Hôm nay,  

Tuần lễ sóng gió nhất của Tổng thống Trump trong 7 tháng tại nhiệm

24/08/201706:51:00(Xem: 6660)
Tuần lễ sóng gió nhất của Tổng thống Trump
trong 7 tháng tại nhiệm
 
Lâm Quốc Huy

23/8/2017

Đã có nhiều tuần lễ được sắp hạng là “sóng gió nhất” trong nhiệm kỳ 30 tuần hoặc 7 tháng đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, nhưng cho đến nay có lẽ không tuần nào có thể qua mặt được tuần lễ từ sau biến cố kỳ thị chủng tộc xảy ra tại Charlottesville, Virginia hôm 11&12/8/2017. Điều này không có nghĩa là triều đại TT Trump sẽ bớt sóng gió trong những ngày tháng tới, nhưng các nhà phân tích thời cuộc chỉ có thể ngồi chờ một cách hồi hộp xem “chiếc giày nào sẽ sắp rớt xuống” và khuấy động tiếp một đất nước không có một ngày thanh thản từ ngày ứng viên tỷ phú Donald Trump bước xuống chiếc cầu thang máy cùng vợ, tuyên bố “ứng cử tổng thống Mỹ.”
 

Những tuyên bố và việc làm gây sốc dư luận của ông Trump thì vô số kể, nhưng so ra thì các tuần nổi bật về độ sóng gió, liệt kê theo thứ tự thời gian bao gồm: tuần lễ ông Trump ban hành sắc lệnh di trú (27/1/2017), sa thải Quyền bộ trưởng Tư pháp Sally Yates (31/7/2017), sa thải Cố vấn Quốc gia Michael Flynn (13/2/2017), sa thải Giám đốc FBI James Comey (ngày 9/5/2017), ông Comey điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện (ngày 8/6/2017) ... đều không thấm vào đâu so với các phản ứng dữ dội trong tuần lễ vừa qua sau biến cố Charlottesville và lời tuyên bố mang tính bênh vực nhóm kỳ thị chủng tộc và chủ trương bạo động của tổng thống.
 

TT Trump bị chỉ trích về phát biểu liên quan tới vụ Charlottesville

Thành phố nhỏ bé, yên bình Charlottesville của Virginia, Hoa Kỳ vừa trải qua một cơn bão tố khi cuộc tuần hành bảo vệ một tượng đài biến thành thảm kịch và bạo loạn với những cuộc ẩu đả đổ máu ngày 12/8, và một kẻ cực đoan điên cuồng đã lái xe tông vào đám đông biểu tình chống kỳ thị chủng tộc khiến một phụ nữ 32 tuổi thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ngoài ra, còn có 2 cảnh sát thuộc lực lượng an ninh tiểu bang cũng thiệt mạng khi trực thăng của họ lâm nạn trong lúc thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho cuộc biểu tình tại Charlottesville.

Lý do cuộc tụ họp của những thành phần cực đoan là để bảo vệ bức tượng của Đại tướng Robert E. Lee, tư lệnh Liên minh miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ vào thế kỷ 19. Họ cho rằng đại tướng Lee là một anh hùng, nhưng những người phản đối cho rằng hình ảnh của Tướng Lee gợi nhớ tới chính sách nô lệ da đen mà tướng Lee từng chủ trương bảo vệ và lãnh đạo quân miền Nam vùng Virginia chống lại quân đội liên bang, tạo ra cuộc nội chiến tương tàn, là biểu tượng cho chủ nghĩa kỳ thị và cần phải xóa bỏ khỏi xã hội Mỹ.

Những người biểu tình cực đoan gồm các thành phần KKK (Ku Klux Klan), Tân Phát xít (Neo Nazis), cực hữu (alt-right), và Da trắng thượng tôn (White Supremacists) đã hô to những khẩu hiệu chống người Mỹ da đen, chống Do Thái, chống phụ nữ ... Họ mang theo khí giới, bình xịt cay, mặc áo giáp, đội mũ sắt với khí thế đằng đằng sẵn sàng lâm chiến với bên phản biểu tình chống lại những kẻ kỳ thị.

Ông Trump khi lên tiếng đầu tiên hôm thứ Bảy 12/8 đã từ chối nêu đích danh bên chủ trương bạo động tại Charlottesville, cho rằng mọi phía đều có lỗi. Sau đó, dưới áp lực dư luận, ngày 14/8 ông gọi những người chủ trương "da trắng thượng tôn", những kẻ Tân Phát xít, bọn KKK và thành phần cực hữu đều là "tội phạm và côn đồ". Nhưng chỉ ngày hôm sau, trong cuộc họp báo để tuyên bố về quyết định xây dựng lại hạ tầng cơ sở, ông lại cho rằng cả hai bên biểu tình và phản biểu tình đều có những kẻ gây bạo động, có kẻ xấu lẫn người tốt.

Ông Trump khẳng định: "Một bên hành xử tồi tệ nhưng bên còn lại cũng rất bạo lực.” Chính những lời phát biểu buộc tội cả hai bên giống nhau này, trong khi rõ ràng là phía chủ trương kỳ thị đã thực hiện bạo lực trước đối với bên chống kỳ thị khiến họ phải tự vệ, đồng thời kẻ kỳ thị đã tông xe chết người, mà ông Trump đã bị chỉ trích dữ dội, đồng thời được lãnh đạo KKK là David Duke tweet lời cám ơn, ca ngợi.
 

Chống đối nổ ra khắp nơi

Làn sóng phẫn nộ đối với tổng thống đã nổi lên khắp nước, từ chính giới, trí thức, nghệ sĩ, thương gia đến lãnh đạo tôn giáo, giới truyền thông và các nhà hoạt động nổi tiếng . Hàng loạt các thượng nghị sĩ và dân biểu cả hai đảng, kể cả những người đảng Cộng hòa đã từng ủng hộ ông, đã  chỉ trích tổng thống mạnh mẽ vì đã không lên án hiện tượng kỳ thị chủng tộc nặng nề đang xảy ra tại Hoa Kỳ. Họ cho rằng ông đã lên tiếng quá chậm chạp, quá yếu ớt trước  hiện tượng trổi dậy của các thành phần cực đoan đầy bạo lực đang đe dọa những giá trị mà Hoa Kỳ phải tranh đấu bằng xương máu mới có được.

Trong số chính giới lưỡng đảng lên tiếng, Thượng nghị sĩ Bob Corker, người đã rất ủng hộ tổng thống và từng được vào danh sách ứng viên phó tổng thống cũng như ngoại trưởng của ông Trump, đã phải đặt vấn đề về sự “thiếu khả năng” cũng như tính chất “bất ổn” của tổng thống.

Dư luận lên án chính ông Trump là người đã luôn có những tuyên bố xách động bạo lực và chủ trương kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và sắc tộc thiểu số trong thời gian tranh cử.

Việc ông đánh đồng bên bạo lực và kỳ thị với những người chống lại họ để bảo vệ các giá trị Hoa Kỳ là một hành động cổ võ cho hiện tượng kỳ thị và bạo lực, làm triệt hạ vai trò lẽ ra phải là “gương sáng đạo đức”  quốc gia của một tổng thống. Ông Trump cũng đã không có những lời để hàn gắn những đau thương vừa xảy ra cho các nạn nhân, để đoàn kết những chia rẽ và dập tắt mầm mống của một cuộc nội chiến đang âm ỉ với hàng chục các cuộc biểu tình của thành phần cực đoan chủ trương da trắng tối thượng đang được lên khuôn khắp nước, cùng các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc.

Bốn tướng lãnh đứng đầu binh chủng thủy quân lục chiến, hải quân, không quân và lục quân đã đồng loạt lên án hiện tượng kỳ thị chủng tộc, dù không đề cập đến tên của vị tổng tư lệnh quân lực là Donald Trump.

Đặc biệt, giới kinh doanh thường tránh né vấn đề mang tính chính trị, nhưng đã bày tỏ thái độ. Lãnh đạo các đại công ty Mỹ đã đồng loạt rút lui khỏi hai ủy ban cố vấn kinh tế và sản xuất của TT Trump để chống lại thái độ dung túng của ông Trump đối với các thành phần cực đoan, khiến tổng thống phải vội vàng tuyên bố chấm dứt hai ủy ban kinh tế này, đồng thời đóng cửa luôn một ủy ban cố vấn khác chưa thành hình, đó là ủy ban cố vấn về hạ tầng cơ sở.

Bên cạnh các cơ quan truyền thông Mỹ chỉ trích tổng thống Trump và lên án những thành phần da trắng cực đoan, kỳ thị chủng tộc, chủ trương bạo động và giết người, các phản ứng sau đây đã nổ ra khắp nước Mỹ:

 

  • Nhiều thành phố đã đưa ra lệnh cấm bọn quá khích tụ họp vì lý do an ninh.
  • Nhiều nơi đã cho di dời các biểu tượng gợi nhớ về chế độ nô lệ đối với người Mỹ da đen và những thành phần miền Nam Mỹ bảo vệ sự kỳ thị này.
  • Các Websites, Facebooks đã ra lệnh cấm những thông điệp hận thù, quá khích và ngăn chặn những trang nhà của các nhóm quá khích như KKK, Tân Phát Xít, Da trắng thượng tôn và cực hữu.
  • Các tổ chức từ thiện đã đồng loạt hủy các cuộc gây quỹ của họ tại Mar-A-Lago, trung tâm nghỉ mát của ông Trump. Cho tới ngày 23/8, đã có tới 17 tổ chức rút tên.
  • Toàn thể 18 thành viên Hội Đồng Cố Vấn Tổng Thống Về Nghệ Thuật cũng đồng loạt từ chức, phản đối quan điểm của Tổng Thống về sự việc tại Charlottesville.
  • Mục sư A.R. Bernard, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa Công giáo, một nhà thờ Phúc Âm lớn nhất tại New York City, đã rút khỏi ủy ban cố vấn giáo phái Phúc Âm của Tòa Bạch Ốc (TBO) cùng vì lý do “xung đột các giá trị” với ông Trump. 
  • Mục sư Do Thái của con gái ông Trump cũng đã lên tiếng phản đối hiện tượng kỳ thị và những phát biểu của ông Trump. (Ivanka đã đổi đạo theo Do Thái giáo của chồng).
  • Ủy Ban Nghệ Thuật và Nhân Văn của Tổng Thống -- gồm tài tử Kal Penn, cũng như nhiều văn nghệ sĩ – hôm 18/8 đã gửi một lá thư tới TT Trump tuyên bố họ giải thể nhóm cố vấn bởi vì “Lờ đi những ngôn ngữ căm thù của TT khiến chúng tôi trở thành đồng lõa với lời nói và hành động của ông.” Bức thư từ nhiệm của họ cũng mang một thông điệp kín đáo, đó là các chữ cái đầu dòng khi ghép lại thành chữ RESIST (kháng cự).
  • Biểu tình chống kỳ thị chủng tộc đã nổ ra trên nhiều thành phố Mỹ, đặc biệt tại Boston, số người tham dự trong ôn hòa đã lên tới 40,000 người hôm 19/8. Trong khi đó, những thành phần cực đoan viện cớ biểu tình để bảo vệ “quyền phát biểu” đã chỉ có vài chục người tham dự.

Ngay cả một số phê bình gia trên đài truyền hình Fox, một đài rất thân thiện với ông Trump, cũng đã lên tiếng chỉ trích phản ứng của TT về vụ Charlottesville.
 

Tư cách, tweet và câu chuyện hoang tưởng

Buổi họp báo ngày 15/8 để tuyên bố về quyết định chú tâm đến việc cải thiện hạ tầng cơ sở Mỹ đã được ông Trump biến thành một buổi trao đổi gay gắt với truyền thông về vụ bạo động ở Charlottesville. Trong buổi này, ông không hề bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân, thậm chí khi được hỏi là ông có sẽ tham dự buổi lễ truy điệu nạn nhân bạo lực là cô Heather Heyer hay không, ông Trump đã né trả lời câu hỏi mà còn vô tình tới độ lái chủ đề sang việc khoe mình có một hãng rượu lớn trong tỉnh này.

Sau buổi họp báo gay gắt kéo theo sóng gió thì không thấy tổng thống xuất hiện, cho mãi tới tối ngày 21/8 để tuyên bố về chiến lược của Mỹ tại mặt trận Afghanistan, mà giới nhận định cho rằng không có chi tiết gì thêm cụ thể hoặc mới so với hiện tại, tức là ông Trump vẫn theo đuổi chính sách cũ của vị tiền nhiệm.  

Nhưng ông Trump vẫn dùng tweet để liên lạc, phát biểu trong thời gian nghỉ hè 17 ngày dài tại trung tâm đánh golf của ông ở New Jersey, ngay cả trong những trường hợp phải dùng phương thức ngoại giao chính thức để lên tiếng như khi chia buồn với Tây Ban Nha về vụ khủng bố hôm 18/8, ông cũng chỉ tweet. Ông cũng không hề lên tiếng xin lỗi hay tỏ ý hối tiếc gì về những phát biểu gây phẫn nộ của mình liên quan tới vụ Charlottesville.

Đã vậy, ông Trump còn kể một câu chuyện hoang đường về Tướng John J. Pershing của Mỹ trong cuộc chiến tại Phillipine, đã dùng đạn nhúng vào máu heo để bắn 49 tay khủng bố và từ đó trừ khử hẳn khủng bố suốt 35 năm sau. Câu chuyện hoang tưởng này cũng đã từng được ông Trump kể ra trong một buổi tụ tập tranh cử, lúc đó ông nói Tướng Pershing đã ngăn khủng bố suốt 25 năm, khác biệt tới 10 năm. Không chỉ là bịa đặt, câu chuyện còn bị coi là một sự sỉ nhục đối với những người theo đạo Hồi, và còn vô tình tố cáo một ông tướng Mỹ vi phạm tội ác chiến tranh khi xử tử tù binh như vậy.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi là một đất nước Mỹ có trật tự và tuân thủ luật pháp như khẩu hiệu “law and order” mà ứng viên Trump đã hứa hẹn có giống như những gì đã xảy ra tại Charlottesville và đang xảy ra tại Mỹ từ ngày ông Trump lên nắm quyền hay không?

Trong khi đó, cựu Tổng thống Barack Obama đã giúp hàng triệu người Mỹ tìm thấy một niềm an ủi trong thông điệp yêu thương của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, được ông gởi lên diễn đàn Twitter như sau:

"Không ai sinh ra mà đã ghét người khác vì màu da, gốc gác hoặc tôn giáo của họ. Mọi người phải học cách ghét, và nếu học được cách ghét thì họ cũng có thể được dạy cách yêu thương ... Vì tình yêu đến với trái tim con người một cách tự nhiên hơn."

Kèm theo thông điệp là một bức ảnh dễ thương với hình ảnh tổng thống Obama với tay lên cửa sổ chào 4 em bé của 4 chủng tộc khác nhau. Tweet của TT Obama đã nhận được trên 3 triệu lượt like, đông nhất từ trước đến giờ theo giới chức của Twitter.

Những điều tệ hại khác mà ông Trump phải đương đầu

Trong tuần lễ sóng gió này, ông Trump cũng đã gặp phải những sự kiện không thuận lợi khác, bao gồm:

  1. Sa thải Cố vấn chiến luợc Steve Bannon (ngày 18/8/2017). Đây là người thứ tư trong số 5 người phụ tá cao cấp và thân cận nhất của TT Trump ra đi. Trước đó là Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn (13/2 sau 3 tuần tại nhiệm),  Chánh văn phòng TBO Reince Priebus (28/7 sau 6 tháng), Phát ngôn nhân TBO Sean Spicer (21/7 sau 6 tháng), Giám đốc truyền thông TBO Mike Dubke (18/5 sau 3 tháng) và Anthony Scaramucci (31/7 sau 1 tuần), Giám đốc tình báo cao cấp thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Ezra Cohen-Watnick (sau 6 tháng),  Phó cố vấn an ninh quốc gia K.T. McFarland (sau 4 tháng) và Phó chánh văn phòng Katie Walsh (sau 2 tháng).

 

Ông Bannon, cựu tổng giám đốc điều hành báo mạng Breitbart News, một tờ báo cực hữu kỳ thị chủng tộc và yêu chuộng thuyết âm mưu, đã quay trở lại vị trí cũ sau khi rời TBO và hứa hẹn sẽ dùng phương tiện truyền thông này để tấn công những thành phần trong TBO chống lại ông, đồng thời cũng đe dọa là nếu ông Trump không đi theo đường hướng Bannon đã vạch, thì ông sẽ vận động những người đã từng ủng hộ Trump chống lại tổng thống.

Trong cuộc phỏng vấn với Weekly Standard hôm 16/8, ông Bannon bày tỏ sự phấn khởi và đe dọa: “Bây giờ tôi được tự do. Tay tôi được chạm vũ khí trở lại. Có người nói ‘đó là Bannon, kẻ man rợ.’ Chắc chắn tôi sẽ nghiền nát đối thủ.”

Ông Bannon phê bình: “Triều đại Tổng thống Trump mà chúng ta chiến đấu để có được, và chiến thắng, coi như đã chấm dứt,” và xác nhận “Tòa Bạch Ốc vô cùng chia rẽ.”

Ngoài Steve Bannon, 2 nhân vật cực hữu khác là Sebastian Gorka, và Steven Miller có thể sẽ chịu chung số phận dưới sự lãnh đạo của tân Chánh văn phòng John Kelly để chấn chỉnh “căn nhà đầy hỗn loạn” của ông Trump.

blank

TT Donald Trump nói chuyện với TT Vladimir Putin của Nga ngày 28/1/2017. Xung quanh là 5 phụ tá quan trọng, và hiện chỉ còn Phó Tổng Thống Mike Pence. 3 người đã bị sa thải và một người từ chức. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)
 

  1. Cuộc điều tra ông Trump và các phụ tá trong ủy ban tranh cử, kể cả cậu con cả Donald Trump Jr. và con rể Jared Kushner, về những liên hệ với Nga để thao túng cuộc bầu cử 2016 đang gia tăng dưới sự lãnh đạo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Song song là cuộc điều tra tương tự của nhiều ủy ban lưỡng viện Hoa Kỳ.

Hiện ông Mueller đã mời tới 18 luật sư giỏi nhất của nước Mỹ cộng tác trong vụ điều tra, không chỉ về mối liên hệ Nga-Trump, mà còn xem ông Trump và những thành phần liên quan có phạm tội gì khác không, như tội “cản trở công lý” hoặc rửa tiền, làm ăn buôn bán với Nga trong thời kỳ cấm vận, tội lừa đảo, nhận tiền hối lộ của ngoại bang v...v ... Đội ngũ luật sư của ông Mueller tính ra có tổng cộng 37 năm kinh nghiệm tại FBI và 85 năm kinh nghiệm tại Bộ Tư pháp (The Washington Post).

Ngoài những điều đã làm khiến ông Trump có thể bị kết tội cản trở công lý, như sa thải Giám đốc FBI James Comey và trước đó yêu cầu ông bỏ vụ điều tra ông Flynn, đồng thời ông Trump đã yêu cầu những người có thẩm quyền tình báo nói với ông Comey bỏ qua vụ điều tra Nga; mới đây báo New York Times cho biết là trong một cuộc điện đàm với TNS McConnell ngày 9/8, TT Trump đã lớn tiếng trách cứ là ông McConnell đã không giúp đỡ ông về vụ điều tra liên quan tới Nga, lại còn đưa ra đạo luật để cấm ông Trump không được sa thải ông Mueller.

Các rò rỉ cũng cho biết là ông McConnell đã chia sẻ riêng mối quan tâm của ông là liệu ông Trump có trụ lại được ghế tổng thống của mình hay không trước những sai phạm quá nhiều và sự chống đối mạnh mẽ trên toàn quốc.

Ngày 22/7, ông Glenn Simpson, giám đốc công ty Fusion GPS, kiêm cựu phóng viên của báo Wall Street Journal, người đã hợp tác với cựu gián điệp MI-6 nổi tiếng của Anh là ông Christopher Steele thiết lập hồ sơ tình báo “dirty dossier”, đã gởi 40,000 tài liệu cho Ủy ban Tình báo Thượng viện. Ông Simpson cũng đã ra điều trần kín trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện 10 tiếng đồng hồ liên quan tới tài liệu nói về những liên hệ Trump-Nga này.

  1. Điểm ủng hộ tổng thống xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua, đặc biệt là tại các tiểu bang mà ông Trump đã thắng cử với một tỷ lệ phiếu rất nhỏ, đó là Michigan, Wisconsin và Pensylvania. Ông Trump chỉ nhận được điểm ủng hộ của người dân ở mức thấp là 36%-34%-35% theo thứ tự ba tiểu bang trên, trong khi điểm không ủng hộ là 55%-56%-54%.

Những tiếng nói kêu gọi truất phế ông Trump càng ngày càng gia tăng. Nhiều người cũng dự đoán ông Trump sẽ từ chức khi áp suất dư luận và cuộc điều tra Nga-Trump trở nên quá nặng.

Tác giả cuốn hồi ký “Art of the Deal” (Nghệ Thuật Thương Thuyết) - viết dùm ông Trump năm 1987 - đã tiên đoán rằng ông Trump sẽ từ chức trước cuối năm nay.

Ông Tony Schwartz nói với CNN rằng: “Thòng lọng đang siết chặt dần. Ông Trump sắp sửa từ chức vì đang sợ hãi cuộc điều tra ông thông đồng với Nga.

Hồi Tháng Năm, ông Schwartz từng đưa ra một tiên đoán tương tự. Theo ông, “Đối với ông Trump không có gì đúng hay sai, mà chỉ là thắng hay thua. Ngay bây giờ đây ông Trump đang trong tình trạng hoàn toàn sợ hãi rằng ông đang sắp bị thua,” vì cuộc điều tra Trump-Nga càng ngày càng thêm ráo riết.

Trước áp lực điều tra và càng ngày càng bị cô lập, ông Trump sẽ tìm cớ để rút lui mà không bị mang tiếng là thua cuộc. Ông sẽ đổ lỗi cho đảng Cộng hòa, cho Quốc hội, cho truyền thông và bất cứ ai hoặc điều gì để từ nhiệm.

Bình luận gia chính trị Keith Olbermann cũng đưa ra dự đoán hôm 22/8 rằng ông Trump sẽ từ nhiệm rất “bất ngờ,” và lý do cũng là vụ điều tra của ông Mueller đang tiến rất gần tới ông và những người con.

Một công sứ khoa học của chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1996, ông Daniel Kammen, đã từ chức hôm 23/8 để phản đối ông Trump không chịu lên án thành phần kỳ thị chủng tộc. Đặc biệt trong bức thư từ nhiệm, ông đã dùng các chữ cái ở đầu mỗi đoạn khi ghép lại mang một thông điệp đặc biệt: IMPEACH (truất phế).

Riêng cựu Phó tổng thống Al Gore, khi được hỏi là nếu cố vấn ông Trump thì ông sẽ khuyên điều gì, ông đã nhanh nhẹn nói ngay “hãy từ nhiệm!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.