần rất nhỏ để tự vệ. Lãnh đạo lè phè và dân chúng thờ ơ.  Tất cả tùy thuộc vào Hoa Kỳ. Mỹ trực tiếp tham chiến đã cứu Việt Nam nhưng đồng thời cũng làm mất Việt Nam.Việt Nam mất khả năng tự chủ. Không dùng hết khả năng vào công việc phòng thủ. Không vận động được dư luận thế giới và đồng minh. Bị đồng minh Hoa Kỳ và thế giới bỏ rơi và chính nhân dân miền Nam cũng bỏ rơi cuộc chiến. Cho đến khi cả chính quyền và nhân dân miền Nam mất nước mới biết là mất tất cả. 
 

4) Nhng cuc chiến sau chiến tranh.  
Khi miền Bắc chiếm được miền Nam, hàng trăm ngàn chiến binh bị tù đầy, hàng triệu người miền Nam trở thành dân "Ngụy." Lúc đó mới bừng tỉnh và tham dự vào hai cuộc chiến sau chiến tranh.  Cuộc chiến trong tủ đầy chiến đấu để tồn tại, và không bị khuất phục. Cuộc chiến của người dân bên ngoài tiếp tục chịu đựng phấn đấu đểnuôi tù và toàn dân tìm đường vượt thoát. Trong chiến tranh, hàng trăm ngàn chiến binh cộng sản đã được miền Nam Chiêu Hồi. Sau cuộc chiến, hàng trăm ngàn chiến binh VNCH bị tù đầy. Dù bịtuyên truyền và bỏ mặc đói rét. Dù bị hành hạ lao động khổ sai. Dù tuyệt đường tương lai, vô hy vọng có ngày tự do, nhưng tuyệt nhiên không hề đầu hàng cộng sản. Không một ai trở thành cộng sản. Đó là chiến thắng sau chiến tranh.Trong chiến tranh, đa sốdân miền Nam vẫn sống trong thanh bình tại các đô thị. Sau chiến tranh bắt đầu cuộc sống phải chiếu đấu khi được kẻ thù "Giải phóng" Đây là lúc toàn dân miền Nam tham gia chiến dịch chiến đấu để đào thoát. Cuộc chiến dành cho tất cả mọi người tham dự. Người già, em bé. Nam phụ lão ấu cùng tìm đường vượt biên. Đàn bà có bầu và trẻ sơ sinh. Tu sĩ và thầy chùa. Các nông dân và các giáo sư, bác sĩ. Trên đường tìm tự do đã hy sinh hàng trăm ngàn người. Tù đầy, sóng gió và hải tặc. Mọi người dù thất bại năm mười lần vẫn tiếp tục lên đường. Đó là cuộc chiến sau chiến tranh.
 

5) Ý nghĩa ca chiến thng:     
Kết quả ngày nay phe chiến thắng trở thành lũ độc tài đảng trị trăm lần tham nhũng, bất công. Kết quả ngày nay sau khi cả ngàn ngôi mộ hoang nằm lại trên các trại tù cải tạo và hàng trăm ngàn người vượt biên nằm dưới đáy biển. Đây mới là lúc luận bàn thắng bại trong chiến tranh Việt Nam. Nếu ngày nay, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam trởthành quốc gia dân chủ tự do không cộng sản. Việt Nam trở thành một con rồng châu Á như Nam Hàn, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan..Dân Việt Nam từ Bắc vào Nam đều sống trong tự đó hạnh phúc. Dân trí mở mang, các tệ trạng xã hội được giải quyết. Không kỳ thị về chính trị và tôn giáo. Không quá cách biệt giầu nghèo. Người dân Việt được kính trọng trên 5 châu 4 bể.  Được như vậy thì sự thất bại của Nam Việt Nam cũng là chuyện đáng cam chịu. Được như vậy thì cuộc chiến thắng của miền Bắc mới là điều cho Hoa Kỳ và chúng ta cần học hỏi. Nhưng Việt Nam ngày nay là nước độc tài đảng trị, tham nhũng và bị cả thế giới coi thường. Cuộc chiến thắng do đó trở thành vô nghĩa. Mọi hy sinh của người miền Bắc đều trởnên vô nghĩa. Và những tổn thất của miền Nam cũng như sự hy sinh của Hoa Kỳ vẫn muôn đời là những ghi dấu vô cùng cay đắng. Không, chúng ta không thể kết luận là Hoa Kỳ đã chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ có thể nhận định rằng Miền Bắc đã chiến thắng trong một cuộc chiến nhưng không đem lại hạnh phúc cho toàn dân.

Riêng tại Hoa Kỳ, không có ai làm phim chiến thắng cho những người bại trận. Không bao giờ có vòng hoa cho người chiến bại. Sau chiến tranh Đông Dương, đại diện Khmer Đỏ với bàn tay diệt chủng giết cả triệu dân bước vào diễn đàn Liên Hiệp Quốc với những tiếng vỗ tay vang dội. Tiếp theo, tiếng vỗ tay lại vang dội nhiều hơn khi đại diện Hà Nội trở thành hội viên chính thức với thành tích đánh thắng 2 đế quốc Pháp và Mỹ. Sau gần nửa thế kỷ, dù thiên đàng Sô Viết đã tan rã, Việt Nam thống nhất đã biến hình ảnh những người nữ dân quân anh hùng trở thành nạn nhân nô lệ tình dục khắp Đông Nam Á. Trong chiến tranh, dù ở bên này hay bên kia, chỉ những người chết mới là người thua cuộc. Nhân chứng không phải là sự thực. Lời bình luận không phài là sự thực và ngay cả những thước phim cũng không phải là sự thực. Dù là phim tài liệu Vietnam War trị giá 30 triệu mỹ kim, 10 năm sưu tầm kéo dài 18 giờ qua 10 phim tập. Sự thực đã chôn vùi cùng những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến.

-- 
 

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.