Hôm nay,  

Về bức hình ‘đốt sách 75’; Cách tìm nguồn hình

8/16/201709:57:00(View: 10446)
Về bức hình ‘đốt sách 75’; Cách tìm nguồn hình
 
Trùng Dương
 

Biết có nhiều người không vui khi đọc bài này. Nhưng vì tôn trọng sự thật, không chỉ vì vốn đó là nguyên tắc chính của một người viết báo, mà còn vì đó là nền tảng của tự do dân chủ đối nghịch với chế độ độc tài cộng sản dựa trên sự dối trá, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng về một sự kiện tưởng là nhỏ nhưng thực tế không hẳn vậy.
 

Về bức hình ‘đốt sách 75’

Hôm rồi đi tìm hình đốt sách Miền Nam để minh hoạ cho một bài viết (*) trong đó có phần về chiến dịch của cộng sản nhằm hủy diệt sách báo và các nghệ phẩm của 20 năm văn học nghệ thuật Miền Nam sau khi chiếm được Miền Nam vào năm 1975, tôi bắt gặp một tấm hình đã được nhiều trang Web xử dụng, có nơi chú thích là “một cảnh đốt sách tang thương sau 75.” Vô số trang Web đã dùng lại hình này, nơi này trích nguồn của nơi kia, hoặc một cách mơ hồ là hình Internet, trừ nguồn chính. Và có lẽ cũng đã có người xử dụng để in trong sách giấy.

Bức hình mô tả một người đàn ông đứng quay lưng lại ống kính máy hình đang châm thêm vào đám cháy bừng bừng gồm sách vở và đồ đạc văn phòng, có vẻ như trong sân trước một ngôi nhà khang trang. Bức hình được chú thích là một cảnh đốt sách Miền Nam vào tháng Năm 1975, và mặc nhiên được mọi người nhìn nhận như vậy. Tìm bằng Google Images sơ sơ cũng được cả chục trang Web dùng cũng hình đó, như hình chụp lại một trong những trang Web đó:

google-image-search_ie-2.jpg

Hình chụp một trong những trang Web sử dụng bức hình “đốt sách 75.”

Thực tế, đấy không phải là hình một cảnh đốt sách tại Sàigòn vào tháng Năm 1975. Mặc dù việc cộng sản hủy diệt sách của Miền Nam có thật, qua những chứng liệu của các nhân chứng sống, trong đó hai người mà tôi biết còn sống và vẫn hoạt động, là các nhà văn Nhật Tiến và Nhã Ca, cả hai đồng thời cũng là nạn nhân của chiến dịch của cộng sản nhằm tiêu diệt một nền văn học nghệ thuật có thể nói là sáng giá và phong phú nhất trong lịch sử văn học nghệ thuật của Việt Nam. Hai nhà văn này đã ghi lại kinh nghiệm đau thương không cho riêng họ và những đứa con tinh thần của họ, mà còn của cả đất nước và dân tộc Việt.(**)

Bức hình “đốt sách” ấy thực ra là hình chụp một cảnh đốt sách trước thư viện của Mỹ tại Huế vào tháng Năm 1966.

blank

Ghi chú trong hình: “Sinh viên tại cảnh đốt sách tại Nam Việt Nam, ngày 27 tháng Năm, 1966. Một sinh viên chống chính quyền ném sách và giắy tờ vào đống lửa tại Thư viện Phòng Thông tin Hoa Kỳ tại đây [Huế]. Bọn trẻ Phật giáo đã lục soát thư viện và đốt sách, đồ đạc, và trụ sở này.” Nguồn: http://www.gettyimages.com/detail/news-photo/hue-south-vietnam-an-anti-government-student-throws-books-news-photo/514871028#5271966hue-south-vietnam-an-antigovernment-student-throws-books-and-picture-id514871028


Đã hẳn bức hình đầy tính bi kịch, “đáng giá hàng ngàn chữ,” không dùng uổng. Nhưng kẹt nỗi nó không đúng với bối cảnh thật trong đó nó thường được xử dụng. Một anh bạn văn khi nghe tôi nói về nguồn chính xác này thì bảo, thì đó cũng là cảnh cộng sản đốt sách vậy. Tôi đáp trước hết mình không biết đích xác người trong hình là ai, thuộc phe nào; và thứ hai bức hình đã thường được gán cho thời điểm sai.

Một trong những lý do chúng ta không chấp nhận cộng sản là vì tính dối trá gian xảo của họ, sẵn sàng bẻ cong hoặc xóa bỏ lịch sử để phục vụ cho những mưu đồ bất chính. Chúng ta sẽ không thể, dù vô tình hay không biết, làm chuyện dối trá như họ.

Vả lại, xử dụng một bức hình chụp ở một thời điểm khác cho một biến cố tuy có thể tương tự nhưng không đúng thời điểm như vậy là một xâm phạm không thể chấp nhận trong ngành truyền thông báo chí.

Tôn trọng sự thật là thái độ khiến chúng ta khác rất xa với người cộng sản.

Cách tìm nguồn của hình ảnh

Nhân viết về đề tài nguồn của hình, thiết tưởng cũng xin chia sẻ với độc giả vài Web site hữu ích về việc tìm nguồn hình.

Có nhiều Web site cho phép chúng ta tìm nguồn của một hình ảnh, còn gọi là reverse image search engines (tạm viết tắt là RISE). Hai trong số đó tương đối thông thường và có lẽ đơn giản cho việc xử dụng nhất là Google Images và TinEye. Bạn đọc nào muốn tìm hiểu về những cái RISE khác có thể vào link bên dưới.(***)

Google Images có tại trang nhà của Google Search. Vào trang này, 1) ở góc trên về phía tay mặt bạn thấy chữ Images:

blank

2) bấm vào đó, sẽ thấy trang Google có hình máy ảnh trong khung dưới chữ Google:

blank

3) bấm vào hình máy ảnh, sẽ thấy trang này:

blank

4) nếu là hình trên một trang Web mà mình muốn tìm nguồn, thì hoặc sao và dán link vào hộp Search, hoặc right-click con chuột vào hình đó rồi Save As hình, xong đưa con chuột ra desktop, right click rồi Paste trên desktop cho dễ tìm. 5) Sau đó, trở lại trang Google, bấm vào Upload an Image, rồi Choose file, chọn hình mình muốn tìm nguồn. Bạn sẽ nhận đuợc danh sách những Web page dùng hình đó. Đây là lúc mình phải vận dụng trí óc để chọn cái nguồn nào mà mình cho là hợp lý nhất.

Nổi tiếng nhờ có sẵn một kho dự trữ hình lớn nhất, Google Images được Google đưa vào trang tìm kiếm của họ vào năm 2011, hoàn toàn miễn phí, không giới hạn kích thước của hình cũng như dạng của hình, jpg hay những dạng hình ảnh khác đều được. Tuy nhiên, bạn không thể dùng Google Images trên những máy di động, như iPhone hay iPad.

Ngoài Google Images còn có TinEye.com, một sản phẩm của hãng Idee Inc. ở Toronto, Canada.  TinEye duy trì một kho gồm 13.9 tỉ hình ảnh, cho tìm nguồn hình miễn phí, miễn là không quá 150 lần tìm kiếm mỗi tuần. Hình phải ở dạng JPG, PNG và GIF, và có thể tải lên hộp Search hình có kích thước 20 MB là tối đa. Muốn tìm nguồn của hình nặng hơn và nhiều lần kiếm nguồn hơn hạn định thì phải mở chương mục và đăng ký, 200 Mỹ kim/năm. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư thường dùng TinEye để theo giõi xem sản phẩm của họ đã được Web site nào “vô tư” xử dụng mà không mua hoặc xin phép. TinEye có plug-in app cho các Web browser Chrome, Internet Edge và Firefox.

Bên dưới là hình chụp trang Search của TinEye. Bạn chỉ việc hoặc copy/paste link của trang Web có hình mà bạn muốn tìm nguồn của một bức hình (đúng ra là những nơi đã dùng hình đó), hoặc tải lên hộp Search bức hình liên hệ mà bạn copy từ computer của mình:

blank

Khi tìm nguồn cho bức hình “đốt sách,” tôi dùng Google Images trước, kết quả được tới gần chục trang kê danh sách các trang Web đã dùng hình này, nhưng không thấy nguồn chính. Chuyển qua tìm trên TinEye, chỉ được tám kết quả, nhưng một trong số đó có cái mà mình cần (hàng thứ hai):

blank

Tuy nhiên, vì Corbis Images (do Microsoft gầy dựng, sau bán lại cho Visual China Group ở Beijing vào đầu năm ngoái, và Getty Images, trụ sở đặt tại New York, ký giao kèo với VCG đề bán hình ảnh của Corbis khắp thế giới trừ tại Hoa lục), nên từ cái link TinEye cho, tôi phải vào gettyimages.com kiếm, với từ chính “book burning vietnam,” thì được trang bên dưới:

blank

Có lẽ vì bức hình “đốt sách” được đặt bên cạnh bức sinh viên học sinh Miền Nam bị cộng sản xua đi biểu tình chống “văn hoá đồi trụy” vào ngày 27 tháng Năm, 1975 nên đã bị hiểu lầm cũng được chụp cùng thời điểm, chăng? Tuy nhiên, khi double click vào hình đốt sách, ta được các chi tiết sau:

blank

 
Khung giữa bên cạnh hình là các chi tiết về bức hình. Trong khung bên tay mặt cho thấy giá của bức hình là 575 Mỹ kim cho khổ lớn 300 dpi, đủ để in báo hay sách. Vậy xin lưu ý chi tiết này với vị nào đang “vô tư” xử dụng hình này. Hiện đã có những RISE có thể tìm kiếm bằng nội dung hoặc mầu sắc của một bức hình, không nhất thiết bằng từ chính (keyword).

Tóm lại, giữa hai RISE tìm nguồn hình ảnh phổ thông nhất hiện nay, TinEye xem ra chuyên biệt về hình ảnh hơn, do đấy kết quả chọn lọc hơn, so với Google Images vốn tạp nham, như một cửa hàng tạp hoá, đòi hỏi thì giờ và cân nhắc hơn trong việc chọn cho đúng nguồn giữa hàng chục kết quả. [TD, 08/2017]


Chú thích:

(*) Trùng Dương, “Từ Đền Cấm Sách Parthenon ở Đức, Buenos Aires, tới chiến dịch cộng sản đốt sách Miền Nam 1975,” http://www.diendantheky.net/2017/07/trung-duong-tu-en-sach-cam-parthenon-o.html, và http://damau.org/archives/47071.

(**) - Nhật Tiến, “Hoàn Cảnh Sáng tác Của Anh Chị Em Văn Nghệ Sĩ Ở Quê Nhà - Thời điểm Sài Gòn Sau 30-4-1975  và Hải ngoại sau 1980”: https://nhavannhattien.wordpress.com/hoan-canh-sang-tac-cua-anh-chi-em-van-nghe-si-o-que-nha/

- Nhã Ca, Nhã Ca Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng, Tủ Sách Thương Yêu, xuất bản lần đầu tại hải ngoại, 1990. Sách dầy 592 trang, mô tả chi tiết và linh động cuộc ruồng bắt và bỏ tù đầy đọa các văn nghệ sĩ Miền Nam sau khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975.

(***) Reverse Image Search Engines, do Tiến sĩ Robert Frischholz sưu tập và bảo trì tại https://reverseimagesearch.net/

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
✱ Carnegie Moscow: Có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? ✱ Carnegie Moscow: Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ✱ DW Đức: Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin ✱ NY Post: Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga ✱ Yahoo News: Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"...
Chiến tranh ở Ukraine do Putin chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước u châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên...
The Week ngày 12/4/2022 đi một bài báo nhan đề, “Biden nên ngậm miệng lại” (Biden needs to keep his mouth shut) tác giả nói rằng trong bài phát biểu tại Des Moines ngày 12/4/2022 ông Biden nói rằng Nga phạm tội diệt chủng (genocide) tại Ukraine....
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.