Hôm nay,  

Dòng Nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh

05/05/201709:06:00(Xem: 11823)
Dòng Nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh
  
  • Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu 

 blank

 
Thắm thoát mà đã mười hai (12)  năm trôi qua kể từ khi nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh vĩnh viễn chia tay chúng ta, ra đi ngày 13-05-2005!

 

Tôi nghe biết đến ca sĩ Nhật Trường khi còn học theo học bậc trung học tại Việt Nam, khi mà  chiến tranh tại quê nhà lúc đó ngày càng khốc liệt hơn và từ đó tôi mới nghe và thấy nhiều bản nhạc viết về đời lính, về tình yêu của lính do anh cũng như nhiều nhạc sĩ khác như quý nhạc sĩ Y Vân, Lam Phương; Hoàng Thi Thơ, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Anh Việt Thu, Lê Minh Bằng, Trúc Phương , Phạm đình Chương, Duy Khánh, Tuấn Khanh và Hoài Linh…sáng tác. Có thể nói, trong số những nhạc sĩ kể trên thì những người thường viết nhiều bản nhạc liên quan đến đời lính chiến thời bấy giờ theo thiển ý tôi là quý nhạc sĩ Lam Phương, Y Vân, cố ca nhạc sĩ Duy Khánh. Và cũng theo nhận định riêng thì có lẽ người viết, sáng tác nhiều nhạc phẩm nhất trên lãnh vực này phải nói là cố nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh.

 

Tôi nghĩ, có lẽ một phần vì chính anh là người lính tâm lý chiến, mặt khác theo ý riêng của tôi, vì là người trong cuộc nên niềm cảm hứng và tâm trạng lúc nào cũng tiềm tàng trong tâm hồn nên anh mới sáng tác nhiều bản nhạc liên quan đến người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Và hôm nay, trong khuôn khổ bài này, xin giới thiệu dòng nhạc của cố ns Trần Thiện Thanh qua vài tác phẩm tiêu biểu liên quan đến tình yêu và người lính VNCH do anh sáng tác cũng như đôi khi do chính anh trình bày, từ cái nhìn của một người hâm mộ nhạc của Anh (nhưng thiếu khả năng về nhạc) để chúng ta có dịp cùng tưởng nhớ đến người nghệ sĩ tài hoa này.

 

Trước 1975 anh đã cho ra đời nhiều bản nhạc tình liên quan đến tuổi học trò và người lính VNCH vì hoàn cảnh đất nước chiến chinh, vì cộng sản Bắc Việt thời đó luôn tìm cách thôn tính miền Nam nên đành phải xếp bút nghiêng lên đường thi hành nghĩa vụ không ngoài mục đích bảo vệ miền Nam VN tự do cho đến ngày VNCH mất. Cũng dễ hiểu thôi vì tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên với nhiều mơ ước, lứa tuổi đong đầy kỷ niệm với những mối tình thật thơ mộng… Tuy nhiên điều làm cho tôi thích là vì Anh đã khéo léo gợi lại kỷ niệm, tình yêu vừa lên men thưở còn là học trò mà trong mỗi chúng ta ít nhiều đã có lần trải qua. Xin mời quí vị nghe tâm sự của NT qua những lời hát nhẹ nhàng nhưng đong đầy ý nghĩa của tuổi thơ với bản nhạc Tâm sự người lính trẻ:  

                                                                                                                                                                              

Từ khi anh thôi học, lòng thương biết mấy cho vừa
Từ khi ta cách trở, kỷ niệm chưa xóa bao giờ
Cầu xin tóc em còn màu xanh
Xin má em vẫn hồng, và môi em vẫn nồng
Đại đương tình yêu dâng cao sóng
Xin về ngập tràn lòng chúng mình chờ mong.
Tình kia vừa nhen tin đôi lứa

Xin hẹn một lời dù chỉ một lời thôi!

 

Có những lúc vì hoàn cảnh chinh chiến không cho phép, chàng trai đã để người yêu hoài công đợi chờ. Người con gái Việt Nam, bản tính vốn thùy mỵ nên nhẹ nhàng trách móc:

 

Anh dặn em cuối tuần, chờ nhau nơi cuối phố.
Biết anh thích màu trời, em đã bồi hồi chọn màu áo xanh.
Chiều thứ bảy người đi, sao bóng anh chẳng thấy.
Rồi nhẹ đôi gót hài, chiều nghiêng bóng dài, áo em dần phai.

            (7 Ngày đợi Mong)

 

Cố nhạc sĩ TTT đã thay cho những người lính để nói cho người "khác phái" biết rằng lính không phải là những người trai chai đá. Lính cũng có con tim và cũng biết rung động như bao chàng trai khác, hãy nghe nhạc sĩ Nhật Trường (NT) bày tỏ:

 

Ai nói với em lính không sầu nhớ
Không có trái tim đắm say mộng mơ …

Khi lính đã yêu bướm ghen tình thắm
Muôn kiếp vẫn yêu nói chi ngàn năm
Khi lính đã yêu rừng tàn núi lở,
Tình còn vững bền muôn thuở
Bao la như lòng đại dương

                        (Ai Nói Với Em)

 

Anh cũng đã giải thích hộ cho những người bạn vì lý do này hay lý do khác đã mang nghiệp lính như chính mình nếu có lúc dừng chân ngồi viết thư cho gia đình, người yêu với bao nồng nàn chất chứa:

 

Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước dâu em.

Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.

Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay

Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.

            (TìnhThư của Lính)

 

Chúng ta ít nhiều cũng có bạn bè, người quen lối xóm hay thân nhân "thi hành bổn phận" người công dân thời VNCH mục đích bảo vệ miền Nam Tự Do trước "âm mưu thôn tính" của những người tuy cùng giòng máu từ phương Bắc nhưng theo chủ nghĩa cộng sản. Đời binh nghiệp dầm mưa dải nắng, rày đây mai đó. 

 

Đời lính bôn ba nơi chiến trận, số phận có thể nói như chỉ treo mành. Nhật Trường có lẽ nhận thức được 1 điều là sợ làm khổ vợ con hay người yêu vì thế chọn kiếp sống "độc thân" cho nên đôi khi dù muốn... nhưng rồi lại thôi, gói trọn tình yêu hết sức chân tình và cân nhắc:

 

Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh thảo rồi, anh lại xé em ơi
Bởi không muốn thấy người yêu nhỏ bé
Một sớm nào, thành góa phụ ngây thơ
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới,
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi
           
(Góa Phụ Ngây Thơ)

 

Vì mang trách nhiệm của ngưới lính lo gìn giữ an ninh trật tự cho hậu phương cũng như lo bảo vệ quê hương thời đó nên lắm khi người lính chỉ được nghỉ phép ngắn hạn. Chúng ta đã biết Trúc Phương qua bản nhạc 24 giờ phép. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (TTT) đi xa hơn một tí, đã diễn tả ngày phép của người lính tình tứ hơn. Hãy nghe TTT thầm thì, mơ ước qua bản nhạc Không Bao Giờ Ngăn Cách:

 

Anh về với em,

như chim liền cánh như cây liền cành.
Như đò với sông,

như nước xuôi giòng vào lòng biển xanh.
Em ơi trăng còn sáng nên tình yêu vẫn còn mang,
Em ơi sương còn xuống nên tim côi mong sưởi ấm.
Ta xa nhau lâu rồi,

ta mong nhau lâu rồi, gần nhau đêm nay thôi...

 

Nhớ khi còn đi học, nhà trường thường thực hiện chiến dịch „Em hậu phương, Anh tiền tuyến“ hay ủy lạo người lính VNCH hy sinh cuộc đời để bảo vệ và duy trì an ninh cho đồng bào, để chúng tôi nói chung được an tâm học hành. Lũ con trai chúng tôi thì đâu biết thêu may gì nên đóng góp trên nhiều lãnh vực khác như vẽ tranh, mua quà gởi tặng. Riêng mấy cô, mấy chị phái nữ thì thi đua thêu vá gởi tặng những người anh lính chiến không hề quen biết. Tình cảm đong đầy giữa hậu phương và người lính đang xông pha nơi chiến tuyến đã được TTT gói gấm trong bản nhạc sau đây. Qua lời nhạc anh đã phản ảnh rõ nét tình cảm của người em gái hậu phương và đặc biệt, tâm tình của người yêu âu yếm gởi cho người tình miền xa:

 

Có người con gái, đông về đan áo ấm ra xa trường
Ước mơ không nhiều, mong niềm vui bé đến phương trời xa
Ai đi trong giá lạnh chẳng nghĩ chuyện người đan áo
Một vừng trăng xẻ bóng chia đôi
Áo đan chưa rồi, lỡ mưa đông về giá lạnh người đi.
Mỗi mùa đông đến, đem từng cơn gió rét run vai gầy
Những ai âm thầm gom đầy nhung nhớ viết lên thành thơ
Trong tâm tư áo dệt bằng những giòng lệ yêu dấu
Tặng người yêu lạnh giá đêm thâu
Đã thương nhau rồi, mấy ai không ngồi đan mộng từng đông
.

(Chuyện Tình Người Đan Áo)                                            

Ước mong quê hương không còn chiến tranh cũng là tâm trạng của ns Nhật Trường (NT). Nhưng sự mong ước của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không ủy mỵ và ru ngủ như đã được thể hiện qua một số nhạc sĩ phản chiến thân cộng thời bấy giờ. NT đã tế nhị hơn khi diễn tả tâm trạng mình, tâm trạng của một người lính VNCH. Anh đã nhẹ nhàng thố lộ cùng người yêu:

 

Hẹn em khi khắp nơi yên vui
Mùa xuân ngày đó riêng đôi mình
Phút giây mộng mơ nâng cánh hoa mai
Nhẹ rớt trên vai đầy, hồn chơi vơi
Ngỡ giữa xuân vàng, dáng em sang

            (Đồn Vắng Chiều Xuân)

 

Và ước mơ quê hương thanh bình có lẽ cũng là mơ ước chung của những người lính thời đó như anh để cho các đôi tình nhân gặp lại nhau và có dịp sống lại khoảng đời đã mất. Hãy nghe Trần Thiện Thanh tâm sự qua bản nhạc “Lời tình viết vội“:

           

       .... Em anh yên lòng an phận người thương chờ mong …
Mai đây thanh bình trở lại đời vui thắm thêm
Anh xin vì em đáp lời nhung nhớ...
Nâng niu hồn em bằng trăng đắm say...
Cỏ hoa chất đầy thuyền về bến mộng...
Trên vùng yêu đương kết nụ tầm xuân...

 

Tình ca là một chủ đề lớn, là nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều bài hát. Rất nhiều nhạc sĩ đã viết ca khúc liên quan đến tình yêu, có thể do óc tưởng tượng phong phú hay diễn tả chính tâm trạng của mình, chẳng hạn như Tình Ca Ngô Thụy Miên hoặc những bản nhạc tình do các nhạc sĩ tên tuổi Lam Phương, Phạm mạnh Cương, Nguyễn hữu Thiết ..v.v… sáng tác.

 

Nhạc tình nói chung dễ được mọi người đón nhận vì nó phản ảnh đúng thực trạng xã hội. Riêng cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh thì như chúng ta biết đã nỗi tiếng qua những bản nhạc lính do anh sáng tác trước năm 1975, nhưng trên phương diện „Tình Ca“ anh cũng chẳng chịu nhường bước những nhạc sĩ khác.

 

Người nhạc sĩ đa tài TTT cũng đã mượn ý Xuân để diễn tả tình yêu và Anh đã làm nên bản nhạc tình thật dễ thương. Anh chàng ôn lại kỷ niệm xưa, tỏ tình và kín đáo dặn dò:

 

            Chuyện xửa chuyện xưa. Chuyện từ Xuân trước, Xuân nay chưa nhòa.

            Anh nói  em nghe, thương em từ lúc hoa chưa mặn mà.

            Cầu cho mùa Xuân, nồng nàn lên má em tôi đợi chờ.

                        (Đám cưới đầu Xuân)

 

Tình yêu đôi khi là trái đắng. Vì yêu nên lắm khi đôi uyên ương hờn giận, trách nhau là chuyện không tránh được. Chúng ta hãy nghe Nhật Trường tìm lời an ủi người đẹp, tuyệt vời lồng vào đó lời thú tội của anh chàng chỉ muốn chung thủy với người yêu, làm sao mà nàng không rung động được khi nghe:

 

Ô hay, mắt ngọc lại buồn hay sao??
Khi anh đã nguyện một đời yêu em
Dù cho nét son môi phai mờ
Dù cho mắt xanh kia hững hờ
Và dù năm tháng phôi pha.

 (Chờ Đông của NS Trần Thiện Thanh)

 

Vâng, khi đã vướng vào đường tình, khi đã yêu thì người ta hay mơ mộng. Họ nhớ thương và đếm từng ngày giờ trôi qua, nhất là khi đôi uyên ương hẹn hò gặp gở để rồi mang nỗi thất vọng ê chề nếu người yêu lỗi hẹn, không đến!. Tâm trạng này đã được TTT diễn tả như sau:

 

Hẹn chiều nay mà sao không thấy em
Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm.
Chiều mù sương hay mù khói thuốc anh?
Em không lại anh nhủ lòng sao đây?

(Chuyện Hẹn Hò )

 

Tình yêu làm cho "anh chàng" xây nhiều mộng ước thầm kín. Mong tìm nơi để xây tổ ấm cũng là chuyện thường tình. Hãy nghe ước mơ và tâm trạng của Nhật Trường được giấu kín trong bản nhạc với tựa đề Lâu Đài Tình Ái:

 

Anh sẽ vì em làm thơ tình ái.
Anh sẽ gom mây kết hình lâu đài.
Đợi chờ một đêm trăng nào tới,
đợi chiều vàng hôn lên làn tóc,
đợi một lần không gian đổi mới,
đón hai đứa chúng ta mà thôi...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không những viết tình ca học trò của mùa Hè nắng ấm, cũng không chỉ viết để ca ngợi tình yêu khi Xuân về hoa nở. Nhật Trường còn viết nhạc diễn tả tình yêu vào Đông. Hãy nghe tác giả tự bộc lộ tâm trạng:

 

Trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi
Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới.
Đêm chia ly em về, đường khuya em bật khóc ...
Anh xa em thật rồi, làm sao quên mùi tóc
Em hỡi em, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian

            (Mùa Đông Của Anh)

 

Một đặc điểm khác, Ns Trần Thiện Thanh đã kết hợp được tình yêu quê hương và mượn giòng nhạc, lời hát để gởi gấm cảm nghĩ của Anh. Cái hay của người nghệ sĩ tài ba này là anh diễn tả nét đẹp quê hương qua lời nhạc nhưng cũng không quên lồng vào khung ảnh đó hình bóng dễ thương của người yêu, của người con gái miền Nam chất phát:

 

Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần

Về Sóc Trăng một ngày ca điệu lâm thôn

Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều

Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm    

Qua bến Bắc Cần Thơ
Nhớ kỷ niệm xưa nông xuồng đêm trăng tỏ
Em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon

                   (Chiếc Áo Bà Ba)

 

Bản nhạc „Anh không chết đâu Anh“ viết tưởng nhớ cố Đ/U Nguyễn văn Đương được chọn làm chủ đề của cuốn băng DVD Asia 50. Tôi đã nghe quảng cáo khá lâu rồi nhưng (cho đến nay) chưa có cơ hội mua để thưởng thức và làm kỷ niệm. Chỉ biết cuốn DVD trên vinh danh cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là người ca nhạc sĩ đã sáng tác nhiều bản nhạc viết về cuộc chiến, về những anh hùng đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do.

 

Những bài tình ca, bản nhạc do Trần Thiện Thanh sáng tác hàm chứa màu sắc chiến chinh đã đi sâu vào lòng những người lính VNCH như Người ở Lại Charlie, Phá Tam Giang, Rừng Lá Thấp, Người Yêu Của Lính, Tâm Sự Người Lính Trẻ, Đồn Vắng Chiều Xuân, Tưởng Người Chết Đi, Chuyện Một Người Đi, Hoa Trinh Nữ, Tạ Từ Trong Đêm, Hãy Trả Lời Anh, Tình Có Như Không, Chân Trời Tím, Biển Mặn, Bóng Nắng, Biển Mù Sương, Đầu Năm Đi Lễ v.v…

 

Ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh tuy xa lìa chúng ta nhưng Anh đã để lại những bài ca rất giá trị, đặc biệt viết về người lính VNCH, vốn từng là bạn bè hay cấp chỉ huy của anh, về tình yêu của người lính.

 

Tôi chỉ trích dẫn một số nhạc tình của nhạc sĩ Nhật Trường và vài bản nhạc lính trong khuôn khổ bài này. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua những bài Tình Ca được trích dẫn do người lính dù tâm lý chiến Trần Thiện Thanh sáng tác cũng đủ cho chúng ta thấy rằng "Dòng Nhạc" của cố Nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh rất phong phú và đa diện.

 

  • Lê-Ngọc Châu

 

  •  (Nam Đức_Tháng 05.2017, nhân ngày giỗ 12 năm của cố Nhạc sĩ  Trần Thiện Thanh)
  • Xin giới thiệu vài bản nhạc của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có nhắc đến trong bài (một số nhạc phẩm do chính tác giả trình bày). Mời thưởng thức theo đường Link đính kèm!

# Chiếc Áo Bà Ba - Mỹ Lan, Nhật Trường

https://www.youtube.com/watch?v=WA5_JexDEbg

# Lâu Đài Tình Ái & Chuyện Hẹn Hò

 

https://www.youtube.com/watch?v=FbaYHGmRIuY

 

# Đám cưới đầu Xuân - Nhật Trường

 

      https://www.youtube.com/watch?v=rte9L6RYi9c

 

# Đồn Vắng Chiều Xuân - Tác Giả - Trần Thiện Thanh (Nhật Trường)

 

      https://www.youtube.com/watch?v=Msz14d1IGG0

 
# 7 Ngày Đợi Mong - Khi Người Yêu Tôi Khóc - Băng Châu & Nhật Trường

https://www.youtube.com/watch?v=EEU2ICHJhAI

# KHÔNG BAO GIỜ NGĂN CÁCH ( THANH LAN-NHẬT TRƯỜNG )

      https://www.youtube.com/watch?v=yopFzTz5zGc

# Tình thư của lính - Nhật Trường

https://www.youtube.com/watch?v=DGgDD33xztc 

# Nếu em Không là người yêu của lính Hoàng Oanh, Trần Thiện Thanh

https://www.youtube.com/watch?v=XLVGS229pEg

# Rừng lá thấp - Nhật Trường

 

https://www.youtube.com/watch?v=QH4uWxSvBFg

 

* LNC_ (Ger_Tháng 05.2017 _ Links sưu tầm từ Internet)

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.