Hôm nay,  

Thế nào là trật tự tự do toàn cầu (global liberal order)?

6/4/201700:02:00(View: 8610)
Thế nào là trật tự tự do toàn cầu (global liberal order)?
 
Đoàn Hưng Quốc

Brexit, Donald Trump cùng các phong trào đại chúng (populism) tại Âu Châu được xem như phản ứng của quần chúng Tây Phương chống lại quan điểm trật tự tự do toàn cầu. Nhưng cụm từ “trật tự tự do toàn cầu” dịch từ “global liberal order” có thể là một khái niệm mơ hồ vì chỉ mới phổ biến từ sau Chiến tranh Lạnh, nên người viết xin được giải thích đơn giản cho bạn đọc dễ theo dõi tin tức hàng ngày.
 

Tự do (liberty, liberal) và giải phóng (liberation) mang cùng ý nghĩa cởi trói con người để mỗi cá nhân được quyền tự do phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và mưu tìm hạnh phúc mà không bị giam hãm trong những ràng buộc [1]. Trong từng quốc gia là chống độc tài, phong kiến, bất công, toàn trị; ngoài xã hội nhắm phá vỡ các nề nếp và quan điểm hủ lậu cùng sự áp bức của tôn giáo; trên toàn cầu phát huy dân chủ và hợp tác quốc tế vì bài học từ Thế chiến II cho thấy đây là những biện pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa chủ nghĩa dân tộc cực đoan; về mậu dịch phá vỡ các rào cản thương mại để mọi quốc gia và nhân loại cùng nhau phát triển.

Trong bốn tiêu chuẩn nói trên thì chống độc tài bất công được chấp nhận rộng rãi nhất – đến mức ngay cả những chế độ nghiệt ngã cũng phải tuyên truyền rằng họ là giai cấp đại diện cho dân, vì dân.
 

Tiêu chuẩn kế tiếp nhằm phá vỡ các ràng buộc và tập quán bị xem là lỗi thời, nhưng lại va chạm đến nền tảng tôn giáo và đạo đức trong xã hội. Rất ít người ngày hôm nay còn bênh vực cho kỳ thị nam nữ hay màu da. Nhưng đòi hỏi nhà nước phải bảo vệ quyền phá thai, hôn nhân đồng tính… là đi ngược với truyền thống của nhiều dân tộc. Lối sống và quan điểm tự do phóng khoáng được chấp nhận rộng rãi trong thành phần thượng lưu trí thức (elite) vốn nắm vai trò áp đảo trong truyền thông và giáo dục, nên dần dà quần chúng phản ứng chống lại thông tin dòng chính (mainstream media) như một công cụ áp đặt kiểm duyệt tư tưởng (political correctness) lên xã hội nhằm bóp nghẹt mọi quan điểm đối nghịch biết phân biệt giữa cái tốt và xấu. Cho nên mức độ rạn nứt trong hai cánh tự do (liberals) và bảo thủ (conservatives) ở Tây Phương vô cùng sâu sắc và khó tìm ra đồng thuận.

Ra đến quốc tế dân Mỹ tin vào nền dân chủ nhưng tra vấn chính quyền Hoa Kỳ dùng quyền hạn gì áp đặt quan điểm dân chủ và tự do ra nước khác – nhất là khi chính sách lật đổ các nhà độc tài ở Iraq, Ai-Cập, Lybia và Syria mang lại tấn thảm kịch nhân loại và tình trạng bất ổn triền miên ở Trung Đông? Tại sao Mỹ phải vất vả làm sen đầm quốc tế để được tiếng (siêu cường quốc tế) mà không có miếng (mức sống của 1/3 dân chúng thụt lùi) trong khi các đồng minh Âu-Nhật-Úc-Hàn và những khu vực đang phát triển như Đông Nam Á đều trông chờ vào cánh dù che chở an ninh của Mỹ để hưởng lợi phần mình? Ở Âu Châu nhiều nước như Anh, Hy Lạp, Hung, Ba Lan tự hỏi tại sao phải đánh đổi chủ quyền quốc gia về tiền tệ, biên giới và người nhập cư để thi hành các quyết định của giới thư lại (bureaucracy) Brussel và chính sách kinh tế của Berlin? Các nước đang mở mang như Phi Luật Tân, Thái Lan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ chống lại thái độ trưởng thượng (paternalistic) của Tây Phương dạy dỗ giáo điều dân chủ và bình đẳng mà không cần quan tâm đến tình trạng an ninh bấp bênh trong từng quốc gia. Cho nên nhiều người phản đối và gọi đây là mô hình quốc tế tự do toàn trị (global liberal hegemony).
 

Cuối cùng trên lãnh vực mậu dịch, thành phần công nhân Âu-Mỹ chống đối trào lưu toàn cầu hóa khi công ăn việc làm theo đó chạy sang Đông Á. Tự do mậu dịch chỉ mang lợi cho giới tư bản quốc tế, giai cấp quyền thế và dân cư thành thị mà thiệt thòi cho nông thôn và giai cấp thợ thuyền. Trong vòng 30 năm nay nước hưởng lợi nhiều nhất là Trung Quốc, khu vực phát triển nhanh nhất là Đông Á chớ không phải Tây Phương.

Hoa Kỳ và Âu Châu đã hợp tác xây dựng trật tự tự do toàn cầu 70 năm nay từ sau Thế chiến II nhờ vào đồng thuận trong nước, nền tảng này giúp mang lại an ninh và cải thiện mức sống cho mọi tầng lớp trong xã hội Tây Phương. Nhưng thống kê cho thấy ngày nay có khoảng 30% dân chúng bị thiệt thòi và 30% hưởng lợi từ toàn cầu hóa, khoảng cách này và tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày thêm sâu rộng. Số cử tri ngang ngửa khiến Quốc hội hay Nghị viện Tây Phương trở nên tê liệt trong các tranh cãi trách móc thay vì tìm ra những giải pháp chung.
 

Cho nên dù Brexit, Donald Trump hay Marine Le Pen có thành công hay thất bại thì vết rạn nứt ở Âu-Mỹ không còn có thể bị khuất lấp cho đến khi tìm ra một sự đồng thuận mới trong xã hội.

***

[1] liberal còn được dịch là cấp tiến theo ý nghĩa thoát ly ra khỏi khuông khổ lổi thời, tức là trái nghịch với quan điểm bảo thủ (conservative)

 


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.