Hôm nay,  

Đồng Xanh Thuở Nào

05/09/201700:00:00(Xem: 6236)
Thành Lacey Trương

(để nhớ bạn Lê Hựu Hà)

 

Vào thập niên năm mươi, nhóm Tứ Huynh Đệ, The Brothres Four thuộc đại học Washington State được thành lập và sau đó trở thành ban tứ ca nổi danh về loại dân nhạc folk thời đó.  Bài ca lấy bối cảnh đồng xanh để nói lên niềm đau và niềm hy vọng khi người yêu bổng dưng bỏ ra đi để lại bao kỷ niệm ngày xưa của hai kẻ yêu dẫn nhau đi trên cánh đồng xanh man mác. Bài này đã được bạn đáng mến Lê Hựu Hà viết lời và trình bày rất thành công với ban nhạc trẻ của anh thời thập niên sáu mươi.

Người nghe thấy hiện rõ trong trí mình một cánh đồng xanh tắm mình trong nắng tươi vàng.  Thấy thung lũng có con sông uốn mình chảy quanh.  Thấy bầu trời xanh và mây trắng trên cao.  Có lần hai kẻ yêu nhau đã thơ thẩn qua cánh đồng...  Nhưng rồi một hôm...cánh đồng không còn xanh nữa vì bị cháy khô vì nắng nóng.  Nơi thung lũng xưa con sông hiền khô cạn.  Ngọn gió nào lạnh buốt thổi vào tim anh. Không còn hình ảnh của những kẻ yêu nhau hiện hữu.  Đâu là cánh đồng xanh mà hai đứa mình từng rảo bước lang thang bên nhau?

Ngày xưa đồng cỏ xanh

Nắng vàng chứa chan

Dòng sông hiền uốn quanh

Dẫn ta vào thung lũng xanh

Mây trắng trên trời xanh  lững lơ khắp bốn phương

Rồi anh không biết tại sao em lại bỏ ra đi .  Em ơi vì sao em đã bỏ ra đi

Mây mù che hết lối đi, làm sao anh tìm được em đây

Giờ đây chỉ còn lại cỏi đời hoang vắng

Nhưng anh sẽ tiếp tục chờ cho đến khi em quay về

Anh sẽ tiếp tục chờ cho đến khi em nhận ra rằng

em không thể nào có được hạnh phúc  khi con tim em cứ mãi rong chơi

em không thể nào sung sướng đến khi em mang tim mình về chốn cũ

về với cánh đồng xanh ngắt và về lại với anh đang chờ

Bài ca này thu hút tôi từ hồi thập niên sáu mươi khi được ghe trên đài phát thanh Sàigòn và sau đó là qua lời Việt do bạn LH Hà diễn ca đầy rung cảm cùng ban nhạc  của anh.  Ngay khi tiếng đàn dạo mở đầu ba hợp âm Am Dm E nổi lên tôi ‘biết’ ngay đây là một bản nhạc hay.  Theo ý riêng của mình thì một bản nhạc hay phải có phần nhạc và lời tạo được rung cảm nơi người nghe và phần diển tả chân thành nói được hết tâm tình bài ca của ca sĩ. Phần hợp âm của bài Green Field giản dị nhưng không nhàn chán, phần lời thì rất gợi hình và ược dùng ngoại cảnh để nói lên tâm trạng của tác giả một cách đầy xúc động vì chân tình.  Phần diển ca bè của Bộ Tứ Ca rất trầm ấm và thanh thoát nhẹ nhàng nói lên được lòng chung thủy chờ đợi khi người yêu mình bổng bỏ ra đi.


Ngay sau khi tiếng đàn ghi ta dạo đầu chấm dứt, bốn giọng nam trầm trổi lên với tiếng “Once...”  (Thuở nào...) làm chấn động ngay dây thần kinh thính giác rồi truyền ngay lên khu rung động khu cảm thức âm nhạc nơi nảo bộ của người nghe khi lời ca nói lên nổi nhớ về cánh đồng xanh khi xưa như báo hiệu cho một câu chuyện tình buồn.  Kể lại cho nghe từ ký ức của nới chốn và những ngày hai người yêu sát cánh bên nhau  cho đến khi người yêu bỗng bỏ đi biền biệt, hình bóng bị che kín bởi mây phủ mịt mù – How can I keep searching when dark clouds hide the day -.   Khi giọng ca chính trổi cao lên để than khóc cho kẻ bị người yêu bị bỏ rơi lại sau: “ Anh chỉ biết là ở đây anh không còn gì nữa.  Không còn gì trên cỏi đời hoang dã này cho anh nữa...” – I only know there’s nothing here for me... nothing in this wild world   left for me to see... -  làm người nghe nát cả tâm can.

Mỗi khi nhớ lại bài ca này trong trí của mình hiện ra ngay hình ảnh của cánh đồng xanh và tiếng kêu ai oán của người tình bị bỏ lại sau vang vọng trong tai.    Trong tâm trang u sầu đó  nổi lên niềm hy vọng là một ngày nào đó nàng lại trở về với cánh đồng xanh, với người yêu của mình đang mỏi mắt trông chờ trong niềm hy vọng không giảm suy.  Đa số chúng ta ai cũng có một mối tình dang dở khu người yêu ra đi không biết bao giờ trở lại.  Chúng ta không có cánh đồng nhưng chúng ta còn lại trong ký ức mái trường, khu phố, công viên nào đó nơi hẹn hò khi xưa.  Giới trẻ thời đại này hẹn hò trên iPhone, trên Facebook, không có được những buổi hẹn hò kín đáo, lén lút đầy háo hức mong đợi cách đây hơn bốn mươi năm về trước.  Làm sao các bạn trẻ của chúng ta ngày nay có được những giây phút tim như ngừng đập khi thấy bóng dáng của nàng thấp thoáng tới nơi hẹn từ xa. Hay trên khu đồi cây xanh mát của một buổi hẹn khi trời đổ mưa nàng xuất hiện từ trong đám cỏ cây, tóc  ướt sủng và e ấp mĩm cười khi thấy chàng đang đứng đợi từ lâu... Rồi một ngày nào đó...nàng vào thăm chàng ở quân trường một lần duy nhất và không bao giờ còn thấy lại nàng nữa...

Thưở nào đó sao mình ghi nhớ mãi

Những mối tình e ấp quá nên thơ

Ngày xưa đó cánh đồng xanh hai đứa mình chung bước.

Hy vọng các bạn có dịp vào YouTube và bấm: Green Field, The Brothers Four, để sống lại với kỷ niệm tình thời hoa mộng.
tt t – after Olympia Lake Fair - July, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.