Hôm nay,  

Tả, hữu xung đột ở Berkeley

04/09/201700:01:00(Xem: 9047)
Tả, hữu xung đột ở Berkeley
 
Bùi Văn Phú

 

Chủ Nhật 27/8 vừa qua thành phố Berkeley, tiểu bang California, lại trở thành tâm điểm của biểu tình. Lần này số người tham dự đông hơn hai lần trước, lên đến dăm bảy nghìn và ít bạo động hơn, trong khi con số người gây rối bị bắt nhiều hơn, tất cả là 13.

 

Đó là điểm son cho cuộc biểu tình hôm đó. Nhưng về quyền tự do phát biểu thì những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng đã bị ngăn cản bởi thành phần cực tả, là các nhóm Antifa (Anti-Fascism, chống phát-xít) và Black-clad với đồng phục toàn mầu đen.

 

Trong những tuần qua, từ Boston đến San Francisco, nhiều người Mỹ tỏ ra quan tâm hơn và đã xuống đường để bày tỏ quan điểm chống lại những hành động căm ghét, vì sự tái xuất hiện của các nhóm có hoạt động căm ghét chủng tộc như KKK qua cuộc biểu tình ở thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia. Đã xảy ra sự việc một người lái xe đâm vào đoàn biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump khiến một người thiệt mạng và 20 người bị thương.

 

Hai nhóm cánh hữu đứng ra tổ chức biểu tình ở Berkeley hôm Chủ Nhật 27/8 là Patriot Prayer và No Marxism in America.

 

Trước những cảnh báo phe tả sẽ kéo đến phản đối, thành phố đã tăng cường lực lượng cảnh sát lên đến 400 người để bảo vệ quyền tự do biểu đạt của mọi phía.

 

Ba hôm trước ngày biểu tình, nhóm Patriot Prayer thông báo hủy bỏ biểu tình vào thứ Bảy 26/8 ở San Francisco và vào Chủ Nhật 27/8 ở Berkeley như đã dự định trước đây.

 

Tuy nhiên, từ 10 giờ sáng Chủ Nhật nhiều người đã tụ họp tại công viên Martin L. King Jr. ở trung tâm thành phố Berkeley.

 

Vài tháng trước ở đây đã có biểu tình và đánh lộn giữa những người bất đồng quan điểm, gây thương tích cho nhiều người. Cảnh sát Berkeley bị chỉ trích vì không can thiệp để ngăn chặn bạo động.

 

Còn lần này, muốn vào công viên phải qua trạm kiểm soát, bị khám người, xét túi đeo vai tìm vũ khí. Gậy hay chai, bình thủy tinh, loa cầm tay đều không được mang vào khu vực biểu tình.

 

Trong công viên, cảnh sát dàn trải vào đám đông để canh chừng bạo động và sẵn sàng can thiệp nếu có xô đẩy, đánh lộn.

 

Gần trưa, không khí công viên ồn ào lên với một nhóm người hát những khúc nhạc tranh đấu cho dân quyền của thập niên 1960.

 

Dăm bảy người ủng hộ Tổng thống Donald Trump có mặt và năng nổ tranh luận với bất cứ ai đưa ra quan điểm trái nghịch hay có câu hỏi. Khi được phóng viên phỏng vấn họ thường bị những người chống đối kéo đến bao quanh, giương biểu ngữ phản đối, hay hô khẩu hiệu, thổi còi inh ỏi để lấn át âm thanh.

 

Trong đám đông rất dễ nhận ra người ủng hộ Trump vì họ đội nón đỏ với hàng chữ "Make America Great Again" và trên vai khoác cờ Mỹ.

 

Những người phản đối mang biểu ngữ có ghi tên các nhóm như Black Lives Matter, By Any Means Necessary.

 

Những tranh luận liên quan đến nhiều vần đề, từ chính sách về người nhập cư bất hợp pháp có lấy mất việc làm của dân, có ảnh hưởng đến giá cả, đến nền kinh tế Mỹ hay không; hay chính sách của Hoa Kỳ đối với Iran, với Bắc Triều Tiên có gây ra chiến tranh không; đến chủ thuyết Mác và các nước cộng sản hay xã hội chủ nghĩa như Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Việt Nam; và về quan hệ giữa Mỹ với người Do Thái, với các nước trong khối Ả Rập.

 

Ai cũng bảo vệ quan điểm của mình. Tranh luận nhiều khi lớn tiếng nhưng không có xung đột hay bạo động.

 

Vì không được mang loa vào công viên, một xe đậu ngay giữa ngã tư Milvia và Center, trước trạm kiểm soát của cảnh sát, phát ra những lời lẽ chỉ trích chính sách hiện hành của Mỹ, gọi Tổng thống Trump cùng các nhóm Alt-Right là phát-xít và kêu gọi mọi người tham gia tổng biểu tình ngày trong 4/11 tới đây.

 

Từ trên không, trực thăng của đài truyền hình và của cảnh sát bay lượn để ghi hình và quan sát.

 

Hơn 1 giờ trưa, có đoàn biểu tình chừng vài nghìn người từ phía bắc tiến về công viên theo đường Martin L. King Jr., dẫn đầu bởi một xe tải với loa phóng thanh, theo sau là hơn trăm người thuộc nhóm Antifa và Black-clad với quần áo đen, đầu và mặt bịt mầu đen, tay cầm cờ cũng mầu đen.

 

Nhóm này được truyền thông mô tả là có chủ trương gây bạo động bất cứ nơi nào họ đến vì muốn nước Mỹ rơi vào trình trạng vô chính phủ. Họ được gọi là thành phần Anarchists.

 

Nhóm này chỉ mới xuất hiện từ khi có phong trào Occupy cách đây 5 năm. Những cuộc biểu tình ở Oakland với tình trạng đập phá cơ sở thương mại, tràn ra xa lộ chặn xe hay đốt phá trong khuôn viên Đại học Berkeley hồi đầu năm nay đều do nhóm áo đen thực hiện.

 

Khi đoàn biểu tình đến trước công viên, hàng trăm cảnh sát dàn hàng ngang vì dự đoán họ sẽ tràn vào công viên mà không qua trạm kiểm soát.

 

Một người đứng trên xe tải liên tục hô khẩu hiệu "Công viên của ai?", "Đường phố của ai?" và đoàn biểu tình đáp lại "Của chúng ta".

 

Lúc sau có lời kêu gọi những ai không thuộc tuyến đầu bảo vệ hãy rút về phía sau. Đó là dấu chỉ nhóm người mặc áo đen sẽ tiến tới, đương đầu với cảnh sát, phá bỏ rào cản để tiến vào công viên.

 

Không khí căng thẳng khi những người áo đen nhiều lần định leo qua rào nhưng đã bị cảnh sát ngăn cản.

 

Sau nhiều lần như thế, cảnh sát được lệnh rút lui. Một trái khói mầu tím được tung ra là pháo lệnh cho đoàn người áo đen tràn qua các rào cản tiến vào công viên.

Bắt đầu từ lúc đó những người ủng hộ Trump bị họ rượt đuổi. Cảnh sát đã can thiệp để bảo vệ an ninh.

 

Người đàn ông lúc sáng tranh luận với quan điểm ủng hộ Trump đã bị dồn vào một góc tường, bị nhiều người bao quanh xỉ vả. Cảnh sát đến để đưa ông ra đi an toàn.

 

Joey Gibson, người đứng đầu tổ chức bảo thủ Patriot Prayer xuất hiện, bị những người áo đen rượt đuổi và cũng đã được cảnh sát đưa đến một nơi an toàn.

 

Một vài người có hành vi bạo động hay khiêu khích bị cảnh sát khống chế ngay, bị trói tay và đưa về đồn.

 

Qua cuộc biểu tình vừa qua, cảnh sát được khen là đã ra sức bảo vệ quyền tự do phát biểu của các phía trong những giờ đầu và ngăn chặn ngay các hành vi xô đẩy hay xung đột.

 

Tuy nhiên, cảnh sát cũng đã bị chỉ trích khi ra lệnh rút lui và để cho nhóm người mặc đồ đen tràn vào làm chủ khu vực biểu tình, thậm chí còn rượt đuổi, hành hung những người ủng hộ Trump.

 

Phía cảnh sát biện hộ rằng họ làm thế để bảo vệ an toàn cho lực lượng và cho công chúng trước những hành động khiêu khích của nhóm áo đen.

 

Vấn đề đang được đặt ra là quyền tự do phát biểu có còn được tôn trọng ở nơi là nôi sinh của phong trào tự do phát biểu quan điểm chính trị.

 

Khi phe hữu biểu tình, phe tả đã để cho nhóm áo đen Antifa đem bạo loạn vào. Nhóm này coi thành phần Alt-Right và Trump là phát-xít, nhưng chính họ lại có những hành động như phát-xít khi dùng bạo lực không cho những người khác quan điểm được lên tiếng.

 

Từ đầu năm nay, hai buổi nói chuyện của các diễn giả bảo thủ là Milo Yiannopoulos và Ann Coulter tại Đại học Berkeley đã bị hủy bỏ. Nhóm sinh viên cộng hòa đã kiện trường vì không bảo đảm cho sinh viên quyền tự do phát biểu qua việc hủy buổi nói chuyện của Ann Coulter.

 

Tân hiệu trưởng Đại học Berkeley, Tiến sĩ Carol Christ, người mới nhận nhiệm vụ từ đầu tháng Bảy, đã lên tiếng cương quyết bảo vệ quyền tự do phát biểu.

 

Cuối tháng này sẽ có tuần lễ "Free Speech Week" trong khuôn viên đại học. Được mời tham dự có Ben Shapiro, Milo Yiannopoulos, Ann Coulter và có thể cả Steve Bennon, nguyên cố vấn cao cấp của Tổng thống Donald Trump, là những diễn giả nổi tiếng bảo thủ.

 

Trong khi đó thị trưởng Berkeley là Jesse Arreguin, dù lên án những bạo động do nhóm Antifa gây ra trong các cuộc biểu tình, lại kêu gọi ban giám đốc Đại học Berkeley hủy bỏ những buổi nói chuyện của các diễn giả phe hữu.

 

Tả hữu sẽ tiếp tục xung đột. Hãy chờ xem quyền tự do phát biểu ở cái nôi sinh ra nó sẽ như thế nào trong những ngày tới.

 blank

H01: Biểu ngữ chống Tổng thống Trump, chống kỳ thị và phản đối trục xuất di dân bất hợp pháp tại nơi biểu tình (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H02: Nhiều nghìn người tham gia biểu tình ở Berkeley hôm Chủ Nhật 27/8/17 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H03: Nhóm Antifa dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành qua đường phố Berkeley trước khi đến công viên Martin L. King Jr. (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H04: Một người ủng hộ Trump đang tranh luận (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H05: Cảnh sát hiện diện giữa người biểu tình để có thể khống chế ngay những hành động bạo lực (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 blank

H06: Cảnh sát bắt người gây bạo loạn (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
Các ứng viên được Trump ủng hộ đã thắng hay thua như trong bất cứ các cuộc bầu cử thông thường nào khác. Tuy nhiên một số ứng viên do đích thân Trump chọn lựa và bơm tiền, dồn sức vận động tranh cử cho đến những ngày cuối cùng đã thất cử. Các nguồn tin cho biết đây là điều làm Trump thất vọng và giận dữ rất nhiều trong vài ngày qua. Nhưng điều có lẽ làm Donald Trump giận dữ hơn là truyền thông cánh hữu đã không còn tường trình nhiều về các cuộc vận động bầu cử của Trump từ trước những ngày bầu cử và đổ lỗi cho Trump về sự thất bại của nhiều ứng viên đảng Cộng Hòa theo sau cuộc bầu cử.
Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022 Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 (Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Hội nghị này được Antonio Gunterres, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khai mạc và có khoảng đại diện của 200 quốc gia và hàng chục nghìn người tham dự...
Sáu năm qua nước Mỹ đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài và ngày càng căng thẳng giữa hai chính đảng Dân chủ và Cộng hoà. Với việc Donald Trump được bầu làm lãnh đạo trong bầu cử tháng 11 năm 2016, Hoa Kỳ đã có một tổng thống với chủ trương dân túy, lo cho nước Mỹ trước hết, đưa nước Mỹ hùng cường trở lại. Chính sách đó làm thay đổi sinh hoạt chính trị đối nội và đối ngoại có ảnh hưởng cả thế giới...
Ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính vội vã thanh minh: “Đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải, đối với các vấn đề liên quan quốc tế thì quan điểm là vì hòa bình, hợp tác phát triển, phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của chúng ta vừa qua."
✱ The Diplomat: Phương Tây cuối cùng cũng tỏ ra sẵn sàng đương đầu với thách thức trước một Trung Quốc đang trỗi dậy - có lẽ ngay cả ở Ấn Độ-Thái Bình Dương-quan hệ Trung Quốc-EU ngày càng xấu đi trong vài năm qua. ✱ CATO Ins.: Ranh giới giữa chiến tranh ủy nhiệm và chiến tranh trực tiếp ở Ukraine đang trở nên mỏng manh một cách nguy hiểm. ✱ Global Times: Hội nghị thượng đỉnh NATO đã tạo tiền đề cho nỗ lực hợp pháp hóa sự xâm nhập ngày càng tăng của NATO vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ✱ TASS: Theo các quan chức Mỹ, nhiều khả năng Zelensky sẽ đồng ý đàm phán và cuối cùng sẽ nhượng bộ - Các cuộc đàm phán về Ukraine nên được tổ chức chủ yếu với Washington . ✱ TASS: Moscow đang tìm cách đối thoại toàn diện với Mỹ - Chúng tôi tin tưởng rằng đối thoại giữa các quốc gia là cần thiết...
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
Theo tôi thì “các vị cán bộ” này đều vẫn ngủ rất ngon vì họ được bảo vệ rất kỹ trong những căn “nhà gỗ triệu đô” bởi chế độ hiện hành. Qua lệnh xử phạt “500 triệu đồng và cho tồn tại ‘biệt phủ’ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý” ở Yên Bái, mọi người đều thấy được cái tâm, cũng như cái tầm, của những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam. Đất nước này tuy không nằm trên đường xích đạo như Ecuador nhưng số phận thì e đen đủi hơn nhiều...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.