Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Phan Văn Hùm

23/05/201700:01:00(Xem: 6104)
PHAN VĂN HÙM 
(1902 - 1946)
   
     Phan Văn Hùm bút hiệu Phù Dao, quê làng An Thạnh, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông sinh trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ Phan Văn Hùm học tại Sài Gòn, sau ra Hà Nội học trường Công chánh, rồi đi làm tham tá công chính ở Huế.
     Đến năm 1927, ông bị thôi việc vì ủng hộ trường Đồng Khánh (Huế) bãi khóa nhân đám tang của ông Phan Chu Trinh. 
 
     Năm 1928, ông với Nguyễn An Ninh bị cảnh sát xét giấy tùy thân và bị đánh tại đấy. Ông đánh trả nên bị bắt vào khám lớn. Trong tù, ông viết cuốn “Ngồi tù khám lớn”. 
 
     Năm 1929, ông ra tù sang Pháp học tại Đại học Sorbonne, tốt nghiệp cao học triết. Thời gian ở Pháp, ông chịu ảnh hưởng Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản, an ninh Pháp lùng bắt, ông trốn về nước năm 1933. Ông hợp tác với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Tạo... xuất bản báo La Lutte (Tranh đấu), làm chủ bút tờ Đồng Nai và viết cho nhiều báo khác... 
 
     Ngoài việc viết báo, ông còn đi dạy học ở các trường trung học tư thục, trường Trung học Paul Doumer. Năm 1936, Phan Văn Hùm với Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, trúng cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Nhóm của ông đã gây một tiếng vang và có tư tưởng chống Pháp, nên chính quyền bảo hộ rất ghét. 
      Tháng Tư năm 1939, ông trúng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp loại trừ còn bắt giam và kết án đày đi Côn Đảo. 
      Đến năm 1942, được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hoà). Những ngày ở Tân Uyên, ông viết bộ Phật giáo triết học.
 
     Đầu năm 1946, Pháp muốn tái chiếm Nam Bộ, trong lúc rối ren, ông bị Kiều Đắc Thắng giết tại miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, có tin Dương Bạch Mai thuộc Đệ Tam Quốc tế giết ông chỗ đường sắt giữa ga Phan Thiết và Tháp Chàm. 
 
                Cảm niệm: Phan Văn Hùm
  
Phan Văn Hùm, Quốc-Cộng phân vân?!
Tranh đấu gian nguy, chẳng ngại ngần
Quyết chí vẫy vùng, không khuất phục
Ngậm ngùi, ai giết, chẳng lương tâm?!
 
Nguyễn Lộc Yên  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cụm từ này không phải là một phát kiến mới mẻ về mặt ngôn từ, mà thực tế đã hình thành và thai nghén từ nhiều năm nay
Nhơn chuyến đi từ Canada làm công tác Phật sự ở Cali, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu
Bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 9-12-2007, trước khuôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội, hàng trăm tiếng hô đã vang lên
Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 Tháng 12,  năm thứ 59, nhiều người thuộc Đảng Việt Tân
Là một nước nhỏ nhưng chúng ta là một quốc gia có đất đai bờ cõi đã được lịch sử phân định từ lâu, có nền văn hiến đã trở thành hồn cốt
Ngày 2 tháng 12 năm 2007, nhà cầm quyền CS Trung Hoa lại đi một bước nữa trong việc lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Ngày 2/12/2007,chi'nh phủ Trung quốc (người Trung hoa gọi là Quốc Vụ Viện) phê chuẩn quyết định thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa
Đại Hội kỳ VIII Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức tại Little Saigon (California) từ ngày 07 đến 08/12/2007 với cuộc bầu cử Tân Ban Chấp Hành
Vụ việc cô giáo dùng băng keo dán miệng cháu bé 18 tháng tuổi dẫn đến làm cho cháu bị phù não chỉ còn 1% hy vọng được cứu sống
Thứ hai 10 tháng 12 năm 2007 là Ngày Kỷ niệm Năm thứ 59 Công bố Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới Nhân Quyền. Chúng ta cùng thắp lên những ngọn nến
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.