Hôm nay,  

Chiến Tranh và Mậu Dịch

26/07/201700:00:00(Xem: 9920)

...Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề về an ninh cho Hoa Kỳ...

Dư luận quốc tế theo dõi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì e sợ mâu thuẫn ngoại thương có thể dẫn tới trận chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới với hậu quả sẽ lan rộng tới các thị trường khác. Hôm Thứ Tư 19 vừa qua tại thủ đô Hoa Kỳ, hội nghị kinh tế cấp cao giữa hai nước lâm vào bế tắc nên người ta càng lo ngại kịch bản đó. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ nhìn sâu xa hơn để tìm hiểu vì sao….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong tiết mục Diễn đàn Kinh tế tuần này. Thưa quý thính giả, vào đầu Tháng Tư tại thượng đỉnh ở Mar-a-Lago giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đôi bên đưa ra kỳ hạn 100 ngày để giải tỏa mâu thuẫn về mậu dịch giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương. Kỳ hạn này đã hết vào giữa tháng này mà không đạt kết quả đáng kể ngoài việc Trung Quốc cho nhập khẩu thịt bò của Mỹ và bán gà của Tầu vào Hoa Kỳ. Sau đó, người ta theo dõi kỳ họp kinh tế đầu tiên trong khuôn khổ gọi là Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Tuần qua, từ Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Uông Dương đã qua họp với hai Tổng trưởng Ngân khố và Thương mại của Hoa Kỳ mà không có tới một thông cáo chung nà hế. Giới quan sát cho rằng mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa hai quốc gia đang thành trầm trọng hơn và thậm chí có thể dẫn tới xung đột mậu dịch với hậu quả bất lợi cho các thị trường khác trên thế giới. Thưa ông Nghĩa, ông nhận định ra sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Là Ủy viên Bộ Chính Trị, ông Uông Dương nổi tiếng là có tinh thần cởi mở từ khi còn làm Bí thư Trùng Khánh rồi Bí thư Quảng Đông, vậy mà ông thất bại trong kỳ họp vừa qua, tới độ tránh tiếp xúc với truyền thông báo chí và đôi bên cũng chẳng có một tuyên bố chung như cô vừa trình bày. Ngược lại, Tổng trưởng Ngân Khố là Steve Mnuchin và Tổng trưởng Thương Mại là Wilbur Ross đều có những phát biểu khá gay gắt trước khi hủy bỏ cuộc họp báo. Quả nhiên là quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tới hồi căng thẳng.

Nguyên Lam: Ông giải thích thế nào về tình trạng đó khi nhiều người cho là Nội các và Ban tham mưu của Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều doanh gia như chính ông Donald Trump nên sẽ dễ thỏa hiệp với Trung Quốc trong tinh thần của các con buôn?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là truyền thông báo chí nhận định sai. Về mối quan hệ với Trung Cộng, lý luận sai là Donald Trump chỉ là con buôn nên sẽ vì quyền lợi kinh tế mà thỏa hiệp với Bắc Kinh. Sự thật là Chính quyền Trump không nhượng bộ Bắc Kinh về kinh tế nên phiên họp tuần qua mới tan vỡ, sau khi phía Hoa Kỳ đưa ra nhiều đòi hỏi cụ thể, như về ngành thép mà chúng ta nên thấy rằng chỉ là tiểu tiết của một màn nói thách. Thứ hai, ít ai chú ý là từ Tháng Tư cho đến gần đây ông Trump nhiều lần giàng vấn đề an ninh vào quan hệ mậu dịch với các nước. Nghịch lý ở đây là Hoa Kỳ có động thái toàn diện y hệt lãnh đạo Bắc Kinh, tức là coi kinh tế chỉ là một phần của quan hệ chiến lược bao gồm cả an ninh.

- Thứ ba, người ta cũng nhận định sai khi tưởng Chính quyền Trump đang lui về chủ trương tự cô lập để bảo vệ quyền lợi của Mỹ mà không còn lý gì đến các mâu thuẫn quốc tế. Thật ra, Hoa Kỳ đang can thiệp vào nhiều nơi, từ Trung Đông, Trung Á, đến Đông Âu. Riêng tại Châu Á, thì Hoa Kỳ đòi bảo vệ quyền tự do hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á và kín đáo yểm trợ Philippines, Malaysia và Indonesia trong việc giải trừ khủng bố nên làm Bắc Kinh khó chịu. Sau cùng, người ta sở dĩ lầm vì cứ tưởng kế hoạch võ khí hạch tâm của Bắc Hàn khiến Chính quyền Trump cần tới sự can thiệp hay can gián của Trung Quốc mà bỏ qua mâu thuẫn kinh tế và an ninh với Bắc Kinh tại khu vực Đông Nam Á. Có lẽ chúng ta nên nhìn lại toàn bộ vấn đề.

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta nên nhìn lại như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về tình hình căng thẳng do sự khiêu khích của Bắc Hàn và thái độ Bắc Kinh. Người ta không thấy Bắc Kinh can gián Bắc Hàn mà còn cùng Liên bang Nga kín đáo giải vây kinh tế cho chế độ hung đồ tại Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ khác. Họ e ngại sự sụp đổ của chế độ Bắc Hàn nên đang lặng lẽ tăng cường hiện diện về quân sự tại vùng biên giới giữa hai nước, nhưng lại cũng muốn giăng bẫy Hoa Kỳ. Nếu Mỹ không phản ứng mạnh với Bắc Hàn vì sợ nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á thì sẽ mang tiếng khiếp nhược trước sự cứng rắn của Bắc Kinh. Nếu Hoa Kỳ có thái độ dữ dội với Bình Nhưỡng thì lại gây rủi ro chiến tranh và lãnh tội hung hăng trong khi Bắc Kinh tỏ ra là đang cố mưu tìm giải pháp ngoại giao trong khu vực. Khi lâm vào cảnh ngộ khó xử như vậy thì Chính quyền Hoa Kỳ không thể nhượng bộ Bắc Kinh về kinh tế mà còn dùng đòn bẩy mậu dịch để gây sức ép. Thành thử kinh tế cũng là một phần của bài toán an ninh mà thôi. Nhìn như vậy thì các nước Đông Nam Á cũng rơi vào thế kẹt nếu cứ muốn làm ăn với Bắc Kinh mà lại cần đến sự yểm trợ quân sự và sức bảo vệ của Hoa Kỳ.

Nguyên Lam: Trở lại hồ sơ kinh tế đơn thuần thì thưa ông, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gồm có những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau mới chỉ thật sự theo quy luật tự do với tối thiểu hạn chế từ mấy chục năm thôi, chứ nó không hoàn toàn lý tưởng như người ta thường nghĩ. Thứ hai, trong mấy chục năm đó, cụ thể là từ sau Thế Chiến II và trong 40 năm chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã dùng quyền lợi kinh tế để có thêm đồng minh, nên yểm trợ các nước với cái giá phải trả là bị nhập siêu ngày một nặng hơn. Trong khi đó thì nước nào cũng có biện pháp bảo hộ mậu dịch chứ không hoàn toàn giải phóng ngoại thương như họ vẫn nói, kể cả trường hợp Nhật Bản hay Đức và lộ liễu nhất chính là trường hợp của Trung Quốc với các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn được đảng chặt chẽ bảo vệ. Không phải là ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường như Bắc Kinh yêu cầu. Thế rồi sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991 thì nhu cầu tìm kiếm đồng minh hết là ưu tiên của Hoa Kỳ nên nhiều nước kiếm lời nhờ làm ăn với Mỹ đã gặp khó khăn, điển hình là Nhật.

- Trong khi đó, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa như giải pháp lý tưởng thật ra cũng có mặt trái bên trong từng nước, là nếu nhiều thành phần có lợi thì nhiều thành phần khác lại vất vả vì bị cạnh tranh kịch liệt hơn, hoặc bị đào thải, công nhân mất việc, lợi tức sa sút. Tình trạng ấy xảy ra cho nước Mỹ từ lâu và kết tụ thành một vấn đề lớn khiến ông Donald Trump đắc cử Tổng thống vào năm ngoái. Ông thắng cử nhờ huy động thành phần bị thiệt hại vì tự do mậu dịch và đưa ra lập luận có vẻ bảo hộ mậu dịch nhưng sự thật lại chẳng đơn giản như vậy.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu sự thật lại không đơn giản như vậy thì đấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên bề mặt, Chính quyền Donald Trump đòi thương thuyết lại những điều khoán bất lợi trong các hiệp ước thương mại đã ký kết, như Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ là NAFTA, hay Hiệp ước Song phương với Hàn Quốc. Trong thực tế thì vì quan hệ gắn bó đã phát triển từ lâu, một số tiểu bang hay thành phần có lợi nhờ các hiệp ước có khi lại bị thiệt khi Hoa Kỳ đòi xét lại, như tiểu bang Texas trong hồ sơ NAFTA với xứ Mexico, hay các tiểu bang Kentucky, Wisconsin và Florida trong luồng giao dịch với Âu Châu.

- Vì các tiểu bang trên đều ủng hộ ông Trump nên khối dân biểu nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa cũng có thể gây trở ngại cho việc Hành pháp tái thương thuyết các hiệp ước. Một trường hợp cụ thể khác là Hoa Kỳ đả kích chiến lược sản xuất thừa rồi xuất khẩu thép của Trung Quốc làm ngành thép Mỹ bị thiệt hại mà vì thép là một sản phẩm chiến lược cho an ninh nên lý do an ninh thật ra có động lực chính trị là bảo vệ công nhân hay doanh nghiệp thép của Mỹ.

- Tuy nhiên, ngoài bản thân ông Trump thì Nội các và Ban tham mưu về kinh tế và thương mại của Chính quyền Trump lại dày kinh nghiệm trên doanh trường và biết rõ hai mặt lợi hại của tự do thương mại nên sẽ chẳng đơn giản đòi hỏi giải pháp bảo hộ mậu như nhiều người lo ngại. Ngoài ra, chúng ta đừng quên rằng luật lệ Hoa Kỳ còn cho Hành pháp nhiều quyền hạn về thương mại nếu an ninh quốc gia bị đe dọa, kể cả quyền áp đặt hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc dựng hàng rào quan thuế, nên Chính quyền Trump còn có thể kéo dài việc đàm phán với nhiều đòn phép mà chưa chắc Quốc hội đã có thể ngăn được.

Nguyên Lam: Ông vừa phân tích một khía cạnh rắc rối trong hệ thống luật lệ Hoa Kỳ, như các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa thấy tiểu bang của mình bị thiệt hại vì Hành pháp Cộng Hòa đòi xét lại các hiệp ước thương mại, nhưng chưa chắc là họ đã có thể ngăn được. Một cách cụ thể thì thưa ông chuyện đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại phải nhắc lại rằng chính Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng cho các nước thành viên được viện dẫn lý do an ninh quốc gia để đòi hỏi ngoại lệ trong hiệp ước tự do thương mại. Hoa Kỳ lại còn có đạo luật thương mại từ năm 1962 cho Hành pháp sử dụng quyền trả đũa. Vì vậy, Chính quyền Trump sẽ tận dụng những quyền hạn ấy không chỉ với Trung Quốc mà với mọi đối tác kinh tế khác. Nếu Quốc hội Mỹ muốn ngăn cản động thái ấy thì phải ban hành luật mới với đa số đủ cao để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống. Với tâm lý quần chúng hiện nay tại Hoa Kỳ, chưa chắc là Quốc hội Mỹ đã thành công trong nỗ lực cản trở vì ta đừng quên rằng ngay từ năm ngoái đa số Dân Chủ lẫn nhiều giới chức dân cử bên Cộng Hòa đều chống Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP, trước khi ông Trump đắc cử Tổng thống rồi rút khỏi Hiệp ước này. Vì vậy, đòn phép chống thép Tầu của Chính quyền Trump để bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ thu hẹp vào Trung Quốc mà thôi.

Nguyên Lam: Như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra vì sao Hoa Kỳ nhất quyết không nhượng bộ Trung Quốc khiến hội nghị vừa qua giữa hai nước đã gặp bế tắc. Thưa ông, kết luận sau cùng ở đây là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là Hoa Kỳ không lui về chủ trương tự cô lập mà còn ưu tiên quan tâm đến an ninh và lồng chuyện an ninh vào kinh tế. Vì Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề về an ninh cho Hoa Kỳ, từ Đông Bắc Á xuống tới Đông Nam Á, nên sẽ được tận tình chiếu cố và mâu thuẫn mậu dịch sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Mà vì kinh tế cũng là an ninh, các nước khác nên tự chuẩn bị cho nhiều đòn phép sắp tới về mậu dịch của Hoa Kỳ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.