Hôm nay,  

Đồng Xanh Thuở Nào

01/08/201710:07:00(Xem: 4998)

(để nhớ bạn Lê Hựu Hà)

Vào thập niên năm mươi, nhóm Tứ Huynh Đệ, The Brothres Four thuộc đại học Washington State được thành lập và sau đó trở thành ban tứ ca nổi danh về loại dân nhạc folk thời đó. Bài ca lấy bối cảnh đồng xanh để nói lên niềm đau và niềm hy vọng khi người yêu bổng dưng bỏ ra đi để lại bao kỷ niệm ngày xưa của hai kẻ yêu dẫn nhau đi trên cánh đồng xanh man mác. Bài này đã được bạn đáng mến LH Hà viết lời và trình bày rất thành công với ban nhạc trẻ của anh thời thập niên sáu mươi.
Người nghe thấy hiện rõ trong trí mình một cánh đồng xanh tắm mình trong nắng tươi vàng. Thấy thung lũng có con sông uốn mình chảy quanh. Thấy bầu trời xanh và mây trắng trên cao. Có lần hai kẻ yêu nhau đã thơ thẩn qua cánh đồng... Nhưng rồi một hôm...cánh đồng không còn xanh nữa vì bị cháy khô vì nắng nóng. Nơi thung lũng xưa con sông hiền khô cạn. Ngọn gió nào lạnh buốt thổi vào tim anh. Không còn hình ảnh của những kẻ yêu nhau hiện hữu. Đâu là cánh đồng xanh mà hai đứa mình từng rảo bước lang thang bên nhau?
Ngày xưa đồng cỏ xanh
Nắng vàng chứa chan
Dòng sông hiền uốn quanh
Dẫn ta vào thung lũng xanh
Mây trắng trên trời xanh lững lơ khắp bốn phương
Rồi anh không biết tại sao em lại bỏ ra đi . Em ơi vì sao em đã bỏ ra đi
Mây mù che hết lối đi, làm sao anh tìm được em đây
Giờ đây chỉ còn lại cỏi đời hoang vắng
Nhưng anh sẽ tiếp tục chờ cho đến khi em quay về
Anh sẽ tiếp tục chờ cho đến khi em nhận ra rằng
em không thể nào có được hạnh phúc khi con tim em cứ mãi rong chơi
em không thể nào sung sướng đến khi em mang tim mình về chốn cũ
về với cánh đồng xanh ngắt và về lại với anh đang chờ
Bài ca này thu hút tôi từ hồi thập niên sáu mươi khi được ghe trên đài phát thanh Sàigòn và sau đó là qua lời Việt do bạn LH Hà diển ca đầy rung cảm cùng ban nhạc của anh. Ngay khi tiếng đàn dạo mở đầu ba hợp âm Am Dm E nổi lên tôi ‘biết’ ngay đây là một bản nhạc hay. Theo ý riêng của mình thì một bản nhạc hay phải có phần nhạc và lời tạo được rung cảm nơi người nghe và phần diển tả chân thành nói được hết tâm tình bài ca của ca sĩ. Phần hợp âm của bài Green Field giản dị nhưng không nhàn chán, phần lời thì rất gợi hình và ược dùng ngoại cảnh để nói lên tâm trạng của tác giả một cách đầy xúc động vì chân tình. Phần diển ca bè của Bộ Tứ Ca rất trầm ấm và thanh thoát nhẹ nhàng nói lên được lòng chung thủy chờ đợi khi người yêu mình bổng bỏ ra đi.


Ngay sau khi tiếng đàn ghi ta dạo đầu chấm dứt, bốn giọng nam trầm trổi lên với tiếng “Once...” (Thuở nào...) làm chấn động ngay dây thần kinh thính giác rồi truyền ngay lên khu rung động khu cảm thức âm nhạc nơi nảo bộ của người nghe khi lời ca nói lên nổi nhớ về cánh đồng xanh khi xưa như báo hiệu cho một câu chuyện tình buồn. Kể lại cho nghe từ ký ức của nới chốn và những ngày hai người yêu sát cánh bên nhau cho đến khi người yêu bổng bỏ đi biền biệt, hình bóng bị che kín bởi mây phủ mịt mù – How can I keep searching when dark clouds hide the day -. Khi giọng ca chính trổi cao lên để than khóc cho kẻ bị người yêu bị bỏ rơi lại sau: “ Anh chỉ biết là ở đây anh không còn gì nữa. Không còn gì trên cỏi đời hoang dã này cho anh nữa...” – I only know there’s nothing here for me... nothing in this wild world left for me to see... - làm người nghe nát cả tâm can.
Mỗi khi nhớ lại bài ca này trong trí của mình hiện ra ngay hình ảnh của cánh đồng xanh và tiếng kêu ai oán của người tình bị bỏ lại sau vang vọng trong tai. Trong tâm trang u sầu đó nổi lên niềm hy vọng là một ngày nào đó nàng lại trở về với cánh đồng xanh, với người yêu của mình đang mỏi mắt trông chờ trong niềm hy vọng không giảm suy. Đa số chúng ta ai cũng có một mối tình dang dở khu người yêu ra đi không biết bao giờ trở lại. Chúng ta không có cánh đồng nhưng chúng ta còn lại trong ký ức mái trường, khu phố, công viên nào đó nơi hẹn hò khi xưa. Giới trẻ thời đại này hẹn hò trên iPhone, trên Facebook, không có được những buổi hẹn hò kín đáo, lén lút đầy háo hức mong đợi cách đây hơn bốn mươi năm về trước. Làm sao các bạn trẻ của chúng ta ngày nay có được những giây phút tim như ngừng đập khi thấy bóng dáng của nàng thấp thoáng tới nơi hẹn từ xa. Hay trên khu đồi cây xanh mát của một buổi hẹn khi trời đổ mưa nàng xuất hiện từ trong đám cỏ cây, tóc ướt sủng và e ấp mĩm cười khi thấy chàng đang đứng đợi từ lâu... Rồi một ngày nào đó...nàng vào thăm chàng ở quân trường một lần duy nhất và không bao giờ còn thấy lại nàng nữa...
Thưở nào đó sao mình ghi nhớ mãi
Những mối tình e ấp quá nên thơ
Ngày xưa đó cánh đồng xanh hai đứa mình chung bước.
Hy vọng các bạn có dịp vào YouTube và bấm: Green Field, The Brothers Four, để sống lại với kỷ niệm tình thời hoa mộng.
tt t – after Olympia Lake Fair - July, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong vài năm gần đây, theo báo chí viện nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển các loại vũ khí để có thể làm “tê liệt” kẻ thù hơn là tiêu diệt, và rằng những tài liệu này “làm sáng tỏ chiều sâu nghiên cứu chiến tranh não bộ của Trung Quốc và đã được tiến hành trong vài năm gần đây. Cuộc chiến đã bắt đầu chuyển từ phá hủy sang làm tê liệt và kiểm soát não bộ đối thủ"... Đó là câu mở đầu bài chính luận nhận định và bình luận về những mưu toan của Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng bá quyền, của tác giả Đào Văn. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Bài viết đầu năm 2022 của bình luận gia chính trị Phạm Trần về tình hình đất nước Việt Nam với một viễn ảnh không mấy tươi đẹp. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài nhận định thời sự sâu sắc về hai vùng "nóng" hiện nay trên thế giới, Ukraine và Đài Loan, của Giáo sư Tiến sĩ Jeffrey D. Sachs, Đỗ Kim Thêm chuyển ngữ. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhận định của tác giả Phạm Trần về cái-gọi-là báo chí Cộng sản Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Trong không khí se lạnh của thời tiết giao mùa những ngày cuối năm, tôi thường bồi hồi rung động về một dấu mốc lịch sử. Đó là ngày 26 tháng 12, ngày húy kỵ vua Duy Tân, vị vua trẻ dũng cảm phi thường đã quyết tâm bảo vệ giá trị dân tộc, can đảm hậu thuẫn những phần tử yêu nước tranh đấu, trước sự đô hộ của ngoại xâm.
Tiếp tục loạt bài của tác giả Đào Văn về chính trị-lịch sử Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
“Nếu quyền con người được đảng và nhà nước bảo vệ thì tại sao lại có khoảng 270 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bất công xã hội lại đang phải ngồi tù vì đã can đảm chống lại chính sách cai trị hà khắc và độc tài của đảng CSVN?” Tác giả Phạm Trần tự hỏi như vậy, và ông cho chúng ta câu trả lời với bài chính luận sắc bén dưới đây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Tương lai nước Mỹ, qua bài nhận định thời cuộc của tác giả Phạm Trần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Hiện nay, sau vài tuần từ ngày phát hiện nó ở Nam Phi, chúng ta biết rằng Omicron có khả năng lây lan hơn các biến thể trước nhiều và có khả năng nhiễm bịnh cho những người từng bị bịnh Covid hay từng tiếp xúc với virus (previous exposure to corona virus) hay từng được chích ngừa.
Sách lược hai mặt đối đầu với hai đại cường Nga-Hoa của Mỹ ngày nay không khác sách lược thời Tam Quốc khi Quan Vân Trường vâng lời Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu. Đó là nhận định của tác giả Đào Văn Bình qua bài phân tích và bình luận thời cuộc thế giới dưới đây. Kính mới bạn đọc theo dõi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.