Hôm nay,  

Tương lai Biển Đông nhìn qua Hội nghị Các Ngoại Trưởng ASEAN-50 và Diễn Đàn An ninh Khu vực Đông Nam Á (ARF) tại Manila ( tháng 8 năm 2017)

13/08/201723:35:00(Xem: 5695)
Tương lai Biển Đông nhìn qua
Hội nghị Các Ngoại Trưởng  ASEAN-50
và Diễn Đàn An ninh Khu vực Đông Nam Á  (ARF)
tại Manila ( tháng 8 năm 2017).

 Bác sĩ Mã Xái

   

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) chào mừng năm thứ 50 và năm nay Manila  là điểm hẹn của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ( viết tắt AMM-50), bắt đầu từ ngày 5-08-2017, tiếp theo là nhiều Hội nghị liên quan như ARF lần thứ 24,  EAS cấp bộ trưởng lần thứ 7,…(xem tài liệu # 6,7.). Chủ đề cho các phiên họp và các cuộc gặp gỡ bên lề tập trung việc mưu tìm ngăn chặn mầm móng chiến tranh tại vùng Đông Bắc Á với nồi lửa Bắc Triều Tiên, khiến các nước kể cả siêu cường Mỹ có vẻ lơ là với ASEAN khiến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng trấn an rằng khủng hoảng Bắc Hàn sẽ không phủ bóng hồ sơ Biển Đông; và hội nghị chắc cũng không quên cuộc chiến chống bọn khủng bố Hồi giáo IS tại Phi Luật Tân, trên đảo Mindanao.

 

Cả thế giới quả thật hồi hợp, lo âu vì Bình Nhưỡng, theo tin tình báo mới nhứt chiều ngày 8/8/2017 , Bắc Hàn đã chế tạo được loại bôm nguyên tử cở nhỏ có thể lấp vào ICBM mà đạn đạo có thể chạm lãnh thổ Hoa Kỳ, khiến Trump nổi giận đe doạ  sẽ trả đủa mạnh  nếu Bắc Hàn tiếp tục leo thang khiêu khích ( tin dẫn từ CNN 8/8/2017 : “ North Korea will be met with fire, fury and frankly power, the likes  of which the worth has never seen, if threats continue to escalate”). Việc Trump trông chờ Tập Cận Bình kềm chế Kim Jong-un còn đòi hỏi nhiều thời gian mặc cả mà Bắc Triều Tiên chỉ là con cờ trao đổi cho hai cường quốc Mỹ-Trung .

 

Bài nhận định hôm nay do đó sẽ tập trung vào hồ sơ Biển Đông . Thật ra, nghị trình cho Biển Đông đã rò rĩ trước , theo đó Trung Cộng ( TC) và các quốc gia ASEAN  sẽ ảnh hưởng hội nghị ASEAN chấp thuận một văn kiện khung cho Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC ( framework for a code of conduct in South China Sea) Code of conduct)đã được soạn trong tháng Năm vừa qua .  

Văn kiện khung được hội nghị chấp thuận như thông báo hôm 06/08 dùng để thúc đẩy Tuyên bố về quy tắc ứng xử  các bên ở Biển Đông gọi tắc là DOC ( declaration on the conduct of parties in the South China Sea) đã được đưa ra hồi năm 2002 do Hội nghị các bộ trưởng ASEAN và TC lần thứ 8 tại Nam Vang, Cam-bốt, nhưng bị TC trì hoản đến 15 năm sau, bổng nhiên Bắc Kinh quan tâm đến bộ COC. Nhiều chuyên gia cho rằng TC kéo dài thời gian đàm phán như vậy nhằm câu giờ để hoàn thành mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông; “khung” chỉ là văn kiện khái quát về cách  bộ quy tắc ứng xử ( COC) sẽ được  TC và ASEAN thiết lập sau này.

 

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trước ngày AMM-50 khai mạc đã lên tiếng  tiếp tục thúc đẩy một cơ chế ràng buộc pháp lý hầu ngăn ngừa xung đột  tranh chấp  lãnh thổ giữa các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể đưa đến đối đầu bạo lực; bà Susan Thorton, xử lý phụ tá ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương  nói thêm với báo chí ( ngày 02/08 ) “ Hoa Kỳ tất nhiên hoan nghinh thoả thuận văn kiện khung, nhưng chúng tôi cũng tiếp tục yêu cầu nên gấp chọn một quy tắc ứng xử hữu hiệu ”.

Tiếp theo tuyên bố của bà Susan Thorton , ba nước tham dự Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ARF)  Mỹ, Nhựt, Úc ngày 7/8  cùng ra một tuyên bố chung sau khi Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Ngoai trưởng Úc Julie Bishop và Ngoại trưởng Nhựt Taro Kono gặp nhau bên lề hội nghị kêu gọi TC và Phi luật Tân tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực La Haye năm rồi đã phủ nhận đường lưỡi bò và yêu sách quá đáng  của Bắc Kinh trên Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa 5 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunie;ba cường quốc cũng mạnh mẽ phản đối những hành động cưỡng ép đơn phương;theo Reuter phát đi từ Manila bản tuyên bố ba nước cũng thúc giục ASEAN và TC bảo đảm Bộ quy tắc ứng xử ( COC ) trên Biển Đông mà họ cam kết soạn ra sẽ phải mang tính ràng buộc pháp lý, có ý nghĩa, có hiệu lực và nhứt quán với luật quốc tế.( xem #5) Nhưng nếu COC không có tính cưỡng hành hay một cơ chế giải quyết tranh chấp thì mức độ hiệu lực của COC đáng nghi ngờ. Ba cường quốc Mỹ , Nhựt , Úc không phải là những bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng thường xuyên lên tiếng về quyền tự do hàng hải,trên không ở Biển Đông hay bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép và phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông; Úc cũng có nhiều lợi ích nơi đó, Tokyo có những quan tâm không kém, khi tình hình Biển Đông căng thẳng thì Biển Hoa Đông cũng chuyễn động vì lẻ TC và Nhựt có tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 

Cũng theo Reuters Tuyên bố ASEAN (xem#8) không kịp đưa ra vào cuối hội nghị cao cấp hôm thứ Bảy 5/8 vì các nhà ngoại giao cho biết là không có sự đồng thuận trong cách đề cập  tới các tranh chấp ở Biển Đông; một vài thành viên nói lên quan tâm về các  bồi đấp đảo và “ những hoạt động  trong khu vực làm xoi mòn lòng tin, sự tự tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy giảm hoà bình, an ninh và ổn định”. Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế và cả quân sự lôi kéo một số thành viên ASEAN để phục vụ lợi ích chiến lược cho mình, làm cho sự chia rẻ cộng đồng ASEAN thêm trầm trọng. Bắc Kinh đã nắm lợi thế khi chọn Manila làm nơi thảo luận văn kiện khung  COC ; năm nay Phi Luật Tân nắm chức vụ chủ tịch luân phiên ASEAN mà là nước chủ nhà cho Diễn Đàn ASEAN; Bắc Kinh  ngoài  Manila , còn có Pnom Penh,Vientiane để hổ trợ lập trường bá quyền bành trướng Đại Hán tại Biển Đông. Tất nhiên  Ngoại trưởng Vương Nghị phải bực  bội khi Ngoại trưởng VC Phạm Bình Minh tỏ ra cương quyết  trong hai ngày đàm phán, rằng nội dung COC phải có tính ràng buộc pháp lý và có cơ chế giải quyết các tranh chấp, nếu không nó sẽ trở nên vô nghĩa, nhiều bộ trưởng ASEAN lại cho biết tuyên bố chung bị đình trệ  vì Việt Nam  thúc đẩy dùng ngôn từ cứng rắn trái với quan điểm Bắc Kinh, nhưng lại phù hợp với lập trường của các cường quốc Hoa Kỳ , Nhựt bổn, Úc; một bộ trưởng ASEAN cho biết Vương Nghị không muốn ai nhắc tới DOC trong bản văn vì Trung Cộng đã vi phạm trầm trọng các điều khoản trong Tuyên bố Ứng Xử các Bên ở Biển Đông 2002 mà TC cố tình trì hoản. Tin tức truyền thông còn cho biết Vương Nghị đã huỷ bỏ buổi hợp song phương  với Phạm Bình Minh cốt để quở trách lãnh đạo Hà Nội không theo chỉ đạo của Bắc Kinh!  Xin nhắc lại vài vi phạm DOC  gần đây của Bắc Kinh : Tin từ “Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS ngày 9/08/2017 vừa qua, TC lại tiếp tục hoạt động cải tạo quần đảo Hoàng Sa, cụ thể là tại hai Đảo Cây và Đảo Bắc, nhưng tại diễn đàn ASEAN-50, trả lời báo chí (8/8/2017) về các quan tâm của vài  ngoại trưởng ASEAN về việc “bồi đấp đảo và hoạt động trong Biển Đông”, Vương Nghị nói: “ Trung Quốc đã hoàn tất công việc bồi đấp hai năm rồi.Nếu có nước nào đó còn xây đấp đảo chắc chắn là không phải Trung Quốc.” TC đã xây 7 đảo nhơn tạo ở vùng biển có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, trong đó mới đây ngày 29/06/2017 AMTI cập nhựt hình ảnh vệ tinh cho thấy TC sắp hoàn thành cơ sở hạ tầng quân sự mới trên các Đá Chữ Thập,Vành Khăn, Su-bi sẵn sàng trong tư thế phòng thủ hay tấn công. TC lại ngang ngược  cướp lấy quyền khai thác dầu khí của Việt Nam ngay trong thềm lục địa của mình, cưởng ép Hà Nội ra lịnh cho công ty Repsol ngưng hoạt động tại lô 136-03 thuộc Bãi Tư Chính, và liền sau đó Bắc Kinh đưa hai giàn khoan Hải Dương 708 và HYSY-760 vào khu vực này, còn đe doạ nếu Hà Nội không chấp hành  sẽ nhận lấy hậu quả quân sự trên một số đảo Trường Sa,  thuộc phần Việt Nam. Sau vụ Bãi Tư Chính nhiều suy luận về việc Tướng Ngô Xuân Lịch bộ trưởng quốc phòng VC sang Washington (7-08-2017) cầu viện, nhắc lại câu chuyện Hà Nội “đu dây” xích lại gần Mỹ của nhà cầm quyền VC sau sự kiện Bắc Kinh đưa  giàn khoan HD-981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn năm 2014 .

Việc bế tắc do tranh cải ngôn từ rồi cũng vượt qua : các vị ngoại trưởng ASEAN đưa ra  một thông cáo chung  hôm Chúa nhựt 8/8/2017 kêu gọi nên tránh mọi hoạt động quân sự hoá và sự tự chế trong các hoạt động tranh chấp; nêu lên các quan tâm về việc bồi đấp đảo; thông cáo  được diễn đạt một cách cẩn thận để tránh chọc giận Trung Quốc! Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu “ Đây là một kết quả quan trọng của nỗ lực chung của chúng tôi”; chắc ông ta muốn nói sự đồng thuận về nội dung của văn kiện khung COC đã được các ngoại trưởng ASEAN chấp thuận toàn bộ phù hợp với sách lược Biển Đông của Bắc Kinh.(xem#10)

 

Tạm Kết:

 

Diễn đàn ASEAN-50 và các  hội nghị liên quan như ARF đã thảo luận sâu rộng về hồ sơ Biển Đông qua  văn kiện khung cho COC, thực chất đa phần nói lên sự đấu tranh ngoai giao địa chánh trị khu vực , sự thống lĩnh Biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; Bắc Kinh đã thành công trong quyết định cho ra bản văn kiện khung cho COC về Biển Đông theo ý mình, có lợi cho họ ( xem#11) ; Vương Nghị muốn chứng tỏ quyền lực của Bắc Kinh trên Biển Đông, khống chế hiệp hội ASEAN và them vào đó Bắc Kinh còn cho VC một “bài học mới” qua vụ Bãi Tư Chính,TC cũng xem thường quan điểm của Hoa Kỳ, Nhựt, Úc tại hội nghị trong lúc  Trump đang bù đầu về vụ Bắc Hàn và các rối rắm  chánh trị nội tình. Nhà nghiên cứu Chương trình Đông Á tại Trung Tâm Stimson Washington, Bà Yun Sun  từng tuyên bố “ Trung quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều gì đi ngược lại quyền lợi của họ” ; TC khẳng định chủ quyền đường chín đoạn và “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải (Biển Đông”) đã thuộc Trung Quốc  từ thời thượng cổ” như tướng Phạm Tường Long Phó chủ tịch Quân uỷ Trung Ương TC nói với bộ trưởng quốc phòng VC Ngô Xuân Lịch. TC không tạo được lòng tin cho những gì họ đề ra trong văn kiện khung cho COC và cũng không ai tin rằng TC sẽ tuân thủ khi bản quy tắc ứng xử COC sẽ được chung quyết  sau này; Trung Cộng không thay đổi bản chất xâm lược bành trướng bá quyền ; trong mấy thập niên qua, họ đã lờ qua Tuyên bố ASEAN 1992, họ hô hào thi hành DOC-2002 rồi tiếp tục các động thái vi phạm trắng trợn DOC  qua việc xây dựng Trường thành cát ở Trường Sa, hay những chỉ dấu khác cho thấy Tập Cận Bình không tôn trọng lời giao kết với Washington là sẽ không quân sự hoá  Trường Sa nhưng ngày nay cả Hoàng Sa cũng đã trở thành những căn cứ phòng thủ kiên cố sẵn sàng cho mục đích tấn công. Trung Cộng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 ( UNCLOS ), nhưng lại tuyên bố phán quyết  của Toà Trọng tài Thường trực  PCA La Haye  về Biển Đông chỉ là tờ giấy lộn, nhưng trớ trêu thay món viện trợ kết xù của TC cho chủ vụ kiện là Phi Luật Tân, một thành viên ASEAN, đã lung lay lập trường Rodrigo Duterte, và Philippines đồng ý tạm gát lại vụ PCA một bên . Ngoại Trưởng Philippines Alan Peter Cayeytano, người chủ trì hội nghị, phát biểu trong lễ bế mạc Diễn Đàn Khu vực ASEAN ngày 8/8/2017 cho biết Trung Quốc muốn có một bộ quy tắc ứng xử hàng hãi với ASEAN nhưng không đề cập đến điều ràng buộc pháp lý, và ông Cayetano ca ngợi khung đàm phán này là một tiến bộ hướng tới việc ngăn ngừa và tránh được  rủi ro trong trong Biển Đông, nhưng ông đã lờ các vụ “tàu lạ” thường xuyên gây chết chóc, cướp bóc ngư dân Việt Nam, vụ “cắt cáp”, vụ Bắc Kinh ngang ngược đưa các giàn khoang vào vùng biển Việt Nam hoạt động. Một nhà báo  không sai khi nói cái dự thảo văn kiện khung COC  chỉ là sự” đồng thuận về sự bất đồng” giữa ASEAN và Trung Quốc, và Bắc Kinh chỉ thực hành COC khi họ hoàn tất mục tiêu chiến lược kiểm soát Biển Đông mà bước kế tiếp là sẽ bồi đấp và quân sự hoá Bãi cạn Scarborough.

Nhưng chỉ dấu lạc quan là  TC chưa dám thử thách chánh phủ Trump trong tham vọng thực hiện tam giác chiến lược Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough, và với bộ tham mưu hùng hậu tướng lãnh, kinh tế tài chánh của Trump quyết tâm tiếp tục xoay trục/ tái cân bằng về  Châu Á-Thái Bình Dương, mạnh dạng, hữu hiệu mà không nhúng nhường như Obama, đẩy mạnh răn đe  quân sự  với các FONOP thường xuyên, với sự hiện diện của hạp đội 7, hạm đội 3 khắp trên Biển Đông, song hành với các hoạt động tạo lại lòng tin nơi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á còn quan tâm về việc chánh quyền Trump chưa đưa ra chánh sách đối ngoại rõ ràng, khiến ASEAN không dám chống đối hay chỉ trích hành vi hung hăng của TC ở Biển Đông e sợ bị Bắc Kinh trả đủa (!); ngay sau khi nhặm chức, phó Tổng thống Pence , Bộ trưởng Quốc phòng  Mattis đã nhiều lần công du Á Châu và trấn an đồng minh hay tối tác; Ngoại trưởng Tillerson sau khi rời hội nghị  Manilla 8/8 đã đến gặp các vị lãnh đạo Malaysia, Thái Lan.

Biển Đông gắn liền với lợi ích  của Hoa Kỳ, Trump đã tiên liệu tình hình an ninh ở Đông Nam Á, hay Đông Bắc Á; Trump đưa một ngân sách quốc phòng lớn lao, đăc biệt cho hải quân, ông chủ trương hiện đại hoá quân đội và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống ( như cách Trump phản ứng trước thách thức của lãnh tụ Bắc Triều Tiên: “Giải pháp quân sự nay đã có đầy đủ tại chỗ, khoá và nạp, nếu Bắc Hàn hành động thiếu khôn ngoan”! ( Tweeter  ngày thứ Sáu 10 /08 ).

 

Sau hội nghị các ngoại trưởng ASEAN năm nay, tờ  báo South China Morning Post nhận xét Việt Nam nổi lên như một nước tuyên bố chủ quyền lớn tiếng nhứt cạnh tranh với Trung Quốc ở Biển Đông, đặt nghi vấn liệu Việt Cộng lại ngả về phía Mỹ, trùng hợp với việc  Tướng Ngô Xuân Lịch lần đầu tiên với tư cách bộ trưởng quốc phòng công du sang Washington (từ 7-10/08) dự kiến có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, với quốc hội và chánh phủ Hoa Kỳ mà báo lề phải cũng như lề trái có những bình luận khác nhau về mục đích của gặp gỡ này; một viên chức cao cấp như Tướng Lịch công du Hoa kỳ trong tình trạng quan hệ Việt Trung căng thẳng ,tất phải có chỉ thị của Bộ Chánh trị hay trực tiếp từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một thông cáo của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ngày 9-08 viết: “ Hai nhà lãnh đạo ( James Mattis, Ngô Xuân Lịch) nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Việt Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng luật pháp quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia”.  Thông cáo cũng nói đến việc thảo luận  về “ mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt càng ngày càng gia tăng, và những thách thức an ninh khu vực”. Thật vậy TC càng ngày tạo thêm áp lực, những chèn ép quá đáng đối với CSVN ở Biển Đông , việc  Ngô Xuân Lịch và phái đoàn chuyên ngành quốc phòng ( hải, lục,không quân, tình báo)sang Mỹ phải chăng để tìm đòn bẩy  chánh trị từ Mỹ ? Phải chăng kịch bản  “ xích lại gần với Mỹ”, lại là một phương thức” đu dây”, đúng lúc, nhằm kềm hảm sức ép của TC, hay lại là một tín hiệu cho một bước ngoặt quan trọng trong tam giác ban giao Mỹ-Việt-Trung? ngay trong thời đại Trump chủ trương đẩy mạnh chánh sách chuyển trục về Á Châu Thái Bình Dương chận đứng mưu đồ Bắc Kinh loại Hoa Kỳ ra khỏi Đông Nam Á , nơi Mỹ và VC đều có lợi ích chung. “Kịch bản 136-03” tại Bãi Tư Chính (2017) nhắc mọi người nhớ lại vụ TC phi pháp đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn (2014) trong vùng đặc quyến kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, một thách thức lớn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh khu vực; sau đó thì Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác chánh trị  “đu dây” hải ngoại theo chủ trương ngoai giao đa phương tìm sự hổ trợ của nhiều cường quốc, tất nhiên chỗ dựa mới vẫn là Mỹ; cũng nên nhắc lại là năm đó bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đến Mỹ (10/2014) đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí để hiện đại hoá quân đội Việt Nam và đẩy mạnh đàm phán hiệp ước TPP; sau sự kiện giàn khoan HD-981, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại câu nói môi miếng khó quên “ không đánh đổi điều thiên liêng - chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ- đổi lấy một thứ hoà bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc “.  

 

Biển Đông gắn liền với vận mạng dân tộc Việt. Bước ngoặt “đu dây” về phía Mỹ của CSVN hiện nay chỉ để cũng cố thể chế toàn trị , trong khi Nguyễn Phú Trọng tiếp tục triệt hạ mọi đối thủ trong đảng, nhằm nắm chặt chiếc ghế tổng bí thư cho đến hết nhiệm kỳ; Hoàng Sa Trường Sa thì đảng CSVN đã bán cho Tàu cộng, chừng nào đảng CSVN còn, thì tương lai Biển Đông còn mờ mịt. Con đường cứu Nước, cứu Biển là giải thể chế độ độc tài toàn trị, toàn dân không còn tin tưởng vào đảng cộng sản,  Nguyễn phú Trọng và đảng cộng sản phải ra đi; tập đoàn cộng sản Hà Nội nay vẫn đang đấu đá , tranh quyền , tranh lợi, thanh toán lẫn nhau trong một đất nước đang trên bờ phá sản,  còn chủ nhơn ông cùng ý thức hệ của Hà Nội tức Tập Cận Bình thì cũng tứ bề thọ địch , bận rộn   cho việc Đại hội CSTQ đảng thứ 19 vào cuối thu, lại bị phân tâm đối phó với Trump trong vấn đề an ninh Đông Bắc Á; có thể đây là một vận hội cho toàn dân cùng các lực lượng dân chủ đẩy mạnh lên công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước, niềm hi vọng cho cuộc đổi đời, cho một Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị, độc lập chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ.  

 

Bác sĩ Mã Xái

  8/8/2017

 

 

      Tài liệu tham khảo:

  1. “A Dramatic Year Fails to smooth the South China Sea “ July /31/2017, By Gregory  B.Poling and Geoffry Harman |CSIS
  2. “ASEAN turn 50 and there is much to celebrate” By Nina Hachigian; August 3/2017-CSIS/PacNet Number 55
  3. “ASEAN Foreign Ministers Urge North Korea to Comply With UN”

       VOA news August 05,2017 Reuters.4.  “US Assures ASEAN: North Korea will            not overshadow South China Talks” |VOA news August   2,2017 by Nike Ching

       5.  “Will a China-ASEAN South China Sea Code Really Matter”? By Prashanth    Parameswaran August 05, 2017 |THE DIPLOMAT

       6.  Thành viên Hiệp Hội các nước Đông Nam Á : Thái Lan, Indonesia, Việt          Nam,Philippines,Malaysia, Singapore, Myanmar, Cambodia, Lao PDR, Brunie ( 10 quốc gia)

7.  Các quốc gia tham dự ARF(nguồn:asianregionalforum.asean.org/about.html): gồm  10 quốc gia thành viên ASEAN + USA, China, People’s Repubic of Korea(North Korea), South Korea ( Repubic of Korea), Japan,Russia, Australia, India,Pakistan, Mongolia, Pakistan, Bangladesh,Sri Lanka, Canada, E.U., New Zealand, Timor-Leste, Papua New Guinea.

8.” Statement and Communique of the 50th AMM and Related Meeting” ( nguồn từ ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATION)

9. Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoai giao Đông Á (EAS ) kỳ 7 tại  Manila: gồm 18 thành viên tham dự (10 quốcc gia  ASEAN + Hoa Kỳ+Trung Quốc+ Nhựt bổn+ Nam Hàn+Ấn độ+ Úc+ New Zealand +Russia.

10. “ASEAN overcome communiqué impasse, urges non-militarisation in South China Sea” By REUTERS-WORLD NEWS 06-08-2017

11.”Is America Losing The Soft Power Contest in Southeast ASIA? “ by Mark J.Valencia August 12.2017 |THE DIPLOMAT.

12. “Update: CHINA CONTINUES RECLAMATION IN THE PARACELS” by ASIA MARITIME TRANSPARENCY INITITIVE Published August 9,2017/CSIS.

13.  “Trung Cộng đã dưa hai giàn khoan dầu vào khu TƯ CHÍNH” Giáo Sư Nguyễn Văn Canh ngày 31/7/2017| Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn toàn Lãnh thổ”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.