Hôm nay,  

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

7/27/201708:00:00(View: 7691)

blank
(ảnh Báo ND)

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN ÁN DÀNH CHO BÀ TRẦN THỊ NGA

CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

  

Vào ngày 25-7-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử vội vã trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 9 năm tù giam 5 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga.

  

CHÚNG TÔI NHẬN ĐỊNH như sau:

1)    Phiên tòa tuy mang danh nghĩa công khai nhưng lại cấm đoán cả những người thân của bà Trần Thị Nga được vào tham dự; bên ngoài trụ sở tòa án nhiều người dân đến ủng hộ bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng an ninh ngăn cản, trấn áp và đánh đập;

2)    Bản án đã được cơ quan an ninh quyết định từ trước ngày xét xử và không phải là kết quả của một tiến trình tố tụng hợp lệ và hợp pháp theo luật định; hội đồng xét xử chỉ đóng vai con rối trong vở kịch đã được dàn dựng trước một cách khôi hài và lố bịch;

3)    Các chứng cứ dùng để buộc tội bà Trần Thị Nga rất mơ hồ và được xác lập chủ yếu dựa vào sự suy diễn và quy chụp chủ quan của cơ quan an ninh, và có thể dùng để buộc tội bất kỳ công dân nào, không riêng bà Trần Thị Nga; và

4)    Bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga là sự nhạo báng công lý, khiến cho toàn dân phẫn nộ và xem thường hệ thống tư pháp vận hành theo sự lãnh đạo thô bạo của đảng cầm quyền.

  

VÌ NHỮNG LẼ NÊU TRÊN, CHÚNG TÔI, CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỒNG LÒNG, TUYÊN BỐ như sau:

  

Thứ nhất, bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bà Trần Thị Nga.

Thứ hai, bà Trần Thị Nga được hưởng quyền tự do ngôn luận và quyền bình đẳng trước pháp luật. Việc phát biểu ôn hòa về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam, dù trái với quan điểm và chính sách của nhà cầm quyền, dứt khoát không thể bị xem là hành vi phạm tội theo luật pháp hiện hành.

Thứ ba, lên tiếng về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam là trách nhiệm của toàn dân, phù hợp Hiến pháp và pháp luật; chỉ những ai ngăn cản công dân thực hiện quyền và trách nhiệm đó mới là kẻ phạm pháp và cần phải bị trừng trị theo pháp luật.

Thứ tư, bản án 9 năm tù giam 5 năm quản chế dành cho bà Trần Thị Nga được tuyên hoàn toàn trái pháp luật và, do đó, vô giá trị.

Thứ năm, nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga.

  

                                  Lập tại Việt Nam, ngày 27 tháng 7 năm 2017

Các Tổ chức Xã hội Dân sự:      

1/ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi

2/ Hội Người Dân đòi Quyền Sống: Hồ Thị Bích Khương

3/ Người Bảo vệ Nhân quyền: Vũ Quốc Ngữ

4/ Qũy Tù Nhân Lương Tâm: Phùng Mai

5/ Mạng lưới Nhân quyền VN: Nguyễn Bá Tùng

6/ Tăng Đoàn Giáo Hội PGVNTN: HT. Thích Không Tánh

7/ Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng: MS. Nguyễn Mạnh Hùng

8/ Thanh Niên Canada Tranh Đấu Cho Nhân Quyền Viet Nam: Nguyễn Khuê Tú

9/ Phòng công lý & Hòa bình DCCT Sài Gòn: Lm. Lê Ngọc Thanh. 

10/ Hội Anh em Dân chủ: Nguyễn Trung Tôn

11/ Hội Phụ nữ Nhân quyền: Huỳnh Thục Vy

12/ Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập: Vũ Quốc Ngữ

13/ Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media: nhà báo Trần Quang Thành

14/ Hội Bầu bí Tương thân: Nguyễn Lê Hùng

15/ Mạng Lưới Blogger Việt Nam: Phạm Thanh Nghiên

16/ Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN-HK: MS Nguyễn Hoàng Hoa

17/ Ban Vận động Văn đoàn Độc lập: Nhà văn Nguyên Ngọc

18/ Hội Sinh Viên Nhân Quyền Việt Nam: Bs. Nguyễn Đan Quế

19/ Bạch Đằng Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải.

20/ Tập hợp Quốc dân Việt: Hiệp nhất nối kết, Lm. Nguyễn Văn Lý

21/ Hội Nhà báo Độc lập: Ts. Phạm Chí Dũng

  

Cá nhân:

1/ Ls. Lê Quốc Quân, Hà Nội

2/ Hoàng Dũng, PGSTS, TPHCM

3/ Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Pháp.

4/ Nguyễn Cường, Tiệp Khắc

5/ Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà nội 

6/ Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội

7/ Phạm Thị Lân, Thanh Trì, Hà Nội  

8/ Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội

9/ Đặng Hữu Nam, Linh mục giáo phận Vinh

10/ Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt

11/ Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

12/ Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn

13/ Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tạm trú Hoa Kỳ

14/ Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.