Hôm nay,  

Dân Tộc và Dân Chủ

08/07/201700:00:00(Xem: 4691)
Andrew Đỗ, Giám sát viên Quận Cam, California

Từ cụ Trần Trọng Kim tới Mẹ Nấm...

Tuần qua, dư luận người Việt khắp nơi phẫn nộ về việc nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ra lệnh tịch thu và cấm lưu hành cuốn hồi ký chính trị MỘT CƠN GIÓ BỤI của học giả Trần Trọng Kim.

Về cuốn hồi ký của cụ Trần Trọng Kim, chúng tôi đã hân hạnh được đọc và học hỏi rất nhiều khi được mời lên diễn đàn của nhật báo Việt Báo phát biểu trong lễ tái bản cuốn sách vào tháng 5 năm 2015 do nhà Xuất bản Sống tổ chức. Và chúng tôi phát biểu với tư cách một người thuộc thế hệ trẻ đã trưởng thành tại Hoa Kỳ.

Qua cuốn hồi ký của một sử gia đầy uy tín, thế hệ về sau biết thêm rằng Việt Nam bị thực dân Pháp hoàn toàn cai trị từ năm 1883 với quy chế chia xứ sở làm ba “Kỳ” cùng ba thành phố bị Pháp trực trị là Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Vào năm 1945, khi học giả Trần Trọng Kim miễn cưỡng nhận sự ủy thác của Hoàng đế Bảo Đại để làm Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau 62 năm cai trị của thực dân Pháp, nhân vật đầy tiết tháo ấy đòi Nhật Bản trả lại độc lập cho cả lãnh thổ và cố gắng tổ chức lại việc cải cách trên cả nước sau khi bị chiến tranh tàn phá. Yếu tố thúc đẩy những nỗ lực đó của cụ Trần Trọng Kim là tinh thần dân tộc và lòng khát khao độc lập của người dân Việt: dân ta hãnh diện là công dân của nước Việt Nam độc lập.

Nhưng người cộng sản lại cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm đó rồi đưa quốc gia Việt Nam vào quỹ đạo cộng sản quốc tế và gây ra cảnh chinh chiến tương tàn trong mấy chục năm.

Sau khi họ chiến thắng năm 1975 thì Việt Nam mất tự do, nền dân chủ không thể xuất hiện và nhiều người chấp nhận mọi rủi ro để tỵ nạn ở xứ khác. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thành hình từ đó, trở thành một phần của sức mạnh Hoa Kỳ. Nhưng là công dân Mỹ, người Việt mình vẫn không thể quên Việt Nam, nay chưa có dân chủ mà cũng không có độc lập do sức ép của Trung Quốc. Đọc lại hồi ký của cụ Trần Trọng Kim, mọi người đều thấy cái tội ác từ nguyên thủy: cộng sản.

Ngẫm lại thì người cộng sản gây cảnh sương máu tương tàn vì hứa hẹn ba điều là độc lập dân tộc, là công bằng xã hội và phát triển đất nước bằng chủ nghĩa cộng sản. Cuối cùng thì cả ba điều hứa hẹn ấy đều là viển vông, một sự lừa bịp.

Làm sao có độc lập khi chủ quyền quốc gia bị mua chuộc từ bên trong ra tới đe doạ ở biển khơi bên ngoài khiến lãnh đạo Hà Nội lại trông cậy vào Hoa Kỳ trong khi vẫn chà đạp dân chủ và nhân quyền. Việc một blogger như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án tù 10 năm vào hôm 29 vừa qua vì tội chống đối chế độ là một điều mỉa mai khi cô gái anh hùng này thật sự chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.

Công bằng xã hội là một hứa hẹn viển vông khác vì đất nước vẫn làm than, đa số người dân còn đói khổ trong khi thiểu số có tiền nhờ có quyền lại là các đại gia giàu có nhất. Còn lại, chủ nghĩa cộng sản thì đã phá sản ở mọi nơi và chế độ Hà Nội phải từ bỏ lề lối tập trung quản lý bằng kế hoạch và áp dụng một số quy luật thị trường để ra khỏi khủng hoảng. Họ gọi đó là “đổi mới” nhưng việc “mới” này chỉ là những gì mà các nước khác đã áp dụng từ lâu rồi.


Nhưng ngày nay chế độ CS muốn thủ tiêu cuốn hồi ký của cụ Trần Trọng Kim cũng chẳng được vì nhân loại đã bước qua thế kỷ 21, việc đốt sách mà họ học từ Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng chẳng những là vô ích mà chỉ phơi bày bản chất của chế độ. Người Việt chúng ta ở nơi đây phải quảng bá tài liệu lịch sử này và nhiều tác phẩm khác để thư viện nào của Hoa Kỳ cũng có những di sản quý báu đó cho các thế hệ sau tham khảo.

Bản thân chúng tôi coi đây là một nhiệm vụ tinh thần mà mình sẽ thực hiện trong cương vị Giám sát viên tại Quận Cam.

Nhìn lên phương Bắc hay nhìn qua Thái Bình Dương, chúng ta thấy một chuyện tương tự tại Hong Kong. Trải qua 155 năm dưới sự cai trị của Đế quốc Anh, người dân Hong Kong không có dân chủ vì lãnh đạo họ là người Anh, không do họ bầu lên. Nhưng họ lại có tự do trong một xã hội cởi mở, nơi mà mọi tôn giáo hay cách sinh hoạt đều sống chung với nhau.

Khi thương thuyết với Chính quyền Anh việc thu hồi lại Hong Kong, lãnh đạo Trung Cộng cam kết duy trì nếp sinh hoạt tự do ấy của Hong Kong vì đấy là sức mạnh kinh tế cho khu vực này. Nhưng 20 năm sau, sức mạnh kinh tế ấy không còn nữa do chánh sách của Bắc Kinh, làm người dân Hong Kong thấy cuộc sống khó thở hơn trước vì nhà đất lên giá và bất công xã hội lan rộng. Nghiêm trọng hơn vậy, không khí tự do cũng chẳng còn, nên từ nhiều năm nay giới trẻ tại Hong Kong đã xuống đường biểu tình mỗi khi đến ngày kỷ niệm việc “hồi quy cố quốc”, mùng 1 tháng 7.

Kết quả đó cho thấy đây là một sự thất bại lớn của Bắc Kinh: dân Hong Kong không muốn và chẳng hãnh diện gì là công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Họ chỉ muốn là “công dân Hong Kong”! Chúng ta cũng thấy chuyện đó ở Đài Loan khi đa số muốn là công dân Đài Loan hơn là công dân Trung Quốc.

Khi nhìn qua Việt Nam và Hong Kong thời nay, chúng ta không thấy ý chí đó, chỉ vì chế độ cai trị.

Người Việt Nam có truyền thống yêu nước từ mấy ngàn năm. Truyền thống ấy giúp dân ta giành lại độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc và sau nhiều đợt ngoại xâm của Trung Quốc. Cũng truyền thống ấy khiến dân ta kiên trì chống Pháp trong một phần tư thế kỷ xâm lược rồi hơn 80 năm cai trị của thực dân. Nhưng tinh thần quốc gia của dân ta lại bị cộng sản cưỡng đoạt vì chủ trương quốc tế. Thấy ra điều ấy là cụ Trần Trọng Kim và nhiều lãnh tụ quốc gia khác.

Ngày nay, truyền thống yêu nước còn bị chế độ cộng sản đàn áp: biểu tình chống Trung Quốc bành trướng hay hủy họai môi sinh và lãnh thổ thì bị hành hạ còn ác liệt hơn là kêu gọi dân chủ.

Khi ngẫm lại về các biến cố ấy, chúng tôi thấy ra mối quan hệ then chốt giữa chủ nghĩa dân tộc và tinh thần dân chủ. Nếu có dân chủ, người dân thật sự làm chủ cuộc sống sẽ tự nhiên bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát huy chủ nghĩa dân tộc. Không có dân chủ thì người dân phải cúi đầu trước hai tầng bạo lực, là chế độ độc tài nội địa và chủ nghĩa bành trướng của ngoại bang.

Người Việt tại Hoa Kỳ không thể quên được bài toán đó của người Việt ở trong nước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.