Hôm nay,  

Chuyện Đời Xưa, bây giờ mới hiểu rõ

04/09/201716:28:00(Xem: 5718)
Chuyện Đời  Xưa, bây giờ mới hiểu rõ
 
Phương Nguyên Loan

 

Tôi đi dự buổi nói chuyện tại Viện Việt Học cuối tuần rồi về Trương Vĩnh Ký, con người và những tác phẩm quan trọng  do ba diễn giả thuyết trình.

GS Trần Văn Chi, người thường viết bài về những vấn đề văn hóa,  nói nhiều về nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký, ca ngợi những công trình của ông nầy  về những quyển sách của ông, nhắc đến thời đại đặc biệt mà ông Trương Vĩnh Ký sinh sống  để thấy sự khó khăn của một người làm văn hóa trong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước Việt Nam trước  sự tấn công của nước Pháp lúc đó đương chủ trương thiết lập thuộc địa trên thế giới. Vậy mà ông Trương Vĩnh Ký vẫn cặm cụi viết lách, tránh xa những cám dỗ giàu có, chức quyền…

GS  Nguyễn Trung Quân, nguyên HT trường Phan Thanh Giản Cần Thơ và HT trường Trung học Nguyễn An Ninh Sàigòn trước 1975, nhắc đến hai danh nhân Phan Thanh Giản và Petrus Trương vĩnh Ký, hai người đã mất tên trên hai trường Trung học lớn nhứt nhì của Miền Nam Việt Nam do sự đánh giá thiên lệch của những người cầm quyền hiện tại ở Việt Nam. Ông đòi hỏi hai tên trường nầy phải được lấy lại như là sự trả về giá trị đích thực của hai danh nhân miền Nam kỳ lục tĩnh…

Về diễn giả chánh của buổi nói chuyện , ông Quân cho biết rằng GS Nguyễn Văn Sâm, tốt nghiệp ở Đại học Văn Khoa Sàigòn, một trường đào tạo nhiều trí thức miền Nam, rất sớm, sau đó ông được mời lại dạy ở trường nầy cho tới ngày đại biến 1975 thì bị cho thôi việc.

Vượt biên bằng đường biển, ông Sâm đến Indonesia năm 1979, và vào Mỹ cùng năm, dạy học từ đó đến ngày nghỉ hưu, năm 2006. Trong thời gian dạy học cũng như trong thời gian  nghĩ hưu GS Nguyễn Văn Sâm viết truyện ngắn mô tả cảnh sống nghiệt ngã và éo le của người Việt nơi hải ngoại cũng như ở quê nhà.

Thỉnh thoảng nhà văn Nguyễn Văn Sâm viết về đề tài văn học Miền Nam và phiên âm  vài quyển sách chữ Nôm chưa được người trước phiên âm hay ông thấy  cần được giới thiệu lại .

Trong bài nói chuyện về Trương V ĩnh K ý GS Nguyễn Văn Sâm  đưa những hình ảnh mà ông  sưu tầm được về con người Trương Vĩnh Ký, nơi ông ta chào đời, chữ ký và bút tích cũng như những tác phẩm phiên âm  hay biên soạn của nhân v ật lừng lẫy nầy.

GS Sâm đưa ra giả thuyết rằng Trương Vĩnh K ý là nhà văn chống Pháp bằng đường hướng gián tiếp, không nói thẳng ra là mình ghét người Pháp, nhưng ta suy nghĩ tận cùng  thì Trương Vĩnh Ký có lý do  khi cho in những đoạn văn có hơi hướng thù nghịch….

GS Nguy ễn Văn Sâm nói cụ thể trong lời Tựa quyển sách chú giải chuyện Đời Xưa:

‘Với tỷ số 13/74 truyện loài vật, quá ít so với truyện con người nên ông Trương Vĩnh Ký có lý khi đặt tên quyển sách của mình là Chuyện Đời Xưa mà không phải là Chuyện Ngụ Ngôn. Nhìn chung hầu hết là chuyện về con cọp, với chuyện con cù phụ thêm: mạnh nhưng không khôn, thường bị chúng gạt tới bị gánh nạn cũng như bị lợi dụng. Chắc chắn rằng ông Trương có dụng ý gì đó ngoài sự dạy khôn người đời, chẳng hạn như  sức mạnh của thực dân Pháp không bằng trí khôn của chồn, của thỏ, của người nông phu tượng trưng cho dân Việt. Điều nầy có thể tin được nếu ta để ý đến nhiều yếu tố khác ngoài đời của tác giả, hay hành động can trường của ông khi cho đăng bài Vè Nằm Dỏ trên Miscellannées số 4 năm 1889 có những câu rất là nhạy cảm:

Từ ngày có giặc Lang Sa, Muôn dân thiên hạ nhà nhà đảo điên. Dân tình ai nấy ưu phiền, Sưu cao thuế nặng quan truyền vô đây. Ngày thì bồi lội đông tây, Tối thì ra dỏ, roi dây hẵn hòi…

Về ích lợi của quyển chuyện Đời Xưa trogn việc tìm hiểu đời sống người xưa cách nay một thế kỷ , GS Nguyễn Văn Sâm cho biết quyển sách ghi lại những điều lý thú mà không phải ai cũng biêt vì những sinh hoạt đó ngày nay hầu như đã không còn nữa:

Ở mặt sự kiện trong truyện, tác giả còn khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng hầu hết là vào đầu thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy, không thể hiểu cho tường tận do sự thay đổi của xã hội (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, đèn ló của ăn trộm, mõ ống, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể, thách cưới, ăn chè trưa, thầy pháp trừ tà…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng tiếng dùng hằng ngày của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự giải thích những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời. Bản đánh máy được cẩn thận dò theo bản in năm 1914 được phóng lớn để tránh sơ sót và có thể đính chánh một vài trường hợp chữ in sai của bản in 1914.

Tóm lại, buổi nói chuyện ở Viện Việt Học, không phải là một buổi ra mắt sách, nhưng tôi thu lượm được nhiều điều bổ ích về con người của Trưong vĩnh Ký cũng như nhiều điều tôi chưa biết về một quyển sách của cụ Trương.

Mong rằng trong tương lai sẽ có những cuộc nói chuyện như thế về các đề tài khác, chẳng hạn như Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Nguyễn An Ninh, Hồ Hữu Tường … ở tại các cơ sở văn hóa như Viện Việt Học, Thư Viện Việt Nam, Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu…

 

Ghi chú Văn nghệ:

 

Nhà văn Nguyễn Văn Sâm sẽ ra mắt sách quyển:

Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký với lời chú giải:

  1. Ngày Thứ Bảy 9 tháng 9 ở San Jose, lúc 2:00 do Văn Đàn Lạc Việt của nhà văn Chinh Nguyên (D/t 669-225-6043) tổ chức tại CLB/Mây Bốn Phương 730 South 2nd St. San Jose Ca 95112.
  2. Ngày Chúa Nhựt  24 tháng 9 lúc 10:00 ở Nam CA tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu 14550 Magnolia #205 Westminster, CA 92683, do Nha Sĩ Cao Minh Hưng (714-332-9086) và CLB Tình Nghệ Sĩ tổ chức.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.