Hôm nay,  

Sách Trên Lưng Ngựa

20/09/201708:42:00(Xem: 5874)
Trần Mộng Tú
 
Sách Trên Lưng Ngựa
 

Tiếng vó ngựa lộc cộc gõ trên con đường toàn đá núi lởm chởm vọng vào tai khiến cậu bé Tom nhanh nhẹn ra phía trước nhà, mở toang cửa chạy ra. Cả gia đình cậu cùng chạy theo.

Bà Mary nhẩy xuống khỏi lưng ngựa, thò tay vào trong cái túi vải vắt ngang lưng ngựa, lấy ra ba quyển sách nhi đồng và một tờ tạp chí đưa vào tay cậu.Tom lễ phép:

- Cám ơn bà Mary, bà đã mang sách và tạp chí tới cho gia đình cháu. Chúng cháu thích lắm.

Tom là cậu bé 10 tuổi, gia đình ở tận trên núi, biệt lập với xóm làng. Vào những ngày tuyết rơi, bà Mary vẫn một mình một ngựa mang sách của Thư Viện tới cho gia đình cậu. Đối với cậu những cuốn sách này ngon như những cái bánh cookies của mẹ làm.

Hạnh phúc biết bao khi phải sống trong rừng mà được người mang sách tới nhà. Cả gia đình Tom được hưởng cái ân huệ từ “Bà sách” đáng yêu này.

C:\Users\T\Documents\HINH-BookWomen-02.jpgGiao sách tận nhà.                                        Không rõ năm

.

Bà Mary và khá nhiều phụ nữ khác từ sáng tinh mơ đã yên đai chặt chẽ chở những túi sách trên lưng ngựa mang đến từng ngôi nhà trên núi, những ngôi nhà đơn lẻ trong những cộng đồng nhỏ bé cách biệt với thành phố.

Không phải chỉ mình bà Mary mà là một đội ngũ Book Women  “Các bà của sách báo” Họ đóng sách vào những chiếc túi vắt ngang lưng ngựa và khởi hành từ bình minh, đi dọc theo sườn đồi tuyết, qua những thung lũng đầy bùn với mục đích giản dị là mang những sách báo tới những cộng đồng Kentucky biệt lập trên núi.


C:\Users\T\Documents\HINH-BookWomen.jpeg


.
Thư viện trên lưng ngựa là một sáng kiến của Tổng Thống Franklin Roosevelt thành lập để giúp nước Mỹ ra khỏi Cuộc Khủng Khoảng 1933 khi nạn thất nghiệp lên tới 40% ở Appalachia. Thư Viện trên lưng ngựa không phải là hoàn toàn mới mẻ với Kentucky nhưng đây là một cơ hội thúc đẩy nâng cao vừa về công việc cho nhân viên vừa về văn hóa.

Bà Mary cũng như các bà của sách báo (Book Women) này đã cưỡi ngựa từ 100 tới 120 dặm Anh một tuần bằng chính ngựa hay lừa của họ trên những con đường đã được chỉ định, bất kể thời tiết xấu hay tốt. Nếu nơi tới quá khó khăn cho ngựa và lừa, họ không ngần ngại, nhẩy xuống và cuốc bộ. Bà Mary nhớ lại, có khi bà phải kêu gọi sự giúp đỡ của người địa phương quen thuộc hay cả một tay miền núi không tin cẩn được.

Chiến dịch Thư Viện Trên Lưng Ngựa là một sáng kiến Hành Chánh Cấp Tiến (Work Progress Administration- WPA) của Tổng Thống Franklin Roosevelt để đưa nước Mỹ ra khỏi cơn đại suy thoái vào năm 1933, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 40%.Thật ra Thư Viện trên lưng ngựa trước đây đã có rải rác ở Kentucky, nhưng sự thúc đẩy mạnh này giúp được cả nạn thất nghiệp lẫn nạn mù chữ.


C:\Users\T\Documents\HINH-BookWomen-03.jpg

Mang sách tới cho trẻ em.                            1940 Kentucky

.
Cuối  năm 1938 có đến 274 Thủ Thư giao sách trên lưng ngựa qua 29 quận hạt. Tộng cộng có đến gần 1000 nhân viên thư viện cưỡi ngựa làm việc. Quỹ hết năm 1943
, trong cùng năm đó, WPA đã xóa được nạn thất nghiệp trầm trọng sau  thời chiến. Những năm kế tiếp, sách lưu hành ở khu vực này đã được tái lập, ngày càng được nhiều người yêu thích trên khắp đất nước.

Ngoài việc cung cấp các tài liệu đọc sách, bà Mary cũng như các bà Thủ Thư đó, đã có công làm cho các cộng đồng kết hợp chặt chẽ thân thiện với nhau. Họ đã cố gắng cung cấp thêm về sách báo thiếu sót. Bà Mary nhớ lại niềm hạnh phúc lớn nhất của các bà là khi họ dừng lại để đọc những trang sách cho người mù chữ, và cũng chính họ đã giúp nuôi dưỡng niềm tự hào địa phương.


Những người nhận được sách đã cảm kích công việc của những Thủ Thư trên lưng ngựa này. Có người đã thốt lên: "Những quyển sách mà các bà mang lại cho chúng tôi đã cứu đời sống chúng tôi."


Nhu cầu đọc sách trông thấy rõ rệt. Thư viện Letcher County được thành lập. Người dân Mountain Eagle đã thể hiện sự mang ơn nồng nhiệt, họ nói trong xúc động: "Thư viện nằm trong cộng đồng và quận của chúng tôi, và ở đây để phục vụ chúng tôi ... Nhiệm vụ của chúng tôi là đến thăm thư viện và giúp đỡ tối đa, để chúng tôi có thể giữ nó như một điều tốt đẹp trong cộng đồng của chúng tôi."


Bây giờ không còn Thủ Thư cưỡi ngựa đi giao sách ở vùng xa, vùng sâu nữa. Bà Mary chắc cũng qua đời rồi, nhưng hình ảnh những người đàn bà trên lưng ngựa  vẫn có thể tìm thấy trong những trang sách nào đó trong các thư viện trên nước Mỹ. Đó là một hình ảnh vừa đẹp vừa làm rung động những trái tim người yêu sách.

Thư viện lớn nhỏ  đã ở khắp mọi tiểu bang trên nước Mỹ. Sách được gửi tới nhà, nếu cùng một quận hạt. Người ta tới Thư Viện không còn là một vấn đề khó khăn.

Câu chuyện Thư Viện lưu động trên lưng ngựa này từ 1933. Cách đây cả hơn 80 năm đã cho chúng ta một liên tưởng gì với những ngôi trường bên kia sông ở những vùng xa, vùng sâu như mạn ngược Cao Bằng, Lào Cai…trên đất nước Việt Nam, ngay trong thời điểm văn minh của nhân loại ở thế kỷ này. Nơi các em muốn không mù chữ phải bơi qua sông, qua suối tới trường.





C:\Users\T\Documents\HINH-QuaSongDenTruong.jpg

HÌNH-Sách trên lưng- Qua Suối Tới Trường                               Internet

.

Chẳng có phương tiện nào khác giúp đỡ các em. Đất nước các em ở,  không có người đi thuyền mang sách qua sông, không có ai cưỡi ngựa thật hay ngựa sắt (xe gắn máy) qua suối. Nhất là không có ông đầu tỉnh nào gây quỹ hay kêu gọi nhà nước mở trường trong vùng quê hẻo lánh, hay thậm chí bắc một cây cầu để trẻ tới trường xa. Các em phải chính tự mình mang cặp trên lưng đu dây qua sông hay lội qua suối đi tìm “con chữ”.


C:\Users\T\Documents\HINH-DuGiayDenTruong-TuoiTre.jpg

Đu Dây Tới Trường                                                           Báo Tuổi Trẻ- VN

.

Trường học còn thiếu sách, thiếu bàn ghế cho các em nói chi tới Thư Viện. Một giấc mơ ngoài tầm của những giấc mơ.


tmt

Tháng 9/19/2017

http://www.atlasobscura.com/articles/librarians-horseback-new-deal-book-delivery-

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.