Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Hữu Kha: Bồ tát Thiều Chửu

07/07/201700:01:00(Xem: 4913)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần).
________________

 
NGUYỄN HỮU KHA: BỒ TÁT THIỀU CHỬU
 (1902 - 1954)
 
Nguyễn Hữu Kha là một nhà giáo dục, một tu sĩ, một vị bồ tát, một chí sĩ yêu nước. Đạo hiệu Thiều Chửu (Chổi Quét Bụi). Quê quận Đống Đa, Hà Nội. Cha là Cử nhân Nguyễn Hữu Cầu là nhà đấu tranh chống Pháp, một trong những người đã sáng lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1906-1908).
Cha ông, Pháp đày Côn Đảo, gia đình sống cơ cực. Lúc nhỏ, ông được bà nội dạy chữ Nho và giáo lý đạo Phật, nhờ đó, ông thông Tứ thư, Ngũ kinh. Sau đấy, ông theo học Quốc ngữ và mài miệt tự học thông hiểu cả chữ: Anh, Pháp và Nhật.
 
Ông ăn mỗi ngày một bữa, mặc áo nâu sồng, từ truyền thống gia đình yêu nước, ông không hợp tác với Pháp hay cư trú vùng Pháp chiếm đóng. Năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc, trở thành vị lương y chữa bệnh không lấy tiền.
 
Năm 1935, ông thành lập báo Đuốc Tuệ, ông là cây viết vững vàng và liên tục. Ông tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ để mở mang dân trí.
Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyển) thành lập hội Tế sinh, giúp đỡ trẻ mồ côi và người nghèo.
Năm 1937, ông cùng bà Cả Mọc và ông Hoàng Đạo Thúy (em bà Cả Mọc) đi quyên tiền, để giúp dân bị lụt ở Bắc Ninh và Bắc Giang.
Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang mở rộng, ông dạy chữ Nho và giảng giáo lý đạo Phật.
 
Năm 1945, Hồ Chí Minh mời ông làm bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội (có tài liệu nói: Bộ Giáo dục) cho chính phủ lâm thời, ông từ chối.
Hội Tế Sinh của ông tạm trú ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; nơi đây xảy ra vụ cải cách ruộng đất, đã tố cáo ông và nhiều nông dân bị hàm oan. Ông u uất, ngày 15-7-1954 trầm mình ở sông Cầu!
Ông để lại hàng trăm tác phẩm rất giá trị, nổi tiếng: Hán Việt từ điển, dịch Khóa hư lục của Trần Thái Tông...
 
*- Thiết nghĩ: Bồ tát Nguyễn Hữu Kha là bậc tuệ giác đã để lại công đức to lớn. Bồ tát mong mỏi Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi trong nhân gian, lộ trình của Bồ tát về tu tập cho tăng sĩ và tín đồ, đã thiết tha đề xuất: 
 
- Tăng luật: Đức Phật Tổ đã căn dặn “Giới luật ta đã định bất tất phải giữ tất cả. Điều luật nhẹ, nhỏ, tuỳ theo sự tình cũng có thể gia giảm được cả”. Vì thế, ông đề nghị: Những giới luật nhỏ, có thể chế định thích hợp với giới luật Phật giáo Việt Nam để cải sửa phù hợp với phong tục.
- Tăng già: Tăng già có 3 hình thức thường sinh hoạt: Một là tụng kinh, hai khất thực, ba là làm ruộng vườn. Ngày nay, xã hội ta đã thay đổi, nên sinh hoạt của Tăng già cũng cần thích nghi: Y dược, giáo dục và công nghệ; đảm trách các việc này, sẽ không trở ngại đến việc tu tập trong đạo Phật.
- Hoằng pháp: Tăng sĩ ngày nay không nên tu ẩn dật, nên thực hành cứu độ nhân gian theo tuệ ý của Phật Tổ, như: Mở trường học, mở nhà thương, mở nhà dưỡng lão...
- Tu tập: Định học là gạn trong dần, gọt bỏ suy tư tán loạn. Thiền học là môn học siêu việt từ Bát Nhã. Tu tập Thiền và Định nên phân biệt trước sau, chứ không nên tách biệt.
- Dịch kinh: Ông nói “Vì sao chúng ta không có tinh thần tự lập, chỉ dùng kinh chữ Hán?. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán được thì dịch ra chữ ta được?. Chữ quốc ngữ của ta rất dễ phổ biến, dịch âm lại đúng hơn chữ Hán”. Ông đã dịch 14 bộ kinh của đạo Phật: Tứ thập nhị chương, Pháp Hoa, Dược Sư, Lục Tổ Đàn kinh, Kinh Di Đà, Vì sao tôi tin Phật giáo, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Phật học cương yếu, Phả Môn, Di Giáo, Kinh Lễ sáu phương. 
 
Bồ tát đề xuất “Cứu độ nhân gian cụ thể”, rồi dấn thân:
- Từ thiện xã hội: Năm 1937, tham gia cứu trợ đồng bào các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang bị lũ lụt. Năm 1943, ông lập am Tế Độ chữa bệnh Đông y cho dân nghèo. Năm 1945, Hội Tế Sinh của ông đã cứu hàng nghìn người bị đói năm Ất Dậu.
 
Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” do “Cải cách ruộng đất” Cộng sản Việt Nam gây ra, ông không van xin hay do dự, chỉ mong đem lại lợi ích cho đời; đấy là hạnh nguyện của Bồ tát vậy?!!!.
 
Cảm niệm: Thiều Chửu
  
Thiều Chửu, trừ Tây gẫm nể nang
Thương đời, lo đạo giữa trần gian
Học đường, Phật tự luôn sang sửa
Bồ tát cứu nguy, nghĩa chứa chan
.
Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo bản tin Anh ngữ của BBC, thành phố Kaesong tại Bắc Hàn là một thành phố nằm sau giới tuyến chiến luỹ phân ranh giữa Bắc Hàn với Nam Hàn
Sang Mỹ ăn nhiều bơ thịt, tạng người trẻ Việt có vẻ cao ráo gồ ghề hẳn ra, hình ảnh cô em Bắc Kỳ nho nhỏ đôi khi cũng nhạt nhòa theo với Nguyễn Tất Nhiên.
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.